Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tìm hiểu đề văn ''Chớ nên tự phụ''.
Câu 1: Xác lập luận điểm:
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn
tham khảo bài mk nha !
Nếu ca dao là suối nguồn dân tộc, hướng ta đến cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời thì tục ngữ là kho sách bề thế dạy cho ta trở thành người tốt, người khôn ngoan. Tục ngữ luôn cho ta những triết lý sống hay, rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đó tôi biết rằng: “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. “Tự phụ” là thói xấu luôn làm tôi thất bại trong mọi hoàn cảnh, dù tôi là kẻ có sức lực đến cỡ nào, vì vậy mọi người chúng ta “chớ nên tự phụ”. Chúng ta hiểu gì, biết gì từ câu tục ngữ đó ?
“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các qui định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỉ và sự thổ thẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.”
Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tự phụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.
Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợ, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đòi mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thếMĩ đã chuốc lấy thất bại.
Vì sao “chớ nên tự phụ” ? Vì hiểu biết của một người không thể nào có thểđem so sánh với biển tri thức của nhân loại. “Điều ta biết chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mênh mông.” Theo M.Captông đã từng nói: “Người nào tô điể mtheem vẽ quan trọng cho công việc tầm thường, thì người đó là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng.” Còn hơn thế nữa, Paplôp đã khẳng định: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là kẻ dốt nát. Đừng để tính tự ngạo, tự phụ xấm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thểbướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sựgiúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độ khách quan.” Tóm lại tôi đã rút ra được rằng: “Sống ở đời phải biết nhìn lên và không biết nhìn xuống.”
Tác hại của “tự phụ” như thế nào ? Người tự phụ không biết lắng nghe, không chị học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nễ trọng của mọi người, mà thay vào đó là sự xa lánh, rùng rẫy, miệt khinh. Hơn thế nữa “tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tượng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói vềmình, khoe khoang cái mình có, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mản tính thích hơn của con người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tự phụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông. Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi. Dám phê bình và tự phê bình bản thân mình, không nên dấu dốt. Biết tán thưởng thành tích của người khác, biết giá trị của tính đồng đội để hòa nhập được với bạn bè. Khi gặp thất bại, bạn hãy luôn luôn nhớ rằng: “Thất bại luôn là bài học tốt cho sự thành công sau này.” Phải sớm tránh xa khỏi ánh hào quang của những lời khen ngợi. “Mình cao còn có người khác cao hơn, không ai hoàn hảo cả.” Chúng ta phải coi, tu dưỡng bản thân đức tính khiêm tốt. “Khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ.” Phải cố gắng luyện tập đức khiêm tón dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền bỉ rất càn thiết cho việc bỏ bớt tính tự phụ. Chúng ta không thể biến đổi bản chất của thói tự phụ trong mốt sớm một chiều.
Làm sao có thể kể hết được nội dung của thói “tự phụ”. Bởi vì nó quá sâu xa và triết lý. Nó giống như chiếc máy dự báo được tương lai, nó chỉ cho ta biết mộ phần cốt lõi nào đó về thói tự phụ, khuyên răng ta “chớ nên tự phụ”. Tôi – bản thân là một học sinh, luôn tạo đứng tính khiêm tốn, không nên tự phụ trong công việc họt tập. Nếu ai đã tập được đức khiêm tốn thì khi đó trước mắt ta ánh lên màu hồng hạnh phúc, một nụ cười hài lòng và đầy kiêu hãnh.
1. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
2.Đồn rằng quan tướng có danh,
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
Ban khen rằng: "ấy mới tài",
Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
Đánh giặc thì chạy trước tiên,
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
Giặc sợ, giặc chạy về nhà,
Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
2 bài này có trong sách rùi mà . Bn có thể tìm bài khác đc ko ạ
1.Mở bài:
- Giới thiệu chung
- Giới thiệu khái quát cảm nghĩ của mình
2.Thân bài:
*Dựa trên sự phân tích giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung bằng các từ biểu cảm để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Câu thơ đầu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
+ Trong sự yên tĩnh của rừng đêm, tiếng suối vọng lại càng trong trẻo và vang xa hơn.
