K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2018

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nghèo mà không có con. Hai người khấn vái hết đền này đến chùa khác, mãi sau mới sinh được một mụn con trai. Thằng bé lớn lên như thổi. Nhưng càng lớn hắn càng ăn rất tợn: bung kia, chảo nọ nấu lên bao nhiêu cũng vơi. Hai vợ chồng cố sức làm lụng để nuôi con nhưng không nuôi nổi. Trong nhà có vật gì đáng tiền, họ đều bán sạch để cho con chèn dạ dày. Sau rồi họ nghĩ chỉ có cách cho con đi tha phương cầu thực thì mới đỡ khốn vì nó. Một hôm người cha gọi con lại bảo rằng:

- Nay con đã khôn lớn mà cha mẹ thì gần đất xa trời, yếu đuối không làm gì sinh lợi được nữa. Ngày xưa lúc nhà ta còn khá giả, có cho hoàng đế Trung-quốc vay vàng và bạc đến hơn 70 vạn lạng. Bây giờ con tìm cách sang bên đó đòi lấy mà ăn.

Nghe nói, người con vâng lời đi ngay. Chàng cứ dọc bờ biển đi lần về phương Bắc. Một hôm đến một xứ kia, bỗng gặp một người khổng lồ đang tát biển, anh chàng tiến lại, hỏi:

- Anh làm gì đấy?

Khổng lồ đáp:

- Tôi tát cho cạn biển, để tìm vàng ngọc ở dưới đó.

- Sức lực một mình làm sao mà tát cạn được.

- Ta có sức khỏe không ai bì kịp. Không tin anh cứ thử lại xách cái gầu của ta xem.

Nhưng khổng lồ lấy làm lạ vì thấy hắn cũng nhấc nổi cái gầu của mình, bèn mời về nhà kết nghĩa anh em. Anh chàng bèn rủ: - "Anh hãy đi theo tôi đòi nợ vua Trung-quốc lấy tiền ăn tiêu ngay, còn như tát biển thì chờ lúc nào về sẽ tiếp tục". Khổng lồ nghe bùi tai liền cùng nhau ra đi.

Một hôm, họ đi đến một hòn núi. Thấy một anh chàng trẻ tuổi đang ngồi trên một tảng đá lớn có vẻ nhàn hạ, hai người tiến đến hỏi hắn làm gì mà ngồi đây. Hắn đáp:

- Tôi ngồi đây thỉnh thoảng lại thổi một hơi làm cho gãy cây ngã cối đưa về làm củi!

Nghe nói lạ, hai người bảo anh làm thử cho xem. Quả nhiên hắn vừa phùng má thổi một hơi thì cây cối ở trước mặt tự nhiên ngã rạp xuống như bị một trận bão nặng nề. Hai người bảo anh rằng:

- Bác có tài như thế nào không đi khắp thiên hạ làm cho nổi tiếng một phen, chứ lại sống chui rúc ở xó rừng này làm gì? Thôi! Bác hãy cùng với chúng tôi đi đòi nợ vua Trung-quốc ngó chừng còn thú vị hơn ở đây!

Anh chàng nghe nói bằng lòng ngay. Rồi đó cả bọn cùng lên đường.

Mười ngày sau, bọn họ lại đến một khu rừng khác. Thấy từ trong rừng sâu bước ra một người cao lớn vai gánh một đôi voi đi như bay, cả bọn kính phục vội gọi giật lại, hỏi:

- Bác gánh voi đi đâu thế?

- Tôi hằng ngày vào rừng tìm voi mà bắt. Bắt được con nào thì trói giò lại gánh về để cho rữa thịt lấy một hai cây ngà bán kiếm tiền ăn tiêu.

Cả bọn bảo:

- Thôi! Sức khỏe như thế thì tội gì cặm cụi trong rừng như thế cho khổ. Hãy đi với chúng tôi đòi nợ vua Trung-quốc về chia nhau đi?

Nghe nói anh chàng vừa ý vội bỏ voi lại nói:

- Ừ, thì đi.

Đến kinh đô Trung-quốc, bốn chàng tìm vào hoàng cung. Một toán lính gác cổng cản lại không cho vào. Cả bọn nổi xung lên, nói:

- Chúng ta sang đây đòi nợ chứ có phải đi chơi đâu mà không cho vào.

