Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)
a) Khi cần biểu đạt một điều gì đó (một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ...) cho người khác biết thì ta dùng ngôn ngữ nói hoặc viết (có thể một câu hoặc nhiều câu).
b) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ, nguyện vọng, tình cảm của mình 1 cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu phải dùng văn bản để biểu đạt thì mới đảm bảo cho người khác hiểu được đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm của mình.
c) Câu ca dao này được sáng tác nhằm khuyên nhủ con người, với chủ đề giữ chí cho bền.
- Về luật thơ, vần (bền - nền) là yếu tố liên kết hai câu 6 và 8.
- Về ý nghĩa, câu 8 nói rõ giữ chí cho bền là thế nào: là vững vàng, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng.
- Quan hệ liên kết ý ở đây là giải thích, câu sau làm rõ ý cho câu trước.
- Câu ca dao này là một văn bản.
a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.
b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.
c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.
+ Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.
+ Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.
+ Ca dao cũng được coi là một văn bản.
d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc
e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.
"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Vẫn là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.
Tham khảo!
Qua câu ca dao, chúng ta càng thấm thía thêm về công lao sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ đối với mình. Hình ảnh cha mẹ thật thiêng liêng, cao cả nhưng cũng thật bình dị, gần gũi, thân thương. Câu ca dao vừa ca ngợi công ơn trời bể của cha mẹ, vừa là một lời khuyên cho ta nhớ và trân trọng những công ơn to lớn đó.
a, Lục bát
b, Gia đình
c, Nhân hoá
d, Anh em hoà thuận thì bố mẹ vui lòng
đ, Rất quan trọng
đ) quan trọng vì gia đình là nơi ....
còn mấy câu còn lại thì hăm bik ( nói ra là lười )
a) Từ "chí" ở đây có nghĩa là ý chí, nghị lực và một lập trường kiên định trước sau như một.
b) Bài ca dao trên sử dụng phương thức biểu đạt: Tự sự
- Nhằm khuyên răng, khuyên nhủ con người
c) Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.