K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2

- Phép đối:
Chi phấn/ hữu thần/ liên/ tử hậu,
Văn chương/ vô mệnh/ lụy/ phần dư.
(Son phấn vì có thần nên vẫn phải xót xa về những việc sau khi chết,
Văn chương không có số mệnh, phải chịu lụy bị đốt dở)
+ “son phấn” (vẻ đẹp thân sắc, dung nhan) >< văn chương (vẻ đẹp tâm hồn, tài năng).
+ có thần thái (son phấn có hình sắc cụ thể) ><  không có thân mệnh (vô hình, chỉ có thể cảm nhận)
+ son phấn phải chịu nỗi xót xa ngay cả khi đã chết >< văn chương thì bị đốt chỉ còn sót lại.
- Nhận xét:
+ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.
→ Hai câu thơ đối đã tái hiện nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến mục rũa đẩy con người vào đường cùng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: Sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm - chiều), hai hình ảnh (hoa hồng – gai).

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”:

+ Hoa hồng: Cái đẹp.

+ Hái hoa: Hành trình đi tìm cái đẹp.

+ Gai: Nỗi đớn đau, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó.

+ Gai cào: Sự chấp nhận cái giá phải trả để đến với cái đẹp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là: 

+ Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc.

+ Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối.

+ Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

+ Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa.

→ Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là: 

+ Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc.

+ Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối.

+ Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

+ Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa.

→ Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

* Nét tương đồng là:

- Bản tính và khát vọng:

+ Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình.

+ Em cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.

- Những nỗi niềm của em về sóng, về tình yêu:

+ Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.

+ “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn.

- Nỗi nhớ, lòng thủy chung:

+ “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu - trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày - đêm), nhớ đến “không ngủ được”.

+ “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”.

- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu: Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.

* Nhận xét về mối quan hệ giữa “sóng” và “em”:

- Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu. 

+ "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”. Ẩn sâu hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tâm trạng của “em” trong tình yêu.

- Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời. 

+ "Sóng" và "em" tuy hai nhưng là một, có khi phân tách có khi sóng đôi để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Hăm-lét ý thức được nhan sắc và đức hạnh là điều nghịch lí. Thế nhưng hiện tại, nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể nào kép nhan sắc vào khuôn khổ nết na. Ngay cả Ô-phê-li-a của hiện tại cũng vậy, nàng cũng chỉ đang dò la về thái độ của Hăm – lét cho nhà Vua và Hoàng hậu, chứ sự thật cũng không có ý gì tốt đẹp ở đây. Nhan sắc thì như vậy, nhưng đức hạnh thì đã thay đổi như chính tấm lòng của con người vì những toan tính cá nhân hay nghịch cảnh chi phối, mọi thứ đều có thể thay đổi.

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

So sánh:

undefined

23 tháng 9 2021

Mối liên hệ: đèu là hình ảnh đều tiêu biểu cho người phụ nữ của xã hội phong kiến xưa: luôn phải chịu những bất công, gian khổ,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Bố cục 2 phần

+ Phần 1: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà ... sinh ra cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm.

+ Phần 2: Còn lại: Đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

- Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của VB: Bố cục cho thấy nội dung VB phù hợp với nhan đề và bố cục thể hiện rõ sự chi tiết hóa chủ đề được gợi ra từ nhan đề ấy.