Và họ toan giã cho chúng một trận, nhưng anh chàng ăn khỏe càn lại rồi biên một bức thư đòi nợ, bảo tên lính đem vào cho vua. Hoàng đế Trung-quốc đọc xong lấy làm lạ, liền sai một viên cận thần ra xem thử người nào mà to gan đến thế. Viên cận thần ra một lát trở vào tâu rằng:

- Có bốn tên dị hình dị dạng ở nước An-nam sang, đưa nào cũng quyết đòi được nợ mới về. Chúng nó toan đánh cả lính.

Hoàng đế nghe nói không vui, nhưng cũng truyền dọn yến đãi đằng tử tế trước khi gặp họ.

Bốn chàng được mời vào phòng riêng ăn uống nghỉ ngơi trong vài ba ngày. Nhưng họ ăn uống hung quá đến nỗi qua ngày thứ ba, mấy viên quan trông nom về ngự thiện phải vào báo cáo với vua rằng kho thức ăn của hoàng đế vì tiếp đãi bốn người khách lạ đã vơi hết già nửa. Hoàng đế nghe nói giật mình, vội bảo mấy viên đại thần tìm cách ám hại họ đi cho khỏi phiền. Người ta được lệnh mời bốn anh chàng đi thuyền chơi hồ, rồi nhè lúc thuyền ra giữa hồ thì đánh đắm cho chết đuối tất cả.

Quả nhiên bốn anh em không ngờ sa vào mưu trí bị chìm xuống nước. Nhưng giữa lúc nguy cấp thì anh chàng khổng lồ đã nắm lấy chiếc thuyền như một chiếc gầu rồi tát lấy tát để. Chỉ trong một chốc đáy hồ khô cạn, cứu được ba bạn khỏi chết đuối.

Thấy họ sống yên lành, hoàng đế tức giận, vội sai dọn yến khoản đãi, rồi chờ lúc họ no say mới sai mấy đội quân xông vào vây chém. Hôm ấy bốn chàng vô tình cùng nhau chén tạc chén thù không nghi ngờ gì cả. Bỗng nhiên một tiếng hô vang, phục binh xông ra như kiến. Cả bọn toan chạy, nhưng anh chàng thổi khỏe đã ngăn lại mà rằng:

- Các anh cứ ngồi yên, để tôi cho bọn chúng xiêu giạt một phen!

Nói rồi phùng má thổi mấy hơi. Bọn lính chịu không nổi với sức gió, bay văng đi như những cái lá khô. Thế là ở trong này, bốn chàng vẫn cứ ung dung ngồi chén tỳ tỳ cho đến mãn tiệc.

Lần này hoàng đế Trung-quốc lo lắng hết sức. Vua sai triệu các vị Cơ mật đến tính cách đối phó. Nhưng mọi người khuyên vua nên trả quách đi, cho êm chuyện. Vua nói:

- Bảy mươi vạn lạng thì nhiều quá. Các khanh có cách gì bắt chúng giảm bớt được không?

Một viên tâu lên:

- Bệ hạ cứ giả cách bằng lòng trả, nhưng bắt các thần dần, các thuyền bè xe cộ, khắp trong nước không ai được đánh thuê, chở thuê cho chúng nó và bắt chúng nó không được chuyên chở làm nhiều lần. Như thế dù có sức như Hạng Vũ cũng chỉ mang ra được chừng dăm bảy trăm cân là hết nước.

Vua bằng lòng theo cách đó. Đến ngày nhận vàng bạc, người ta thấy một mình anh chàng gánh voi quảy hai sọt lớn vào kho. Chúng không ngờ chỉ một người đó mà thôi, đã thừa sức gánh 70 vạn lạng. Bọn quan coi kho không biết làm thế nào, đành cắm đầu cân lấy cân để, vơi hẳn cả kho vàng bạc.

Được của, bốn anh chàng cúi chào hoàng đế rồi ung dung đi ra khỏi cung. Về nước, họ chia nhau tiêu xài sung sướng trọn đời[1].

18 tháng 7 2018

chính tả thì bạn hỏi làm gì??

