Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thảo luận 1
Trồng cây chỉ cần mười năm thui nhưng trồng người lại đến cả trăm năm, thật ra thì câu nói đó nhấn mạnh đến việc trồng "người" khó hơn trồng bất cứ cái gì ^^ ! Bởi dzậy nuôi dạy 1 con người,1 thế hệ, 1 dân tộc đâu phải là chiện đơn giản, phải cần rất nhiều thời gian và công sức mới phát triển được 1 cách toàn diện được ^^ !
Thảo luận 2
Bác kêu gọi sống với cây xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Có như vậy thì ta mới bỏ ra hàng trăm năm "trồng" người được. Nếu không như vậy, tại sao Bác lại đặt "trồng cây" lên hàng đầu ? Nếu không như vậy, môi trường sống không còn thì một năm "trồng người" cũng không xong nữa là ...!
Thảo luận 3
Theo tôi hiểu thì Bác dùng hai vế câu này để tạo ra sự so sánh. Ý của vế thứ nhất (vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây) làm nổi bật lên ý của vế thứ hai (vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người). Nghĩa là để có được lợi ích lâu dài và bền vững thì phải chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người, đào tạo nhân lực cho đất nước. Vì con người vừa là nhân tố và vừa là động lực của sự phát triển.
Thảo luận 4
Vế 1 ngụ ý : Bác muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của cây xanh đối với đời sống con người phải trồng cayy gây rừnng để bảo vệ môi trường của mình cũng là tự bảo vệ mình... Vế 2: ngụ ý : Bác muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học, nó phải học lâu dài, không phải một ngày là được kết quả. "...dân tộc Việt Nam có được sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, đó chính là nhờ ở công học tập của các cháu, mong sao, sau này các cháu góp công xây dựng nước nhà..." (trích thư gởi các cháu nhân ngày tựu trường của Chủ Tích Hồ Chí Minh)
- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.
+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.
=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai” ( Tố Hữu ).
hai câu thơ này nói về tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
-Giọng thơ mộc mạc như lời nói bình thường, hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc, nó hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn mưa bom bão đạn.
-Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích, đó là những chiến sĩ kiên cường, vượt lên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền nam thân yêu, sức mạnh để chiếc xe ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào tính chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”, điệp ngữ “không có”, kết cấu câu “vẫn”, “chỉ cần”, “có” → làm cho
giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng.
-Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương → Trái tim cần lái
→ Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích.
-Vẫn cách nói bình thản, ngang tàng nhưng câu thơ đỗi lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý
nghĩa như một lời tâm huyết.
→ Ý chí quyết tâm chiến đấu và khí phách anh hùng của người chiến sĩ không có bom đạn nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.
a) Áo nâu / áo xanh
b) Áo nâu:( để chỉ) những người nông dân
Áo xanh:( để chỉ) những người công nhân
c) Nêu được đăc điểm riêng phổ biến về trang phục của người nông dân, công nhân nước ta. Thể hiện sự quan sát, miêu tả cụ thể, gần gũi ý nói: Các tầng lớp, giai cấp đang cùng nhau đứng lên xây dựng đất nước.
Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Đằng cuối bãi, / hai cậu bé con / tiến lại. | ||
Trạng ngữ C V |
Đằng cuối bãi, / tiến lại / hai cậu bé con. | ||
Trạng ngữ V C |
Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau , cho biết câu nào là câu miêu tả , câu nào là câu tồn tại :
(1) Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản ,xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa , thấp thoáng mái đình , mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.
(2) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt . Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.
(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng . Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy.
1Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. | |||||
C V | |||||
..., thấp thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính. | |||||
V C | |||||
..., ta / gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. | |||||
C V | |||||
Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế Choắt. | ||||
C V | ||||
Dế Choắt / là tên tôi đã đặt... và trịch thượng thế. | ||||
C V | ||||
Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng. | |||
V C | |||
Măng / trồi lên nhọn hoắt như một... trỗi dậy. | |||
C V |
Căn cứ vào vị trí của chủ ngữ, vị ngữ để xác định câu miêu tả và câu tồn tại. Ở câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau; đối với câu tồn tại thì ngược lại.
câu miêu tả
+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
+ ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời
+ Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế Choắt.
+ Dế Choắt là tên tôi đã đặt... và trịch thượng thế.
+ Măng trồi lên nhọn hoắt như một... trỗi dậy
câu tồn tại :
+ thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
+ Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
ẩn dụ là gọi tên sự vật sự việc này bằng tên sự vật sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
hoán dụ là gọi tên sự vật sự việc khái niệm này bằng tên sự vật sự việc khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
ngày huế đổ máu có một phép hoán dụ ở từ đổ máu .
- Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.
lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
a) Phép hoán dụ: làng xóm ta.
- Mối quan hệ: vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):
+ Gọi tên vật chứa đựng: làng xóm ta.
+ Thay cho vật bị chứa đựng: những người dân sống trong làng xóm.
b) Phép hoán dụ: mười năm, trăm năm.
- Mối quan hệ: cái cụ thế (B) và cái trừu tượng (A):
+ Gọi tên cái cụ thể: mười năm, trăm năm.
+ Thay cho cái trừu tượng: con số không xác dinh.
c) Phép hoán dụ: áo chàm.
- Mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A):
+ Gọi tên dấu hiệu của sự vật: áo chàm.
+ Thay cho sự vật: người Việt Bắc.
d) Phép hoán dụ: trái đất.
- Mối quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):
+ Gọi tên vật chứa đựng: trái đất. +
Thay cho vật bị chứa đựng: nhân loại.