K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

a.

- Biện pháp tu từ điệp thanh – sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết: “lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống”

- Tác dụng: Gợi lên, nhấn mạnh khung cảnh khi mưa rơi xuống. Mưa rơi từ những cánh đồng tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ.

b.

- Biện pháp tu từ điệp thanh – sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu: Thanh bằng.

- Tác dụng: Khẳng định nỗi buồn đó chính là của tác giả một nỗi buồn miên man, mênh mông bao trùm lên cảnh vật. 

c.

- Biện pháp tu từ điệp thanh: Kết hợp sử dụng lặp lại thanh điệu theo từ nhóm “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” và lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng) “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

- Tác dụng: Khắc hoạ một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây – nơi đoàn binh Tây Tiến hành quân đi qua vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội. ⇒ Tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.

24 tháng 5 2017

Trong câu nói của Vũ Nương có nhiều hình ảnh mang tính ẩn dụ:

    + Bình gãy trâm tan.

    + Sen rũ trong ao.

    + Liễu tàn trước gió.

    + Kêu xuân cái én lìa đàn.

    + Nước thẳm buồm xa.

- Chọn phân tích hình ảnh ẩn dụ “trâm gãy bình tan” hình ảnh của sự chia lìa, tan vỡ, mượn hình ảnh trâm gãy, bình tan để nói về hiện trạng tình vợ chồng của Vũ Nương nay đã tan vỡ.

25 tháng 3 2022

BPTT : điệp ngữ (điệp từ "Đừng để khi), đối lập (tia nắng....đã lên >< giọt lệ....rơi)

 

25 tháng 3 2022

BPTT: Điệp ngữ, điệp cấu trúc, đối lập

Tác dụng: Giúp cho đoạn văn được nhấn mạnh, giàu tính nhạc

Lời câu văn nhắc cho người đọc hãy cố gắng luôn vui vẻ, yêu đời, bỏ đi những âu lo, muộn phiền để có cuộc sống tốt hơn. 

 

27 tháng 9 2021

Câu 1: Chàng - Thiếp

Câu 2: Cho thấy Vũ Nương là một người vợ nết na, hiền dịu, có phép tắc.

29 tháng 6 2019

Vũ Nương đau khổ tới tột cùng vì hạnh phúc lứa đôi tan vỡ, ngay cả việc chờ đợi chồng, trông ngóng chồng như trước kia cũng không thể. Vũ Nương thất vọng khi bị Trương Sinh ruồng bỏ, tình vợ chồng gắn bó bấy lâu tan vỡ.

13 tháng 12 2019

Vũ Nương nói câu trên khi bị chồng nghi oan nàng hai lòng, không chung thủy.

“Nàng bất đắc dĩ nói:- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.Trong truyện, sau khi nói những lời trên với chồng, nhân vật “nàng” đã tìm đến cái chết. Tuy nhiên, ở phần kết thúc câu chuyện, nhân...
Đọc tiếp

“Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.

Trong truyện, sau khi nói những lời trên với chồng, nhân vật “nàng” đã tìm đến cái chết. Tuy nhiên, ở phần kết thúc câu chuyện, nhân vật “nàng” ngồi trên một kiệu hoa, ẩn hiện ở giữa dòng Hoàng Giang nói lời từ biệt chồng trong giây lát rồi biến mất. Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu nêu suy nghĩ của em về chi tiết kết thúc truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và từ ngữ làm phép thế để liên kết (Gạch chân và chú thích rõ lời dẫn trực tiếp và từ ngữ làm phép thế).

1
28 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương, khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện và nói lời tạ từ với Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Sự trở về “uy nghi, rực rỡ” nhưng chỉ trong chốc lát ấy đã giúp Vũ Nương giải oan, tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước muốn ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”. Tuy nhiên tính bi kịch của tác phẩm không vì thế mà giảm đi, nàng vẫn không thể trở về được nữa. Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực trước thực tại. Lời nói của nàng có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến xã hội bất công, không có chỗ cho những người phụ nữ như nàng, không thể mang lại hạnh phúc cho nàng. Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở về, bé Đản mãi mãi là một em bé mồ côi. Nỗi oan dù đã được hóa giải nhưng hạnh phúc gia đình thì không thể làm lại. Hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với những bất công mà ở đó người phụ nữ không có hạnh phúc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kỳ ảo này. 

Phép thế: Vũ Nương = nàng

Lời dẫn trực tiếp: In đậm nghiêng

28 tháng 9 2021

em cảm ơnnnnnnnn <3

 

28 tháng 9 2021

thiếp: Vũ Nương

chàng: Trương Sinh

28 tháng 9 2021

nhưng nói trong hoàn cảnh nào chứ ạ=)))))))