13 tháng 1 2021

câu chuện bốn anh tài là chuyện đọc lớp 4 tập 2 anh tài đầu tiên tên là cẩu khây phải ko bn

mình là hs lớp 4 nè!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

14 tháng 1 2021

ko biết, chỉ biết những người này: CẨU KHÂY, NẮM TAY ĐÓNG CỌC, LẤY TAI TÁT NƯỚC, MÓNG TAY ĐỤC MÁNG

28 tháng 10 2021

Cot trueness  la NYU the Naomi a

22 tháng 10 2017

Ai nhanh mk k

9 tháng 12 2019

a,

-Viết sai: về xớm, mà sem

-Viết đúng: về sớm, mà xem

b,

-Viết sai: nỗi tiếng, bão vợ, nghỉ một cái cớ đễ về, anh sẻ thẹn đõ mặt

-Viết đúng: nổi tiếng, bảo vợ, nghĩ một cái cớ để về, anh sẽ thẹn đỏ mặt

23 tháng 11 2017

Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá".

23 tháng 11 2017

Đủ thấy vị quan đứng đầu triều Lý này đúng là một tấm gương sáng ngời về sự chính trực, thanh liêm hết lòng vì nước vì dân tộc cho hậu thế soi chung.

5 tháng 11 2017

b.                                                                        Bài làm 

Nếu được trở thành một nhân vật trong một câu chuyện nào đó thì tôi sẽ chọn trở thành Doraemon vì tôi muốn thử trải nghiệm cuộc sống của một chú mèo máy đến từ tương lai và muốn thử làm bạn thân của Nobita một người bạn tuy không giỏi giang gì nhưng lại có tấm lòng nhân, điều đó là điều quan trọng hơn bất cứ điều gì gì mà tôi mong muốn từ một người bạn của mình. Có thể giúp đỡ cho người bạn của mình là niềm vin h hạnh của tôi. có lẽ đôi khi tôi phải sợ một con chuột nhỏ bé nhưng tôi lại mong muốn như vậy vì tôi chỉ việc phải sợ một con chuột nhỏ bé thôi nhưng niềm vui thì nhiều vô kể được phiêu lưu trên những miền đất lạ, phám phá bao điều mới mẻ, được gặp những người bạn mới và được giúp đỡ thật nhiều người với những bảo bối diệu kì.

   Ngắn tũn thui.

24 tháng 2 2018

dàn ý đây nè

- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.

- em có chiếc đồng hồ này là nhờ bố mua cho em nhân dịp sinh nhật

II. Thân bài

a. Tả mặt trước

- Đồng hồ mang nhãn hiệu.

- Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.

- Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.

- Thuộc loại đồng hồ để bàn.

- Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.

- Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.

- Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.

- Kim giờ ngắn và to, màu đen.

- Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.

- Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển động nhanh nhất

b. Tả mặt sau

- Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.

- Phía dưới là bộ phận để lắp pin.

- Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.

c. Tả hoạt động

- Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.

- Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.

- Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.

- Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.

III. Kết bài

- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.

- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.

- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.

- Em rất quý chiếc đồng hồ.Nó là thứ luôn nhắc nhở ta thời gian là bạc là vàng

còn đây là bài văn

Đố các bạn biết trong phòng tôi có một đồ dung phát ra được âm thanh là gì không? À! Nó chẳng phải là đồ chơi, mà là một vật dùng rất cần thiết cho học sinh bọn mình đó. Nó chính là một chiếc đồng hồ báo thức.

Cách đây hơn hai năm, ba tôi đã mua chiếc đồng hồ này trong một lần đi hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao". Nó nhỏ nhắn nhưng xinh xắn, đáng yêu. Với thể hình tròn và dẹt như một khoanh bánh tét cắt ra đĩa trong ngày Tết, tôi có thể đặt gọn vào chụm long bàn tay của mình.

Thân đồng hồ được bọc một lớp vỏ màu xanh da trời. Mặt trước là một lớp kính trong suốt, tròn trịa, được ôm lấy bởi một đường viền mạ kền sang loáng. Bên trong kính có ghi những con số từ 1 đến 12, mỗi số cách nhau một khoảng rất đều đặn. Ở giữa là một trục được đính bởi ba cây kim dài ngắn khác nhau. Kim giờ và kim phút tưởng chừng như bất động, chỉ có kim giây là nhảy nhót nhưng từng nấc nhỏ nhít theo nhịp gỏ đều đều chẳng hề mệt mỏi. Mặt sau có hai cái núm: một núm điều chỉnh giờ, một núm dung để hẹn giờ. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng kèn vang lên thật hùng tráng, trong nhịp điệu giục giã, hối thúc nghe thật vui tai và dễ làm cho em tỉnh ngủ. Bệ đỡ toàn than chiếc đồng hồ có hình dạng một chiếc nón lá bé xíu, giúp đứng vững trên bàn học của tôi. Nhờ chiếc đồng hồ mà tôi phân bổ được giờ giấc học tập và sinh hoạt nề nếp, hợp lý, đặc biệt là chẳng bao giờ đi học trễ.

