K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
18 tháng 4 2018

Gợi ý:

a. Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Tác dụng: "Áo chàm" là hình ảnh hoán dụ chỉ những đồng bào miền núi tiễn cán bộ về xuôi. Hình ảnh này gợi ra sự thấp thoáng của bóng hình những người dân, sự lưu luyến, chia xa của cuộc tiễn biệt.

b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

Câu văn sử dụng phép nhân hóa, cho thấy sức mạnh và sự gắn bó của tre với người dân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Câu tục ngữ sử dụng phép ẩn dụ, hàm ý: sống ở môi trường xấu thì sẽ bị ảnh hưởng, sống ở môi trường tốt thì sẽ tốt lên.

d. Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Câu ca dao sử dụng biện pháp so sánh, so sánh công cha, nghĩa mẹ (trừu tượng) với núi Thái Sơn, trong nguồn chảy ra (cụ thể, lớn lao, vĩnh hằng). Câu ca dao nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ và nhắc nhở con phải biết ơn, ghi lòng tạc dạ những công lao ấy.

e. Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Câu thơ sử dụng:

+ phép nhân hóa "mồ hôi đổ" nhằm nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân để làm ra được lúa gạo.

+ phép nói quá "sáng cả đồi nương" nhằm nhấn mạnh những thành quả lao động mà người nông dân gặt hái được.

g. Những cái đó còn cám dỗ tôi hơn là cái quy tắc về phần tử.

Câu văn sử dụng phép so sánh hơn, nhằm nhấn mạnh sức hút, sự hấp dẫn của "những cái đó".

h. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Câu thơ sử dụng phép ẩn dụ ở từ "mặt trời". Mặt trời trong câu thơ thứ 2 để chỉ Bác Hồ. Ý nói Bác là nguồn sống, nguồn sức mạnh soi sáng con đường giải phóng cho dân tộc.

k. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy cả khoeo chân. 

Câu văn sử dụng phép nhân hóa, miêu tả điệu bộ, sự dễ thương của con vật.