K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2022

'' một cơn giông tố kinh khủng kéo đến , mặt biển nổi sóng ầm ầm ''

Câu trích sử dụng động từ mạnh như là " kinh khủng , " ầm ầm" 

Ý nghĩa (Trong bài )

Cảnh biển tương ứng với mức độ đòi hỏi của bà vợ, khi bà vợ càng đòi hỏi nhiều thì biển càng phản ứng dữ dội. Những trạng thái ấy biểu đạt sự không đồng tình với lòng tham vô đáy của người vợ, không bao giờ hài lòng và biết ơn với những gì mình đang có mà chỉ biết đòi hỏi nhiều hơn nữa.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi: - Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?Ông lão chào con cá và nói:- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?

Ông lão chào con cá và nói:

- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ.

Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.                      

                                               (Trích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – Puskin kể)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra yếu tố kì ảo trong đoạn trích.                                                                                

Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết miêu tả cảnh biển trước đòi hỏi của mụ vợ ông lão trong đoạn trích.

Câu 4: Theo em, vì sao cá vàng lại không đáp ứng yêu cầu của mụ vợ ông lão?

Câu 5: Từ kết cục của mụ vợ ông lão đánh cá trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân?

18

TK ạ

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính : tự sự

Câu 2:  Yếu tố kì ảo trong đoạn trích:

- Ông lão ra biển gọi cá vàng thì con cá bơi lên

- Cá vàng có phép thuật thực hiện điều ước của ông và cũng có thể lấy lại tất cả.

- Ông sửng sốt khi lâu đài, cung điện biến mất chỉ còn lại máng lợn sứt mẻ

Câu 3 : Chi tiết :

Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Ý nghĩa: Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt.

Câu 4: Theo em, cá vàng không đáp ứng yêu cầu của ông lão là vì cá muốn trừng trị mụ vợ của ông, cá không thể chịu được những ham muốn đó của vợ lão nữa, vừa tham lam, vừa đối xử bội bạc với chồng.

Câu 5 : Bài học dành cho bản thân:

+ Không được ích kỉ, cũng như không được quá tham lam, và không được đòi hỏi những gì đã có.

+ Đồng thời không được tham lam, đồi những gì không thuộc về mình.

2 tháng 3 2022

1. PTBĐC : tự sự

2. 

"Cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?"

=> Con cá không biết nói

"Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ."

=> Long Vương không có thật

3. Chi tiết: "Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm."

Ý nghĩa:

Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt .

4. Vì yêu cầu của mụ vợ quá vô lý và tham lam. Được cá vàng cho ước gì được nấy, bà không những không biết ơn, mà còn đòi hỏi phải được làm Long Vương để sai khiến cá thần.

5.Bài học: ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra sự trường phạt thích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng.

 

30 tháng 4 2017

Ngữ văn 6 , giúp mình nha
Đoạn văn : Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông 2 bên bờ, rừng đước dựng cao ngất như hay đay trường thành vô tận."
Chỉ ra phép so sánh trong đoạn văn rồi nêu ý nghĩa của nó.

Bài làm

- Phép so sánh : In đậm trog đoạn văn rồi nhs ;)

- Tác dụng : Tất cả những phép so sánh này khiến cho người đọc , người nghe hình dung đc sự hoang dã , nguyên sơ của thiên nhiên nơi đây , sự trù phù , giàu có về đất đai , sinh vật ,... Chúng đều đc tái hiện dưới ngòi bút tài hoa của Đoàn Giỏi . Hơn thế nữa , những phép so sánh này cx cho thấy tình cảm dạt dào của tác giả đối vs quê hương , đối vs đất nc của mk !

5 tháng 5 2016

Trả lời giùm Hân chiều nay Hân phải nộp rùi

5 tháng 5 2016

 Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông 2 bên bờ, rừng đước dựng cao ngất như hay đay trường  thành vô tận."
 

5 tháng 5 2016

Cho em thêm cái ý nghĩa nữa đuoc ko ạ

13 tháng 8 2019

Biện pháp nhân hóa.

Dấu hiệu nhận biết: tẻ nhạt, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng

Tác dụng: Biển như có tính cách, tâm hồn của con người.

3 Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ông lão tội nghiệp phải ra biển năm lần để cầu xin con cá thoả mãn lòng tham không đáy của vợ. Mỗi lần như vậy, biển xanh được tả một khác. Hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm câu văn tả biển ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì? - Lần 1 (xin cái máng lợn mới): Biển gợn sóng êm ả - Lần 2 (xin một...
Đọc tiếp

3 Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ông lão tội nghiệp phải ra biển năm lần để cầu xin con cá thoả mãn lòng tham không đáy của vợ. Mỗi lần như vậy, biển xanh được tả một khác. Hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm câu văn tả biển ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì?
- Lần 1 (xin cái máng lợn mới): Biển gợn sóng êm ả
- Lần 2 (xin một ngôi nhà mới): Biển xanh đã nổi sóng
- Lần 3 (xin cho vợ làm nhất phẩm phu nhân): Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4 (xin cho vợ làm nữ hoàng): Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5 (xin cho vợ làm Long Vương): Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Và bài 4 SGK trang 156 nữa nha

Đang cần gấp!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Ai nhanh ai đúng mình tick

1
11 tháng 12 2017

Bài 3 SGK trang 156 :

Những động từ và tính từ được dùng năm lần, theo mức độ tăng tiến:

gợn sóng \(\rightarrow\)nổi sóng\(\rightarrow\)sóng dữ dội\(\rightarrow\)dông tố.

+ Ý nghĩa biểu tượng ( sóng ): Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi ngày càng tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ lão.

Bài 4 :

Sự thay đổi tính từ chỉ rõ sự thay đổi trong cuộc sống.Tính chất vòng tròn của sự vật "không \(\rightarrow\)\(\rightarrow\)không" cho thấy sự nghèo khổ đi rồi trở lại với vợ chồng ông lão.

11 tháng 12 2017

đúng ko bạn

13 tháng 2 2018

Đây là một trong những đoạn văn của văn bản Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi.

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng :

1) So sánh : Đọc lướt qua đoạn văn, ta có thể thấy biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn là biện pháp nghệ thuật so sánh ' như ' .

'' Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận '' 

2) Từ ngữ chính xác, tinh tế : '' cả đoạn ''

- Tác dụng : Con sông Năm Căn và rừng đước hiện lên thật hùng vĩ, rộng lớn và tràn trề sức sống.

3) Ngoài ra trong đoạn văn còn một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng khác như từ láy : '' mênh mông, ầm ầm '' và từ trái nghĩa : '' nhô lên - hụp xuống '' .

Chúc bạn học tốt !

16 tháng 7 2018

Vẻ đẹp của biển