Tôi đã xem chiếc đồng hồ báo thức như một vật kỷ niệm của bà. Tôi cũng thường ngắm nhìn và nâng niu nó trong lòng bàn tay của mình như một người bạn thân thiết. Tất nhiên, tôi giữ gìn nó thật cẩn thận

24 tháng 2 2018

cảm  ơn hha

23 tháng 1 2019

Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).

Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901).
Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo.
Bố Vừ A Dính là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và giam cầm tại nhà tù Sơn La. Ông đã bị thực dân Pháp thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949. Ông Vừ Chống Lầu được Đảng và Nhà nước truy tặng là liệt sĩ ngày 5-9-1964.
Mẹ A Dính là bà Sùng Thị Plây - một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong một đợt càn của địch vào Pú Nhung, vì nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh nên bà bị bắt cùng với bố chồng và bảy người con (chị gái và các em của Vừ A Dính) mang về giam tại đồn Bản Chăn. Rất may là người anh trai Vừ Gà Lử của Dính hôm ấy vào núi nên không bị bắt. Trong thời gian bà và cả nhà bị giam tại đồn Bản Chăn, Vừ A Dính được đơn vị phái xuống tìm cách liên lạc và nắm tình hình địch để chuẩn bị cho bộ đội đánh đồn. A Dính đã nhiều lần liên lạc được với mẹ. Khi nắm được tin giặc Pháp chuẩn bị đưa quân lên đánh khu du kích ở Pú Nhung, bà đã trốn trại ra bìa rừng gặp Vừ A Dính cấp báo tin này. Bà còn chuyển cho Vừ A Dính hơn 100 viên đạn lấy trộm được của giặc. Trên đường trở về trại giam, một tốp lính đi tuần phát hiện ra bà. Tuy khám người bà không thu được gì nhưng chúng nghi bà liên lạc với Việt Minh nên đã khám nơi giam cầm bà. Địch đã phát hiện ra nhiều đạn mà bà và các con cùng những người bị giam giữ trong trại đã lấy trộm của lính Pháp trong khi đi làm phu dịch. Giặc pháp đã lôi cả 22 người trong trại giam ra bắn chết. Ông nội, mẹ, chị gái và các em - 9 người trong gia đình Vừ A Dính đã bị bắn chết. Bà Sùng Thị Plây được Đảng và Nhà nước truy tặng Liệt sĩ ngày 14-10-1964. Mẹ của Vừ A Dính đã được Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt đầu tiên (năm 1994) vì có chồng, con và bản thân là liệt sĩ.
Vừ A Dính sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ngay từ nhỏ, Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. Pú Nhung luôn bị giặc đột kích vào cướp bóc, đốt nhà, bắt người. Vì thế dân làng phải cử người canh gác để phát hiện giặc. Chưa đầy 13 tuổi nhưng Vừ A Dính đã xung phong được đi canh gác như các anh chị lớn. Lần ấy, giặc Pháp không đi từ Tuần Giáo lên mà chúng bí mật xuyên rừng Bản Chăn lên cướp phá. Khi phát hiện ra giặc Vừ A Dính vội lao về bản, vừa đi vừa hô to “Có thằng Tây ! Có thằng Tây !”. Dân bản vội chạy vào rừng. A Dính chạy vội về nhà xem mẹ và các em đã vào rừng hay chưa thì gặp một toán lính xồ tới. Bọn này đi bắt phu khuân của cướp bóc được về đồn cho chúng. Thế là chúng bắt luôn A Dính đi theo để khiêng lợn cho chúng. A Dính cắn răng gắng sức cõng một cái rọ nhốt con lợn to. Đến một con dốc cạnh bờ suối, A Dính dự định lợi dụng địa hình này để chạy trốn. Cậu giả cách trượt chân lăn theo cả rọ lợn xuống dốc. Chẳng may cho A Dính, lăn tới cuối dốc cậu bị một cây gỗ chặn ngang người. Cái rọ lợn bung ra, con lợn chạy biến vào rừng. Bọn giặc chạy ào xuống vừa đánh vừa lôi Dính về giam tại đồn Bản Chăn. Tên đồn trưởng người Pháp ra lệnh cho thuộc hạ: “Nó làm mất con lợn, nó phải thế mạng”. Khi biết sáng sớm mai sẽ bị giết, đêm ấy Vừ A Dính đã rủ ông già Vừ Sa ở bản Phiêng Pi cùng bị bắt giam với mình dỡ mái trại giam, bò qua nhiều bốt canh để trốn thoát ra ngoài.
13 tuổi Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Đội vũ trang của Vừ A Dính hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ châu Điện Biên ra châu Tuần Giáo rồi ngược lên châu Tủa Chùa. Dấu chân của Dính và đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện. Đội vũ trang thoắt ẩn, thoắt hiện tại nhiều bản làng để vận động, giúp đỡ bà con các dân tộc ổn định cuộc sống, xây dựng các tổ chức đoàn thể cách mạng, bí mật tổ chức kháng chiến, đánh Pháp xâm lược.
