Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Vinh quy bái tổ” có ý nghĩa như đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở những người con đi học, đi làm xa quê hương khi thành danh phải luôn nhớ về “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”, nhớ về quê hương đất tổ, nơi sinh ra và lớn lên.
Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này
Năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là danh tánh của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, được khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long. Trên mỗi bia đá, ngoài danh tánh, quê hương của các tân khoa tiến sĩ trong kỳ thi đó, còn có danh tánh của các quan trường chấm thi và một bài văn bia nói về ý nghĩa của việc học hành và việc phục vụ đất nước. Mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, hiện nay tại Văn Miếu Hà Nội vẫn còn 82 bia đá trong tổng số 117 bia đã được lập. Theo sử sách, tính cho đến năm 1800, nước ta đã có được 2266 vị tiến sĩ.
Cũng kể từ năm 1484, các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.
Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha ,tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.
tk mk đi nha
- Kết bài không mở rộng: Em rất thích giọng hát của bác Trần Tiến. Em sẽ cố gắng sưu tập một bộ đĩa hát của bác để lúc nào rảnh rỗi em thưởng thức.
- Kết bài mở rộng: Các bài hát mà bác Trần Tiến sáng tác đều phù hợp mọi lứa tuổi. Bố em rất thích bác hát bài Ngọn lửa cao nguyên bởi âm hưởng của nó hùng tráng, gợi được cả một cuộc sống sôi động của đồng bào Tây Nguyên. Còn mẹ thì lại thích bài Chị tôi lời ca nhẹ nhàng đầm ấm như lời tâm sự. Còn em thì rất thích bài Mặt trời bé con nhí nhảnh, tươi vui. Em mong rằng bác sẽ sáng tác nhiều bài hát cho tuổi thiếu niên.
Đang ngồi chơi, bỗng em nghe thấy tiếng giới thiệu trên ti vi nhà mình “Các bạn thân mến! Mở đầu chương trình ca nhạc hôm nay, ca sĩ Trần Tiến sẽ biểu diễn bài Mặt trời bé con." Em vội bật dậy, chạy lên xcm. Hay quá Bài này em rất thích mà.
Em chăm chú nhìn lên màn hình nhỏ. Bác Trần Tiến ôm cây đàn ghi-ta nhanh nhọn hước ra sân khấu. Em hồi hộp chờ đợi. Bác ca sĩ gảy đàn. Điệu nhạc quen thuộc vọng vào tai em. Một giọng hát trầm trầm vang lên: “Ngoài kia có cô bé...!”. Hay quá! Bác Trần Tiến giả bộ nhòm ngó, rồi lấy ngón tay làm mắt tròn, y như trong lời bài hát, trông thật là buồn cười. Em vừa nghe vừa hát thầm. Giọng hác Tiến trầm xuống. Hai tay bác đặt lên ngực, cái đầu lắc lắc vẻ hóm hình: Hạnh phúc quá đơn sơ. mà tôi đâu có ngờ...”. Bỗng bác hát cao lên, mắt nheo nheo: Trời mưa quá em ơi...” Thật là vui nhộn em vồ tay đồm độp. Cái miệng bác cười thật tươi. Đang hát vui như vậy thì bác lại cúi gập người, mặt nhăn nhăn nhó nhó, vẻ thương tiếc. Giọng bác hạ xuống: “Bài ca ướt mất rồi, còn đâu?”. Em reo lên “Tài quá!”, bác hát lúc trầm lúc bổng, lời hát đã đi sâu vào lòng em. Thỉnh thoảng, bác lại cầm vạt áo com-lê màu sáng. Tay bác dang rộng, hát cao lên “tôi đâu có ngờ”. Bác Tiến không ngừng nhún nháy. Em vừa nghe vừa lắc lư người thích thú. Bác Trần Tiến hát thật hay, phải gọi là mê li. Đoạn cuối, bác hát rất đạt. Từ cái miệng rộng của bác luôn xuất hiện những nụ cười hóm hỉnh. Bác hát cao lên, em tưởng như bay vút lên Lận mây xanh. Tay bác giơ cao, ngón tay giá làm mặt trời bé con. Bác hơi cúi người, lấy tay chìa ra trước. Đôi mắt bác mở to, giọng nhanh mà vui nhộn “La la lá, là la la...”. Bác ngừng một lốt đế hát tiếp đoạn hai. Từng khúc nhạc vang lên rộn ràng. Em chạy đến mở to tiếng trong tivi. Bác Trần Tiến cầm một bông hoa hé nở vừa ngửi vừa nheo mắt. Trông bác thật đáng yêu làm sao. Vừa đánh đàn, bác vừa đi trên sân khấu cười tươi. Một giọng hát quen thuộc lại cất lên. Có lúc, bác vuốt mái tóc điểm bạc, cười ngượng nghịu làm em kêu lên:
- Bác Trần Tiến này nhộn quá!
