Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/ áo chàm đưa buổi phân li (biện pháp nhân hoá)
2/tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín (biện pháp nhân hoá)
3/gần mực thì đen,gần đèn thì sáng (ẩn dụ)
4/công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (so sánh )
Chúc Bạn làm bài tốt ^-^
Cho sửa : 2/Tre giữ làng , giữ nước , giữ mái nha tranh , giữ đồng lúa chín.
- Biện pháp nghệ thuật:
Điệp từ: “tre” (7 lần), “giữ” (4 lần), “anh hùng” (2 lần).
Nhân hóa: tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước…
Liệt kê: làng, nước, mái nhà tranh, đồng lúa chín…
- Tác dụng:
+ Gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tạo tính nhạc cho đoạn văn.
+ Nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quí của tre. Qua cây tre, ngợi ca, tự hào về con người Việt Nam anh hùng trong lao động và chiến đấu.
Bài làm
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hơng, đất nước “ Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ngời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hương, đất nước.
# Chúc bạn học tốt #
Phép nhân hóa :
+mầm cây tỉnh giấc +hạt mưa trốn tìm +cây gạo lim dim mắt cười Tác dụng: phép nhân hóa biến mầm cây, hạt mưa, cây gạo mang hoạt động, trạng thái của con người làm cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, và có hồn hơn.- Phép nhân hóa: "trâu ơi" người nông dân gọi con trâu bằng từ ngữ như một người bạn. - Tác dụng thể hiện sự thân thiết giữa người và trâu. người nông dân coi trâu như người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sốngGợi ý:
a. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Tác dụng: "Áo chàm" là hình ảnh hoán dụ chỉ những đồng bào miền núi tiễn cán bộ về xuôi. Hình ảnh này gợi ra sự thấp thoáng của bóng hình những người dân, sự lưu luyến, chia xa của cuộc tiễn biệt.
b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Câu văn sử dụng phép nhân hóa, cho thấy sức mạnh và sự gắn bó của tre với người dân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Câu tục ngữ sử dụng phép ẩn dụ, hàm ý: sống ở môi trường xấu thì sẽ bị ảnh hưởng, sống ở môi trường tốt thì sẽ tốt lên.
d. Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Câu ca dao sử dụng biện pháp so sánh, so sánh công cha, nghĩa mẹ (trừu tượng) với núi Thái Sơn, trong nguồn chảy ra (cụ thể, lớn lao, vĩnh hằng). Câu ca dao nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ và nhắc nhở con phải biết ơn, ghi lòng tạc dạ những công lao ấy.
e. Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Câu thơ sử dụng:
+ phép nhân hóa "mồ hôi đổ" nhằm nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân để làm ra được lúa gạo.
+ phép nói quá "sáng cả đồi nương" nhằm nhấn mạnh những thành quả lao động mà người nông dân gặt hái được.
g. Những cái đó còn cám dỗ tôi hơn là cái quy tắc về phần tử.
Câu văn sử dụng phép so sánh hơn, nhằm nhấn mạnh sức hút, sự hấp dẫn của "những cái đó".
h. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Câu thơ sử dụng phép ẩn dụ ở từ "mặt trời". Mặt trời trong câu thơ thứ 2 để chỉ Bác Hồ. Ý nói Bác là nguồn sống, nguồn sức mạnh soi sáng con đường giải phóng cho dân tộc.
k. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy cả khoeo chân.
Câu văn sử dụng phép nhân hóa, miêu tả điệu bộ, sự dễ thương của con vật.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hơng, đất nước “ Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ngời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hương, đất nước.
Biện pháp tu từ trong đoạn văn,nổi bật nhất là biện pháp điệp ngữ.Từ "tre" được tác giả Thép Mới sử dụng đã làm nổi bật lên hình ảnh,ý nghĩa(tác dụng) của cây tre và cũng là ẩn dụ cho những phẩm chất cao đẹp của người dân Việt Nam cũng như cây tre vậy.Tre góp một phần không nhỏ giúp ta chống lại chiến tranh,giành lại hòa bình cho dân tộc.
a) nói về cây tre trong cuộc kháng chiến
b)"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
Tre xung phong vào xe tăng đại bác .
Tre giữ làng, giữ nước , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín
. Tre hi sinh để bảo vệ con người .
Tre , anh hùng lao động !
Tre , anh hùng chiến đấu !"
c)Nghệ thuật nhân hóa
TD:Miêu tả cây tre như là một người chiến sĩ ko sợ hiểm nguy mặc dù phải đối đầu với thứ vũ khí mạnh nhất của quân thù
c, Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể
- Áo chàm: dấu hiệu của sự vật
- Thay cho sự vật: người Việt Bắc
hoán dụ :áo chàm-người dân việt bắc
chỉ sự nhớ thương của người dân việt bắc khi chia tay bác hồ lúc bác rời chiến khu việt bắc về hà nội