Cuộc sống kháng chiến gian khổ nhưng Vừ A Dính rất lạc quan yêu đời. Dính rất ham học và học khá. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo. Khuôn mặt tròn, đôi mắt tinh nhanh, chân tay thoăn thoắt là hình ảnh chiến sĩ nhỏ Vừ A Dính hằn sâu trong mắt các chiến sĩ của đội vũ trang Tuần Giáo.
Địch tăng cường lùng sục tìm diệt đội vũ trang nên đơn vị luôn phải di chuyển. Để giữ bí mật, địch không thể phát hiện được, nơi đóng quân của đơn vị thường ở trên các triền núi cao, xa nguồn nước. Vì thế mà cuộc sống vô cùng gian khổ. Hàng tháng trời không một hạt muối, không một hạt gạo. Để có nước cho sinh hoạt, đơn vị của Dính đã có sáng kiến chặt ngang thân cây chuối rồi khoét ruột cây chuối để lấy nước. Dính được đơn vị giao phụ trách việc lấy nước này và Dính đã làm rất khéo léo, luôn bảo đảm để đơn vị có đủ nước dùng. Nhiệm vụ chính của Dính là làm giao thông liên lạc. Lần nào nhận nhiệm vụ đi liên lạc Dính cũng mưu trí, bảo đảm an toàn và về trước thời gian qui định. Các anh trong đơn vị hỏi tại sao Dính luồn rừng và đi giỏi thế, Dính cười hồn nhiên bảo: “Từ nhỏ em trèo núi, đi nhanh đã quen chân rồi”. Dính còn nhiều lần được đơn vị giao nhiệm vụ bí mật xuống bản móc nối liên lạc với cơ sở để nhận muối, mực viết, kim chỉ, giấy viết, vải mặc và thuốc men mà đồng bào xuống chợ mua hộ. Mẹ của Dính cũng là một cơ sở bí mật tin cậy, nhiều lần tiếp tế cho đội vũ trang như thế.
Được tin mẹ và cả nhà bị địch bắt giam tại đồn Bản Chăn, Dính buồn và thương mẹ lắm. Biết tin đơn vị chuẩn bị đánh đồn Bản Chăn, Dính đã đề nghị được xuống núi điều tra nắm tình hình địch và nhân tiện tìm hiểu tin tức về mẹ và cả nhà. Đã từng bị bắt giam ở đồn Bản Chăn nên đường đi, lối lại Dính khá thuộc. Vì thế, anh Kiên chỉ huy đơn vị đã đồng ý để Dính xuống núi. Anh dặn kỹ Dính những việc phải điều tra.
Dính như con sóc lao xuống núi. Được du kích Bản Chăn bí mật dẫn ra mỏm núi gần đồn để quan sát. Mai phục suốt hai ngày đêm liền Dính vẫn không thấy những người bị giam ra khỏi trại. Đoán định thể nào địch cũng phải cho người ra lấy nước nên sáng sớm hôm thứ ba, Dính đã bí mật làm ống bương đựng nước rồi bí mật nấp sau một tảng đá sát bên mép suối. Khi đám người bị bắt giam được lính đồn dẫn ra suối lấy nước, Dính đã nhanh chóng trà trộn vào mà địch không hề phát hiện ra. Đêm ấy Dính đã được nằm cạnh mẹ và các em. Mẹ đã cung cấp nhiều tin tức quan trọng cho Dính về đồn Bản Chăn. Dính còn động viên và căn dặn mẹ và các em đừng khai báo chỗ ở của cơ sở cách mạng. Sáng hôm sau Dính từ biệt mẹ, chị và các em, hẹn sẽ gặp lại. Trở về đơn vị, Dính đã báo cáo tỉ mỉ và vẽ lại sơ đồ từng vị trí bố phòng của địch... Các anh chỉ huy đơn vị thấy nguy hiểm đã không cho Dính vào trong đồn địch nữa mà chỉ tìm cách liên lạc với mẹ ở bên ngoài.
Và lần gặp sau đó của mẹ và Dính bên bờ suối là lần gặp cuối cùng. Mẹ Sùng Thị Plây của Dính đã bị giặc bắn ngay sau buổi gặp báo tin cho Dính trở về trại giam cùng với 22 người khác.
Trung tuần tháng 6 năm 1949, giặc Pháp huy động tổng lực quân lính từ các đồn trong khu vực để vây ráp hòng tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo của Vừ A Dính. Gần một nghìn quân đổ về khu căn cứ Pú Nhung từ nhiều ngả đường. Một tốp giặc của đồn Bản Chăn dưới sự chỉ huy của một đội Tây đã bí mật phục kích ngay tại đầu một bản bỏ hoang gần Pú Nhung.