+ Cách Bác so sánh "tiếng suối" với "tiếng hát" thật mới mẻ, làm cho tiếng suối gần gũi với con người lại trẻ trung, đầy sức sống
- Câu thơ thứ 2: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
+ Câu thơ là 1 bức trnh tuyệt đẹp: ánh trăng bao trùm lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng trăng bóng cây lại lồng vào bóng hoa tạo nên 1 hình ảnh lung linh, chập chờn với muôn hình nét đa dạng
+ Với điệp từ "lồng", nghệ thuật đan kết, bức tranh chỉ có 2 màu sắc: sáng và tối, 7 chữ trong câu thơ mà vẽ ra đc 1 cảnh có nhìu đg` nét, hình khối, tầng lớp. Những hình ảnh ấy quấn quít bởi âm hưởng của hai từ "lồng" trong 1 câu thơ.
- Hai câu cuối:
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
+ Diễn tả trực tiếp tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đêm trăng đẹp như bức tranh ấy.Nhà thơ làm sao có thể hờ hững đc. Nhà thơ đã hòa tâm hồn mình với tiếng suối với ánh trăng
+ Từ chưa ngủ đc lặp lại mở ra 1 chiều sâu mới cho tâm trạng của Bác - con người đang thao thức trong đêm khuya này vẫn còn 1 nỗi niềm lớn lao: nỗi lo cho nc, cho dân những ngày đầu đầy khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
3.Kết bài
- Khẳng định lại cảm nghĩ 1 lần nữa
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với Bác.
Dàn ý cảm nghĩ bài thơ "RẰM THÁNG GIÊNG "
I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ khái quát về bài thơ
II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!
Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.
Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.
Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:
Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)
Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.
Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.
Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
(Bình Ngô đại cáo)
Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén
Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ).
Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
ngắn lắm r đó
"Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt chính là một trong những áng thơ đầu tiên thể hiện tấm lòng yêu nước mạnh mẽ, sục sôi trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm. Và bởi thế, bài thơ không chỉ là một áng thơ yêu nước vừa là một bài thơ đánh giặc. Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bài thơ được tạm dịch là:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh dặc biệt:
Năm 1049, khi giặc Tống sang xâm lược nước ta. Khi ấy, quân giặc đang tiến về phía Thăng Long, Lí Thường Kiệt đã cho đắp phòng tuyến tại sông Như Nguyệt. Nửa đêm, ông cho tướng sĩ đọc vang bài thơ “Nam quốc sơn hà”, quân giặc nghe được mà bùn rủn chân tay mất hết nhuệ khí chiến đấu. Trận đó, quân ta đại thắng. Bởi thế, "Nam quốc sơn hà" được coi là "bài thơ thần", một bài thơ đánh giặc.
Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, bài thơ vừa thể hiện lòng yêu nước vừa bộc lộ ý chí đánh giặc đến cùng để bảo vệ mảnh đất thân yêu của tổ tiên. Lòng yêu nước của bài thơ được thể hiện sâu sắc qua nội dung khẳng định chủ quyền của đất nước, bộc lộ niềm tự hào dân tộc đồng thời khẳng định ý chí đánh giặc giữ nước. Mở đầu bài thơ là một câu thơ giống như lời tuyên ngôn đanh thép: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, "Sông núi nước Nam vua Nam ở". Câu thơ giống như một lời nhận định khẳng định một sự thật hiển nhiên: đất đai của quốc gia nào thì vua nước đó ở. Nhưng đằng sau sự thật giản dị ấy là một ý nghĩa lớn lao. Từ xưa đến nay trong lịch sử, các bậc vua chúa Trung Hoa luôn mang dã tâm xâm lược nước ta (cuộc xâm lược năm 1049 đó là một Ví dụ ), . Chúng coi nước ta là một nước “tiểu nhược” một quận huyện nằm trong lãnh thổ rộng lớn của chúng. Không chỉ thế, vua Trung Hoa còn tự xưng là “Thiên tử” - “con trời” hàm ý là trong trời đất, vua Trung Hoa chỉ dưới có Trời: mà trên tất cả là vua của các vị vua. Nhưng với lời tuyên bố: "Sông núi nước Nam vua Nam ở" tác giả đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, tác giả còn sử dụng từ “đế” một cách táo bạo: “Nam đế”. Như vậy, nhà vua của nước Nam cũng là một vị đế vương sánh ngang cùng hoàng đế Trung Hoa, hai bên ngang hàng bình đẳng không có sự phân cấp bất công. Đặc biệt, trong câu thơ tiếp, tác giả còn dẫn chứng nguồn thông tin vô cùng đích đáng: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” - “Rành rành định phận tại sách trời”. Những sự thật hiển nhiên về chủ quyền lãnh thổ của mỗi dân tộc đã được ghi lại “thiên thư”, “sách trời”. Trong quan niệm của người xưa., nếu như Trời là đấng tối cao thì sách trời hiển nhiên được coi là một thứ luật bất khả xâm phạm: luật trời. Vì thế, câu thơ mang một hàm ý thâm thúy: chủ quyền của nước Nam ta, vị trí của vua Nam ta đã được sách trời thừa nhận, hoàng đế các ngươi tự xưng là Thiên tử; nếu các ngươi xâm lược nước ta thì chính các ngươi đang dẫm đạp lên lời răn dạy của cha mẹ, tổ tiên mình đó! Trong cách dùng từ ngữ, viện lí lẽ của tác giả sáng bừng lên niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc. Không chỉ thế, bài thơ còn bộc lộ một ý chí đánh giặc sục sôi, mạnh mẽ: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
nghĩa là:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Quân giặc sang xâm lược nước ta không chỉ bị người mà còn bị Trời trừng trị. Bởi thế, sức mạnh của sự phản công mới mạnh mẽ làm sao! Nó khiến quân giặc “bị đánh tơi bời”. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ mang ý nghĩa là: nhất định chúng bay sẽ bị quét sạch, bị đánh tơi bời. Sức mạnh ấy chỉ có được từ những tấm lòng yêu nước chân chính, quyết tâm giữ vừng chủ quyền dân tộc, quyết tâm đánh đuổi kẻ xâm lăng. Đó là tấm lòng đầy cảm động vì quê hương xứ sở. Đánh giặc đâu chỉ cần giáo mác, đánh giặc đâu chỉ cần sức mạnh. Từ xưa cha ông ta đã biết cách đánh giặc bằng tinh thần, sau này Nguyễn Trãi gọi đó là “mưu phạt tâm công”. Qua bốn dòng thơ ngắn ngủi, tác giả đã chỉ ra những cơ sở chính nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc. Điều đó khiến quân giặc run sợ vì thấy được sự sai trái nằm trong hành động tham lam của mình. Không chỉ thế, bài thơ còn mang những hàm ý thiêng liêng liên quan đến mối quan hệ giữa Trời và người. Có kẻ nào không run sợ khi nghĩ đến những quả báo dành cho kẻ phạm vào luật trời? Đặc biệt, lời thơ cuối cùng đã khẳng định sự thất bại tơi bời trông thấy được của quân địch. Bới thế. nghe lơi thơ mà như hứng chịu ngàn mùi tèn xuyên thấu tim gan. Và cùng bởi thế, trong thực tế, bài thơ đã góp phần làm nên trận đại thắng của trận đánh Như Nguyệt 1049. “Nam quốc sơn hà” xứng đáng là một bài thơ đánh giặc. Bài thơ có một bố cục chặt chẽ, tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy. Với những nội dung độc đáo như vậy, “Nam quốc sơn hà” quả thực là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào khí của dàn tộc Việt Nam ta!
Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!
Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.
Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.
Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:
Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)
Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huvện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.
Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.
Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
(Bình Ngô đại cáo)
Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén
Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ).
Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
chép mạng nhanh thế