Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của nhân loại. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, nhờ có rừng mà một số loài động vật, thực vật còn có thể tồn tại đến ngày nay. Rừng cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển ngành du lịch. Rừng có nhiều lợi ích như thế, nhưng.... hiện nay rừng như thế nào? Hiện nay, diện tích rừng ngày càng giảm do khai thác một cách bừa bãi. Không những thế lượng lâm sản ngày càng tăng, song một số loài cây lớn đã tuyệt chủng. Khi diện tích rừng giảm đồng nghĩa với việc đất bị trôi, bạc màu, đất giữ nước kém, đất thoái hóa trầm trọng. Vì thế chúng ta cần làm gì? Để khắc phục điều này chúng ta cần phải khôi phục rừng bằng nhiều biện pháo khác nhau: trồng rừng, hạn chế khai thác rừng một cách bừa bãi,...
Hậu quả của việc tàn phá rừng
+làm cho đất bị bạc màu, tăng khả năng xói mòn đất làm đất dễ bị rửa trôi.
+gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khì hậu
+làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.
vai trò hiện chưa kể hết được!
Rừng là tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban lại cho con người. Tuy thế, rừng cũng là tài nguyên có hạn nên chúng ta phải biết cách khai thác rừng một cách hợp lí. Rừng có nhiều vai trò quan trọng đối với con người, cung cấp bóng mát, ôxi, là nơi giữ nước, phòng chống lũ lụt. Khi ta khai thác đi một cây rừng cũng là lúc ta phải lập tức trồng ngay vào đó một cây rừng mới để nó phát triển và phát huy vai trò của mình. Nếu không làm được như thế, con người ta cứ phá rừng thì chắc hẳn một ngày nào đó chúng ta sẽ phải trả giá đắt.
tài nguyên rừng của nước ta rất phong phú về số lượng và chủng loại. Hiện nay,ở nhiều nơi, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng.
Rừng là vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta ngày nay. Biết giữ gìn rừng là biết giữ gìn chính bản thân ta. Rừng là gì? Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội. Nếu chúng ta tàn phá rừng, thì sẽ gây ra hậu quả cực kì nghiêm trọng. Chặt phá rừng thì bão cát sẽ tràn tới, luc lụt kéo đến, phá tan và cuốn trôi đi nhà cửa, con người, động vật, là do ai? Do chính tay con người tạo dựng. Nếu không có rừng chúng ta có lẽ đã chết vì không có khí O2 để hô hấp. Vì những lí do trên nên chúng ta cần phải xây dựng nền tảng rừng hợp lí. Trồng rừng đầu nguồn để chống những cơn lũ quét tràn xuống, tuần tra, bảo vệ rừng, trồng cây ở đường phố, khu dân cư giúp con người hô hấp đều đặn, trồng rừng ở ven biển sẽ ngăn chặn nước biển dâng, ngăn chặn ngập mặn. Tất cả đều phải phủ một màu xanh tươi của rừng. Giáo dục ý thức bảo vệ rừng. Rừng là lá phổi xanh của nhân loại.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho loài người chúng ta.Tuy nhiên,rừng cũng là một nguồn tài nguyên có hạn nên loài người phải biết khai thác một cách hợp lí.Như chúng ta đã biết,thành phần chính của rừng là cây xanh,mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống của con người.Không chỉ đơn thuần là tạo bóng mát,làm đẹp cho phố phường mà hơn hết cây xanh còn làm điều hòa khí hậu,giúp con người chống lại được những thiên tai,thảm họa.Không những thế rừng còn là nơi du lịch sinh thái vô cùng lí tưởng bởi vẻ đẹp hoang sơ,mộc mạc mà khó nơi nào có được.