Hôm ấy trời mù sương, chỉ cách nhau vài bước chân mà không nhìn thấy nhau. Dính vừa bí mật gặp mẹ trở về. Sau lưng của Dính còn đeo trong bọc cả trăm viên đạn mà mẹ mới trao cho. Người Dính ướt đẫm sương. Vì trời giăng sương mù mịt nên rất khó quan sát. Dính bất ngờ rơi vào ổ phục kích của giặc mà không hay biết. Thằng đội Tây biết đây là một liên lạc cho du kích, y mừng hun. Nó hỏi: “Các ông tỉnh ở đâu ?” (giặc Pháp vẫn gọi cán bộ Việt Minh tỉnh Lai Châu là “ông tỉnh”). A Dính bình tĩnh trả lời: “Không biết !” Tên đội Tây gầm lên: “Cái bao đạn này mày mang về cho ông tỉnh bắn chúng tao mà mày không biết à ? Nói đi không tao bắn vỡ đầu mày bây giờ”. Dính vẫn trả lời: “Không biết!” Tên đội Tây không giữ được bình tĩnh, nó xông vào đánh Dính túi bụi.
Lũ giặc thay nhau đánh đập dã man Vừ A Dính đến tận trưa. Đánh chán địch lại hỏi, Dính vẫn chỉ trả lời hai từ “không biết!”. Một tên lính ác ôn đã cầm báng súng đánh gãy một bên ống chân của Dính. Mặt tím bầm, môi sưng vù, chân bị gãy vô cùng đau đớn nhưng Dính cắn răng, nước mắt giàn giụa, miệng không hé một lời nào nữa. Đêm ấy, giặc trói Dính dưới một gốc đào giữa sương khuya lạnh buốt. Hôm sau, rồi đêm sau nữa giặc tiếp tục tra tấn và bỏ đói, bỏ khát Dính giữa rừng. Sự gan dạ của Vừ A Dính đã làm run sợ nhiều tên lính ngụy. Sáng ngày thứ ba kể từ khi bị bắt, tên đội Tây đến trước mặt Vừ A Dính dụ dỗ: “Nói một câu tao sẽ cho băng thuốc, chữa chân gãy cho mày, cho mày ăn uống tử tế và thưởng nhiều tiền nữa. Nói, ông tỉnh ở đâu ?” Dính vẫn trơ như đá không hé răng nửa lời. Thằng đội Tây gầm lên khi không khuất phục được một thằng bé. Nó hầm hầm bỏ đi. Những người Thái, người Mông, người Xá bị địch bắt đi ngang qua nhìn thấy cảnh tượng của Dính ai cũng dớm nước mắt. Bỗng Dính nhận ra một người làng. Dính vội nhắn bằng tiếng Mông: “Cái túi tài liệu tôi giấu trong rừng, nhắn các anh ra lấy về”. Gặp người quen nào Dính cũng nhắn như thế trước mặt lũ lính gác.
Thằng đội Tây ra lệnh cho đám lính: “Thằng bé này biết nhiều du kích lắm. Để nó bò đi mất thì chúng mày phải chết thay”. Ban đêm chúng cắt cử tới bốn tên lính canh gác A Dính.
Biết mình khó qua khỏi bàn tay tàn ác của kẻ thù, sáng hôm khi thằng đội Tây vừa đến Vừ A Dính vờ gật đầu: “Biết biết!” Tên đội hô lính mang sữa, mang bánh lại nhưng Dính chỉ uống vài ngụm nước. “Làm cáng cho tao !”- Dính nói với tên đội Tây.
Ròng rã một ngày trời Dính bắt bọn giặc khiêng mình đi hết ngọn núi này sang khu rừng khác nhưng vẫn chưa chịu chỉ vị trí đóng quân của bộ đội. Loanh quanh đến chiều tối Dính lại dẫn chúng trở về nơi xuất phát ban đầu. A Dính ngước nhìn bầu trời và núi rừng quê hương, mỉm cười. Biết bị lừa, thằng đội Tây gầm lên. Nó xả cả một băng đạn vào ngực Vừ A Dính. Sau đó nó sai treo xác Vừ A Dính lên cây đào cổ thụ. Giặc bí mật phục kích nhiều ngày tại đây hòng đón bắt đơn vị vũ trang của ta tới đưa xác Dính về. Hôm ấy là chiều tối ngày 15-6-1949. Vừ A Dính đã anh dũng hy sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Sau nhiều ngày phục kích đón bắt lực lượng cách mạng xuất hiện không thành, bọn lính Pháp buộc phải rút quân về Tuần Giáo.
Ngay cái đêm Vừ A Dính hy sinh, chứng kiến cái chết hiên ngang, anh dũng của Vừ A Dính, hơn mười tên lính ngụy đã bỏ trốn khỏi hàng ngũ của địch.
Vừ A Dính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang không một chút run sợ.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi của đội vũ trang Tuần Giáo đã khép lại nhưng khí phách trung kiên bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc. Chứng kiến tấm gương hy sinh oanh liệt của Dính những lính ngụy và những người bị địch bắt đi phu đã truyền kể đi khắp các bản làng Tuần Giáo. Bên bếp lửa hồng trong các gia đình người Mông, người Xá, người Thái khắp vùng Tây Bắc, người ta tự hào kể cho con cháu nghe về tấm gương hy sinh bất khuất của một cậu bé người Mông ở Pú Nhung...
Sau này, thi thể của Dính đã được tổ chức của ta và gia đình đưa về an táng tại Pú Nhung.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, các anh bộ đội huyện Tuần Giáo, đồng đội của Dính cùng tổ chức Đảng và chính quyền địa phương đã đưa hài cốt liệt sĩ Vừ A Dính về lập mộ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Tuần Giáo.

