Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghệ thuật:
Thể thơ: Thất ngồn bát cú Đường luật.
Hiệp vần tại cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
Điệp từ "chen".
Sử dụng biện pháp đảo ngữ.
Sử dụng từ láy:"gia gia", "quốc quốc".
-> làm nổi bật bóng dáng con người trong cảnh, nhưng cảnh vẫn buồn, vẫn cô tịch, vẫn đìu hiu
Nghệ thuật:
-Nghệ thuật:
+Điệp từ "chen", điệp âm"đá, lá, hoa"->Cảnh thiên nhiên hoang vu buồn vắng lúc chiều tà, gợi nỗi buông
+Từ láy đảo ngữ
->Cảnh hoang sơ heo hút thấp thoáng sự sống con người
->Phép đối, chơi chữ, nhân hóa
->Hòa cổ, nhớ nước, thương nhà, buồn, cô đơn
|Cố lên|
-Điệp từ ''nghe'' trong khổt thơ đầu có tác dụng là làm nhấn mạnh các acrm xúc nối tiếp nhau đang tràn ngập trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.
-Điệp từ''vì''trong khổ thơ cuối có tác dụng là làm nhấn mạnh mục đích chiến đấu của nhà thơ.
a) Thể thơ: năm chữ nhưng có sự sáng tạo, linh hoạt về số câu trong một khổ hay số tiếng trong một câu và cách gieo vần.
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
b) Biện pháp tu từ ở khổ cuối: điệp từ ''vì'' (4 lần)
Tác dụng: Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì" để nhấn mạnh mục tiêu chiến đấu của người chiến sĩ. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Điệp ngữ: ''nghe'', ''vì''
Cậu ơi, tớ không hiểu ở chỗ điệp ngữ là cậu muốn trả lời điệp ngữ sử dụng ở câu cuối hay là tất cả các điệp ngữ được sử dụng trong bài. Nên tớ trả lời hết tất cả ra luôn, nếu tớ có trả lời không đúng ý cậu thì cho tớ xin lỗi và cậu có thể tham khảo trên internet nha.
Chúc cậu học tốt :))))))))))))))
1b)
ND:
- Bài thơ thể hiện quan niệm một đàtình bạn đậm đà thắm thiết vượt lên trên những vật chất tầm thường tri âm, tri kỉ tuy một mà hai tuy hai mà một
NT:
- Sáng tạo trong việc xây dựng tình huống
-Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện
1.
Nội dung: Tả cảnh QĐN hoang sơ, thấp thoáng, vắng vẻ thiếu sự sống của con người chỉ có một vài chú tiều lom khom kiếm cúi, mấy ngôi nhà chợ lắc đắc bên sông. Và tâm trạng nhớ quê hương, đất nước da diết, sâu nặng của người lữ khách xa quê cô đơn không ai chia sẻ
Nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện thể thơ Đươmgf
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình
- Sáng tạo trong việc dùng từ láy
-Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả
Em tham khảo:
Nghệ thuật: điệp ngữ.
Thể hiện tỉnh cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và Phong thái ung dung ,tự tại, lạc quan.
bạn tham khảo
Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.
câu 1 Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
câu 2
Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, lá chen hoa
Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ “bóng xế tà”. Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mắt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này. Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hịu quạnh của đèo Ngang. Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn.
câu 3
– Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
– Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.
– Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.
– Nhan đề: có thể đặt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải ngắn gọn và thể hiện chủ đề văn bản. Gợi ý :ca dao than thân, khúc hát than thân…
ý bạn là bài văn hả
1. Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
"Cục ... cục tác cục ta"
Nghe xao đông nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Đó là khổ thơ đầu tiên của bài thơ " tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, một nhà thơ rất nổi tiếng trong nền văn học thơ hiện đại của Việt Nam.
Vừa nghe qua khổ thơ đầu, có lẽ chúng ta đã có thể hình dung ra khung cảnh lúc bấy giờ nhỉ. Trên đường hành quân xa dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ bỗng nghe thấy tiếng gà nhảy ổ "Cục ... cục tác cục ta". Bỗng nhiên bao nỗi mệt nhọc, lo toan của người chiến sĩ bỗng chốc được xua tan , bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ bên người bà và đàn gà chợt ùa về. Mỗi lúc từ nghe được lặp lại thì tiếng gà lại mỗi lúc một sâu sắc hơn.Từ nghe đầu tiên là sự thay đổi về ngoại cảnh :Xao động nắng trưa. Tiếp theo là thay đổi về cảm giác của người chiến sĩ, tiếng gà trưa như làm cho bàn chân của người chiến sĩ như đỡ mỏi và cuối cùng là sự thay đổi trong tân hồn của anh; tiếng gà tân thuộc ấy đã đưa anh men theo dòng thời gian, trở về với tuổi thơ vối những tiếng gà và người bà thân yêu.Nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và điệp từ nghe. Tiếng gà nhảy ổ chỉ là một âm thanh vẳng lại từ một nơi nào đó trong xóm nhỏ nhưng cuối cùng nó lại là âm thanh vọng về từ kí ức và đưa người chiến sĩ trở về với tuổi thơ của mình.
Tuy chỉ là khổ thơ đầu của bài thơ đầy cảm xúc "Tiếng gà trưa" nhưng cũng đã đưa độc giả đi đến những kí ức về tuổi thơ đẹp đẽ của một người chiến sĩ. Những âm vang trong kí ức ấy có thể sẽ là động lực cho người chiến sĩ chiến đấu để bảo vệ những kỉ niệm đẹp đẽ ấy.