Lúc hát gần xong, người bác hơi ngả ra sau. “Lá la...”.
Thôi! Thế là bài hát chấm dứt. Nhìn lên ti vi, em tiếc ngẩn ngơ, chỉ muốn bác Tiến hát nữa, hát mãi.
Em được nghe ba mẹ nói nhiều về các cảnh đẹp của đất nước như: Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, vịnh Hạ Long kì ảo, Động Phong Nha huyền bí... Nhưng em không thấy nơi đâu đẹp bằng cánh đồng rộng mênh mông ở quê hương em
k cho mình nha
1. Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau:
a. Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)
b. Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)
Trả lời:
a. Cách kết bài không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, kết nối tình cảm với người được tả.
b. Cách kết bài mở rộng: sau khi tả bác nông dân, đoạn kết nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
2. Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).
a. Tả một người thân trong gia đình em.
b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Trả lời:
a. Tả một người thân trong gia đình em.
- Cách kết bài không mở rộng: Em rất yêu quý mẹ. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt và luôn ngoan ngoãn vâng lời để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ.
- Cách kết bài mở rộng: Tình thương yêu mẹ dành cho em thực sự không thể đo đếm bằng lời. Mẹ đã cho em một cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc. Suốt đời này em sẽ không không bao giờ quên công lao trời bể mẹ đã dành cho em. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người.
b. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
- Cách kết bài không mở rộng: Em rất yêu quý chú Xuân Bắc. Cảm ơn chú và những người nghệ sĩ hài đã luôn mang lại cho mọi người những tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Mong rằng chú sẽ có nhiều hơn nữa những tiểu phẩm hay để cống hiến cho sân khấu và những người hâm mộ.
- Cách kết bài mở rộng: Những tiếng cười giải trí trên sân khấu còn ẩn chứa những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Qua những tiểu phẩm hài của chú Xuân Bắc đóng, không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn giúp em học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế. Em thầm cảm ơn những đóng góp của chú đối với nghệ thuật sân khấu và mong muốn chú sẽ có thêm nhiều tiểu phẩm hay hơn nữa để cống hiến tới khán giả.
Không phải riêng em yêu ca nhạc và hâm mộ nghệ sĩ Trung Đức, cả nhà em và nhiều người nữa đều ái mộ ông. Ông quả xứng danh với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú mà Nhà nước phong tặng. Nghệ sĩ Trung Đức hoàn toàn chinh phục khán thính giả và khơi dậy trong lòng công chúng một tình yêu sắt son, chung thuỷ với những người thân yêu, với Tổ quốc thiêng liêng, với nghệ thuật âm nhạc chiến đấu trữ tình.
mb mở rộng
Nhà em có nuôi một chú mèo con rất đẹp. Em đặt tên cho nó là Bạch Tuyết. Chú có một bộ lông trắng mềm mại, điểm những đốm vàng và nâu nhạt. Cái đầu tròn tròn, hai cái tai dong dỏng dựng đứng lên rất thính nhạy. Đôi mắt bạch tuyết trông rất hiền lành nhưng ban đêm lại sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Cái đuôi cong lên tựa dấu hỏi như thể làm duyên. Bốn cái chân thon thon, bước đi nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Mỗi khi em học bài, Bạch Tuyết thường nũng nịu cọ bọ ria trắng như cước vào chân em. Những lúc như vậy, em lại âu yếm thưởng cho chú một miếng bánh cá ngon lành. Lúc rảnh rỗi, em lại cùng với Bạch Tuyết ra ngoài công viên gần nhà chơi. Đi ngủ, em lại ôm chú vào lòng ngủ thật say. Trong giấc mơ, em mơ thấy Bạch Tuyết và em chơi đùa thỏa thích. Bạch Tuyết đã trở thành một phần không thể thiếu trong gia đình em. Mọi người trong nhà ai cũng yêu quý chú mèo.
Từ lâu, em đã mong ước được nhìn ngắm biển Nha Trang, một danh lam thắng cảnh bậc nhất của đất nước Việt Nam. Và cuối cùng, ước mơ ấy đã trở thành hiện thực, nhờ có hoạt động hè của thiếu nhi do xã tổ chức để khen tặng các em học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học nên em đã có một chuyến tham quan vùng biển thơ mộng này. Chuyến tham quan của em đã để lại trong em những kỉ niệm khó quên về bãi biển Nha Trang đầy nắng và gió.
Hôm đó, không cần hẹn giờ đồng hồ mà em cũng tự dậy sớm, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng nhẹ rồi cùng mẹ chuẩn bị cho chuyến tham quan. Đúng 6 giờ, chiếc xe buýt bắt đầu khởi hành, em tạm biệt mẹ rồi cùng các bạn lên đường. Đi được một lúc, em bắt nhìn thấy hòn Vọng Phu từ xa xa. Quả đúng như mọi người nói, hòn Vọng Phu mang dáng đứng của một người vợ đang bồng con, mỏi mòn đợi người chồng.