22 tháng 1 2019

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.
Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Cả cha và mẹ của anh đều tham gia kháng chiến và gia đình anh là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Lớn lên trong một gia đình như vậy, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Năm đó, Vừ A Dính chỉ mới 13 tuổi. Tuổi đời còn nhỏ nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.
Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Để bảo mật thông tin cách mạng, anh phải chịu sự tra tấn dã man, tàn bạo của quân địch. Vì không khai thác được gì và vì sự ngoan cường của anh nên bọn chúng đã bắn và treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Sự hi sinh của anh là sự hi sinh của một người thiếu niên gan dạ, kiên cường, một con người thông minh và tài trí. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Tôi không ngờ rằng người thiếu niên nhỏ tuổi ấy lại không hề run sợ trước súng đạn kẻ thù. Anh sẵn sàng đối diện với cái chết để đảm bảo bí mật cách mạng. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.
Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Là một người con của núi rừng Tây Bắc, Vừ A Dính có tinh thần tự học rất cao. Anh là người ham học, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.
Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Để ghi nhận những công lao của người anh hùng nhỏ tuổi, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Vừ A Dính. Anh cũng là nhân vật chính trong cuốn truyện cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh đó, anh cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác âm nhạc, trong đó tiêu biểu là bài hát “Vừ A Dính bất tử” của nhạc sĩ Tô Hợp và bà hát “Vừ A Dính - người thiếu niên anh hùng” của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.
Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.

26 tháng 11 2017

Tô Hiến Thành là một người chính trực hiếm có, một gương sáng cho mọi thế hệ đời sau noi theo. Ông đã không vì tình riêng mà đưa người không có năng lực lên nắm giữ công việc quan trọng làm tổn hại cho quốc gia mà tiến cử người có tài có đức phụng sự cho dân, cho nước mặc dù người đó không phải là người thần của mình.