Hiện nay,nhiều người chỉ vì lợi ích của bản thân mà không ngưng tay khai thác rừng một cách bừa bãi mặc dù hằng ngày,hằng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn luôn luôn tuyên truyền rộng rãi về ý thức bảo vệ môi trường để giúp môi trường xanh-sạch-đẹp.Họ chỉ biết khai thác mà không hề nghĩ đến việc mà họ làm đang khiên mẹ thiên nhiên đâu đớn và khổ sở biết nhường nào.Hằng ngày,mẹ luôn gào khóc và van xin sự giúp đỡ từ con người chúng ta trong vô vọng.Con người là nguyên nhân chính khiên môi trường từng ngày cành suy giảm như ngày hôm nay.Tại sao thay vào hành động vô ý thức kia không phải là hành động mà tất cả mọi người đều cảm thấy thán phục:đó chính là rồng rừng.trồng rừng để những tán cây xanh ngày càng vươn cao và to lớn hơn để bù đắp phần nào những mất mác và đau đớn mà "rừng"đang chịu.Còn riêng về phần chính bản thân mình-chúng ta-những học sinh hãy cố gắng hết sức để tuyên truyền cho mọi người dân địa phương mình cách khai thác rừng hợp lí,và cả cách để cùng chung tay với đồng bào cả nước bảo vệ lá phổi của Trái Đất.
Mk ms vừa nghĩ ra mong các bn hk chê.HÌ HÌ
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nếu rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến các hậu quả như: gây sạt lỡ đất, tạo lũ lụt, tạo khí độc hại trong không khí,... Là một học sinh, em sẽ tuyên truyền cho m.n về tác hại của rừng, và khuyên mọi người trồng rừng.
Học tốt nhé!! ^^
Bác Hồ đã có lần nói đất nước ta là rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu; ấy thế mà ngày nay, rừng không còn là kho vàng nguyên vẹn nữa, mà đang bị vơi dần, cạn kiệt dần, bởi bàn tay con người tàn phá. Quả là một sự thực rất đau lòng. Thân bài 1.Vai trò của rừng, của cây xanh đối với con người a. Ngay từ khi con người đang ở trong xã hội nguyên thủy, chủ yếu kiếm sống bằng săn bắt hái lượm, thì rừng đã thành môi trường, ngôi nhà, nguồn sống của họ. Rừng cung cấp cho họ thực phẩm hàng ngày. Rừng là nguồn cung cấp củ, quả để con người tồn tại và phát triển, tiến hóa từ nguyên thủy đến văn minh. b. Trong suốt trường kì lịch sử chống ngoại xâm, rừng ngoài việc cung cấp một phần thực phẩm, lương thực, còn cùng con người tham gia đánh giặc. Đúng như Tố Hữu đã viết “Nhớ khi giặc đến giặc lung Rừng cây núi đá, ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày, Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù.” Rừng Tây Nguyên, Tây Bắc đã cùng con người đứng lên để viết nên những chiến công sông Lô, Điện Biên, An Khê, Đồng Tháp oai hùng (oanh liệt). c. Ngày nay, xã hội bước vào thời kỳ hiện đại hóa, chất thải công nghiệp đã làm mất cân bằng sinh thái, gây nên hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ô dôn đẩy con người đến thảm họa diệt chủng. Trong bối cảnh đó, rừng đã trở thành vị cứu tinh của con người. Với chức năng hấp thụ khí cacbonic và nhả dưỡng khí oxi, rừng đưa lại sự sống cho con người, làm cân bằng sinh thái, biến trái đất thành ngôi nhà xanh- sạch- đẹp cho con người. Rừng cung cấp cho chúng ta biết bao loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu và nhiều dược liệu quan trọng để chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ cho con người như: sâm, quế, sa nhân, tam thất Rừng có tác dụng phủ xanh đồi trọc, chống xói mòn, làm cho khí hậu điều hòa, mưa nắng phải thì, hạn chế thiên tai. Chưa kể rừng còn là nơi bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm như: tê giác, bò tót, voi, gấu, sao la, hổ, 2.Tình trạng chặt phá rừng Thế mà ngày nay, con người vì nông nổi, vì thiếu văn hóa, vì hám lợi mà đã chặt phá rừng không thương tiếc để lấy gỗ bán, lấy đất làm hàng hóa, trồng ngô, trỉa lúa, nuôi tôm Những kẻ phá rừng ấy được nhân dân đặt cho cái tên: “lâm tặc”, nghĩa là những tên giặc rừng. Vì bọn chúng mà hàng ngày, hàng giờ những cánh rừng Tánh Linh đang hấp hối phải lên tiếng kêu cứu. Vì bọn chúng mà những khu rừng Lạng Sơn, Quảng Nam, rừng quốc gia Cát Tiên đang bị triệt hại một cách dã man. Chúng phá rừng đốt rừng là đốt lá phổi của chúng ta, là giết màu xanh, sự sống thiêng liêng của nước ta. 3.Hậu quả Vì những cánh rừng đang bị thu hẹp lại bởi bàn tay của bọn “lâm tặc” bất nhân mà dẫn đến hậu quả mất cân bằng sinh thái, thiên tai, lụt lội, hạn hán, bão tố xảy ra liên miên và bất thường, trái đất không còn là ngôi nhà bình yên nữa. Hàng năm nhân dân ta phải gánh chịu biết bao tổn thất. Chỉ riêng năm 2008, theo thống kê của Chính phủ: nước ta đã mất hơn 1.300 tỷ đồng và trên bốn trăm (400) người bị chết do thiên tai. Đúng là một con số biết nói làm nhức nhối triệu triệu trái tim của những người lương thiện 4.Trách nhiệm của tuổi trẻ chúng ta Trước thực trạng ấy, chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn ngay bàn tay tàn bạo của bọn lâm tặc. Phải tích cực tham gia trồng rừng, phủ xanh đồi trọc, cần tuyên truyền cho mọi người, từ trẻ em đến người già hiểu rõ lợi ích của rừng
1.
Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa. trứng). Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm. lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
3.Vật nuôi đặc sản : lợn Móng Cái - Quảng Ninh
gà Đông Tảo - Hưng Yên
lợn Mường - Hòa Bình
dê núi Ninh Bình
bò tơ Củ Chi
..............
Khác với vật nuôi thường vì :
_ Vật nuôi đặc sản có chất lượng cao
_ Được sử dụng làm nguyên liêu chế biến món ăn đặc sản và được nhiều nhười ưa thích
_ Vật nuôi đặc sản có giá bán cao hơn nhiều lần so với vật nuôi thường
4.
Hậu quả : - Lớp đất màu mỡ bị rửa trôi.
- Khí hậu thay đổi.
- Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng
-Lũ lụt đến nhanh do không có gì ngăn cản
-Dễ bị ô nhiễm môi trương do không có cây xanh
-Cây xanh góp phần điều hòa khí hậu nên sẽ làm cho khí hậu bất th`
-Ô nhiễm nguồn nước và đất
-Làm nhiều động vật bị mất chỗ ở
-Mất thức ăn và ôxi cho động vật
Vai trò : _ Tuyên truyền
_ Trồng rừng mới
_ Tuần tra rừng
_ Ngăn chặn và bảo vệ được rừng
Hihi , tham khảo tạm nhé , câu 3 mink không biết làm
Tham khảo nha em:
Biện pháp:
+ Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng.
+ Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép.
+ Chủ rừng và nhà nước phải có kế hoạch phòng chóng cháy rừng
Mục đích:
- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật và đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất.
- Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.
Tham khảo
Phải bảo vệ rừng vì:
Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.
Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.
* Các biện pháp bảo vệ rừng:
- Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng... Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp. Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rùng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành ngày 19-8-1991.
- Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phai có kế hoạch và biện pháp về : định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
- Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
- Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng : thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.
tham khảo
– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta: + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. + Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất. + Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.
REFER
– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta:
+ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
+ Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất.
+ Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.
1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng. Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.
3- Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch... Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, sản xuất nông nghiệp.
Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư.
4- Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; ranh giới lâm phận quốc gia và ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng. Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng vào năm 2018. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI.
5- Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định); dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng.
6- Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Những cánh rừng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang bùng nổ, tăng trưởng gấp đôi với kim ngạch đạt 9 tỉ đô-la Mỹ trong giai đoạn 2012-2018. Mặc dù tạo thêm được việc làm và cải thiện cuộc sống của hàng nghìn chủ hộ rừng lớn nhỏ cùng các cộng đồng địa phương, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam đã ảnh hưởng rõ rệt đến việc quản lý và bảo vệ rừng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với các quốc gia láng giềng như Lào và Campuchia. Thêm vào đó, sự phát triển của nông nghiệp cũng đe dọa các khu rừng nguyên sinh bên trong và xung quanh các khu vực bảo tồn, phá hủy sinh cảnh quan trọng của các loài hoang dã và làm suy thoái giá trị các hệ sinh thái quý giá của chúng ta như nước ngọt và không khí sạch.
Còn các biện pháp bảo vệ rừng nữa đâu bạn?