K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chiến lược dân số của Việt Nam qua các thời kì

Giai đoạn 1961-1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự gia tăng dân số tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Việc sinh đẻ có hướng dẫn đã đánh dấu sự ra đời của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Quyết định này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á tiến hành công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Kể từ đây người dân đã bắt đầu có ý thức hơn về vấn đề dân số và chấp nhận sinh đẻ có kế hoạch.

Trong giai đoạn 1976-1990, sau khi đất nước thống nhất, cuộc vận động sinh đẻ kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Các kỳ Đại hội Đảng cũng luôn xác định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển đất nước, cùng hàng loạt văn bản về chính sách dân số được ban hành.

Giai đoạn 1991-2000 là dấu mốc của sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Từ đây, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã có sự thay đổi cơ bản, toàn diện cả về nội dung, cách làm, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia vào công tác này; xây dựng và từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình. Kết quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn này đã vượt các mục tiêu đề ra, tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế. Ghi nhận những thành công và đóng góp của Việt Nam, Liên hợp quốc đã trao giải thưởng Dân số của Liên hợp quốc cho Việt Nam vào năm 1999.

Từ năm 2001-2016, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước được ban hành, như: Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Dân số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ, Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam 2011-2020. Dân số được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển con người của đất nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (năm 2006) và duy trì vững chắc đến nay.

Từ năm 2017 đến nay, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước mang tính bước ngoặt được ban hành, như: Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết số 137/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Bên cạnh đó, nhiều chương trình được phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện, như: Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030; Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030…

0
26 tháng 1 2022

a) 

* Về dân số

- Dân số nước ta đông, tăng nhanh và tăng liên tục: tăng từ 23,8 triệu người năm 1954 lên 86,9 triệu người năm 2010, tăng thêm 63,1 triệu người. Năm 2010, dân số gấp gần 3,7 lần so với năm 1954.

- Dân số tăng không đều qua các giai đoạn từ 1954 – 2010:

+ Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1954 – 1976 tăng chậm hơn giai đoạn 1976 – 2010 (giai đoạn 1954 – 1976 dân số tăng 2,1 lần, giai đoạn 1976 – 2010 dân số tăng 1,8 lần).

* Về tỉ lệ gia tăng tự nhiên

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thay đổi qua các giai đoạn.

+ Giai đoạn 1954 – 1976 tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, trung bình trên 3%/năm, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta.

+ Từ 1976 – 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giảm dần.

b)

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

26 tháng 1 2022

tk

a)

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

26 tháng 4 2017

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau (Tổng số dân và dân số thành thị (nghìn người); Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%)) là biểu đồ kết hợp. Trong đó, cột chồng thể hiện tổng số dân và dân số thành thị (nghìn người); đường đồ thị thể hiện tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%))

=> Chọn đáp án C

Câu 5. Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng già đi là doA. Tỉ suất sinh giảm.B. Tuổi thọ trung bình tăng.C. Kết quả của chính sách kế hoạch hoá gia đình và chất lượng cuộc sống nâng cao.D. Số người trong độ tuổi lao động tăng.Câu 7. Cần giảm tỉ lệ tăng dân số ở nước ta là vìA. Kinh tế chưa phát triển.B. Phân bố dân cư không đều.C. Kết cấu dân số trẻ và dân số đông.D. Nhiều thành phần dân tộc.Câu...
Đọc tiếp

Câu 5. Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng già đi là do

A. Tỉ suất sinh giảm.

B. Tuổi thọ trung bình tăng.

C. Kết quả của chính sách kế hoạch hoá gia đình và chất lượng cuộc sống nâng cao.

D. Số người trong độ tuổi lao động tăng.

Câu 7. Cần giảm tỉ lệ tăng dân số ở nước ta là vì

A. Kinh tế chưa phát triển.

B. Phân bố dân cư không đều.

C. Kết cấu dân số trẻ và dân số đông.

D. Nhiều thành phần dân tộc.

Câu 8. Nhận định không chính xác về nguyên nhân dân cư nước ta tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

C. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh.

D. Lối sống văn minh đô thị.

Câu 10. Nhận định không phải là đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta

A. Tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng châu thổ và ven biển.

B. Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên

C. Sống chủ yếu ở vùng nông thôn.

D. Tỉ lệ dân sốthành thị cao hơn tỉ lệ dân số ở nông thôn.

1
7 tháng 11 2021

Câu 5. Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng già đi là do

A. Tỉ suất sinh giảm.

B. Tuổi thọ trung bình tăng.

C. Kết quả của chính sách kế hoạch hoá gia đình và chất lượng cuộc sống nâng cao.

D. Số người trong độ tuổi lao động tăng.

Câu 7.Cần giảm tỉlệ tăng dân số ở nước ta là vì

A. Kinh tế chưa phát triển.

B. Phân bố dân cư không đều.

C. Kết cấu dân số trẻ và dân số đông.

D. Nhiều thành phần dân tộc.

Câu 8.Nhận định không chính xác về nguyên nhân dân cư nước ta tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

C. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh.

D. Lối sống văn minh đô thị.

Câu 10. Nhận định không phải là đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta

A. Tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng châu thổ và ven biển.

B. Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên

C. Sống chủ yếu ở vùng nông thôn.

D. Tỉ lệ dân sốthành thị cao hơn tỉ lệ dân số ở nông thôn.

8 tháng 11 2021

Đáp án đâu ạ, đây chỉ có copy lại đề thôi mà. Xem lại giúp mình với do đang cần ý ạ. Cảm ơn!

23 tháng 7 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tính Gia tăng dân số tự nhiên = tỉ suất sinh - tỉ suất tử

Đơn vị : ‰

=> Gia tăng dân số tự nhiên năm 2015 dưới 1%

=> nhận xét C không đúng => Chọn đáp án C

10 tháng 12 2021

a

10 tháng 12 2021

A

2 tháng 1 2019

Đáp án C

12 tháng 2 2019

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do:

- Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.

- Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc

27 tháng 10 2017

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ kết hợp (cụ thể là cột chồng với đường) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tổng số dân, số dân thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 2000 – 2015.

Chọn: C.

3 tháng 9 2019

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ kết hợp (cụ thể là cột chồng kết hợp đường) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tổng số dân, số dân thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 2000 – 2015.

Chọn: C.

28 tháng 3 2018

Đáp án D