Rồi còn những ngọn núi với những hòn đá cuội nhẵn bóng, thơ mộng diệu kì. Tiếc rằng là em không thể dừng lại để tham quan chúng được. Cuối cùng thì cũng đến nơi rồi! Biển Nha Trang đã thấp thoáng hiện lên làm chúng em ồ lên sung sướng, những đợt sóng nhẹ nhàng vỗ về bờ cát trắng. Xa xa, là những chiếc thuyền buồm đủ màu sắc đi lại một cách chậm chạp chắc vì chúng ở xa em quá.
Nước biển thật trong và mát lành, em muốn chạy ngay xuống bờ biển nhưng không được phép của anh chị phụ trách. Trên bờ cát trắng phau, những cô bé, cậu bé vui vẻ xây những lâu đài cát của mình. Xe ô tô chở chúng em đi dọc bờ biển một hồi lâu, chúng em thỏa sức ngắm bờ cát trắng trải dài và những làn nước biển trong veo.
Tạm biệt vùng biển Nha Trang xinh đẹp. Hành trình tiếp theo, chúng em đi tới Đảo Khỉ. Và lần này, chúng em phải qua một chuyến tàu nhỏ. Ngồi trên tàu, phóng tầm mắt ngắm biển và quan sát, Đảo Khỉ dần dần hiện lên với những cây dừa cao, một tấm biển nho nhỏ có vẽ hình một chú khỉ tinh nghịch và đề một dòng chữ: “Hân hạnh đón chào quý khách”.
Đoàn tham quan chúng em chọn địa điểm nghỉ chân dưới một tán dương rậm rạp để ăn bữa trưa. Ăn xong bữa trưa, chúng em đi thăm một đàn khỉ trên đảo, hình như có đến mấy trăm con, chúng thật thông minh và tinh nghịch làm sao. Chúng em được vui đùa với những chú khỉ, cho các cậu ăn hoa quả, bánh mì,….
Chơi được một lúc thì cô hướng dẫn viên du lịch đưa chúng em đến rạp xiếc để xem những tiết mục xiếc của những chú chó, chú khỉ thông minh,đáng yêu. Em và các bạn thích nhất là xiếc khỉ, một chú khỉ làm người đạp xích lô và đương nhiên cũng phải có một chú khỉ khác quần áo sang trọng ngồi chễnh chệ, tay cầm chiếc dù làm khách. Ai ai cũng háo hức và tán dương nồng nhiệt.
Khi những tiết mục của đoàn xiếc chấm dứt cũng là lúc chúng em rời đảo để đến Viện Hải dương học. Ở đây em đã được xem vô số loài san hô lớn nhỏ, nhiều loài cá quý hiếm và còn được tận mắt chứng kiến những con cá mập bơi lội trong làn nước. Chúng em lại được tận tay sờ vào bộ xương cá voi khổng lồ và gặp một loài cá được mệnh danh là nàng tiên của biển cả.
Trời đã bắt đầu tối, chuyến tham quan của em đang dần khép lại, tạm biệt thành phố Nha Trang thơ mộng để về bên gia đình! Các dãy đèn trong thành phố Nha Trang đã bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, ngả dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại. Lúc này đây, Thành phố Nha Trang được khoác lên mình một bộ cánh mới.
Thành phố về đêm với những ánh đèn đủ màu sắc của các nhà hàng, khách sạn, tòa nhà cao tầng làm thành phố trở nên lộng lẫy hơn. Cuối cùng, chúng em cũng phải rời xa những hình ảnh đẹp đẽ ấy, rời xa thành phố Nha Trang với những vẻ hối tiếc vô cùng, đi được một lúc lâu, nhiều bạn sau một chuyến đi đã ngủ thiếp đi trên ghế xe, các anh chị phụ trách thấy thế liền bày ra nhiều trò chơi lý thú, hát những bài ca thiếu nhi cho tới khi chiếc xa dừng lại tại điểm xuất phát.
Chuyến đi tham quan này mới tuyệt làm sao! Em thầm hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để những năm sau được đi thăm những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp khác của đất nước. Chuyến tham quan đã để lại cảm xúc tuyệt vời trong em và cả các bạn. Hi vọng chúng em sẽ có nhiều chuyến tham quan như vậy nữa để mở rộng tầm mắt về những khu du lịch của Việt Nam.
Từ nhà Út Vịnh đến trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.Đó là Đoạn 1 bạn nhé
Đoạn 1 : " Từ nhà Út Vịnh.........đến...........ném đá lên tàu"
mk chắc 100%,vì bài này tụi mk đc dự giờ rồi!
tk nha