K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2020

Thể thơ:được viết theo thể thơ ngũ ngôn(5 chữ). Thể này vừa có khả năng tự sự,miêu tả,triết lí như như nhiều thể thơ khác nhưng thích hợp nhất là để diễn tả tâm tình sâu lắng,biểu hiện những chuyện dân bể hoài niệm.

Kết cấu:Bài thơ có lối kết cấu đầu cuối tương ứng. Kết cấu đó vừa làm nổi bật cái tứ cảnh cũ người xưa,vừa thích hợp để diễn tả nỗi niềm bâng khuâng,nuối tiếc của tác giả và gợi lên ở người đọc niềm cảm thương sâu sắc.

Ngôn ngữ:Ngôn ngữ trong sáng,giản dị,đồng thời hàm súc dư ba. Có cảm tưởng bài thơ như một câu chuyện được kể bằng thơ,không có nhiều từ ngữ độc đáo,lời thơ tựa như lời tự vấn,lời sám hối của tác giả,của cả một lớp người.Tất cả đều khởi phát từ lòng chân thành truyền đến độc giả. Nhưng bài thơ cũng rất hàm súc bởi ý nghĩa của những hình ảnh trong bài và bởi nội dung tư tưởng mà bài thơ gợi nên.

Các thủ pháp nghệ thuật:Nổi bật trong bài thơ là sự tương phản-tương phản giữa hai thời kì trong cuộc đời ông đồ hay như sự tương phản giữa sự kiên trì,nhẫn lại,cố bám lấy sự sống,muốn góp mặt với đời của ông đồ(Ông đồ vẫn ngồi đấy) với sự thờ ơ,lãnh đạm của mọi người(Qua đường không ai hay). Sự tương phản thể hiện rõ sự thăng trầm của số phận,sự tàn lụi,nỗi bất hạnh trong cuộc đời ông đồ.

13 tháng 5 2019

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Kết cấu chặt chẽ

- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt

- Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.

1 tháng 12 2018

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị

- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ

- Ngôn ngữ lãng mạn

- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành

27 tháng 12 2018

Trần Thị Hà My

27 tháng 12 2018

- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ:

+ Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.

+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.

- Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người (vẫn ngồi đấy - không ai hay, người muôn năm cũ - hồn ở đâu,...).

- Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công: Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu giấy, (mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người).

- Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay. Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người.

Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người.

- Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc.

Nguồn: sachgiai

4 tháng 1 2018

- Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng. Trong bài thơ, thể thơ này được sử dụng và khai thác đạt hiệu quả nghệ thuật: bài thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng mà đầy gợi cảm. Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. Giọng thơ này rất phù hợp trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người đặc biệt là trước tình cảnh đáng thương của những lớp đang tàn lụi như ông đồ.
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ:
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.
+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.
- Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người {vẫn ngồi đấy - không ai hay, người muôn năm cũ - hồn ở đâu,...).
- Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công: Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu giấy, mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người).
- Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay. Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người.
Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người.
- Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc.

4 tháng 1 2018

Thể thơ:được viết theo thể thơ ngũ ngôn(5 chữ). Thể này vừa có khả năng tự sự,miêu tả,triết lí như như nhiều thể thơ khác nhưng thích hợp nhất là để diễn tả tâm tình sâu lắng,biểu hiện những chuyện dân bể hoài niệm.

Kết cấu:Bài thơ có lối kết cấu đầu cuối tương ứng. Kết cấu đó vừa làm nổi bật cái tứ cảnh cũ người xưa,vừa thích hợp để diễn tả nỗi niềm bâng khuâng,nuối tiếc của tác giả và gợi lên ở người đọc niềm cảm thương sâu sắc.

Ngôn ngữ:Ngôn ngữ trong sáng,giản dị,đồng thời hàm súc dư ba. Có cảm tưởng bài thơ như một câu chuyện được kể bằng thơ,không có nhiều từ ngữ độc đáo,lời thơ tựa như lời tự vấn,lời sám hối của tác giả,của cả một lớp người.Tất cả đều khởi phát từ lòng chân thành truyền đến độc giả. Nhưng bài thơ cũng rất hàm súc bởi ý nghĩa của những hình ảnh trong bài và bởi nội dung tư tưởng mà bài thơ gợi nên.

Các thủ pháp nghệ thuật:Nổi bật trong bài thơ là sự tương phản-tương phản giữa hai thời kì trong cuộc đời ông đồ hay như sự tương phản giữa sự kiên trì,nhẫn lại,cố bám lấy sự sống,muốn góp mặt với đời của ông đồ(Ông đồ vẫn ngồi đấy) với sự thờ ơ,lãnh đạm của mọi người(Qua đường không ai hay). Sự tương phản thể hiện rõ sự thăng trầm của số phận,sự tàn lụi,nỗi bất hạnh trong cuộc đời ông đồ.

8 tháng 12 2018

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn

- Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.

17 tháng 9 2017

- Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp với ngôn ngữ bình dị và súc tích.

- Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi đã toát lên những tâm tư, tình cảm của tác giả trước tình cảnh đáng thương của tác giả trước sự tàn lụi của lớp người từng được đề cao và trân trọng như ông đồ.

- Bài thơ có kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng. Mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, tương phản rõ nét, làm nổi bật chủ đề của bài thơ, từ đó khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc về một văn hóa truyền thống giờ đây đã bị thay đổi. Quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.

- Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa với sự chọn lọc hình ảnh để làm nổi bật tâm tư, cảm xúc của mình: giấy đỏ, mực nghiên – vốn là những đồ dùng gắn bó thân thiết với ông đồ, mà nay cũng “buồn”, “sầu” trước sự đổi thay của thời thế.

- Lựa chọn hình ảnh giản dị nhưng mang tính biểu tượng, giàu sức gợi: hình ảnh lá vàng rơi trên giấy gợi ra sự tàn tạ, tiêu điều, buồn tủi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về sự lãng quên, sự kết thúc của một kiếp người tàn.

9 tháng 2 2017

- Giọng văn biến đổi linh hoạt, đa dạng: khi bi thiết nghẹn ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát khiến cho bài hịch vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, không rơi vào tình trạng giáo điều khô cứng, cũng không phải là sự ủy mị, lãng mạn.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén với hệ thống luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đầy thuyết phục: tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi-> giãi bày tấm lòng mình → ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ → những việc làm sai trái của họ → những việc họ nên làm → gợi ý sách nên đọc → kết luận

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả phân tích được rõ thiệt hơn, tình hình thực tế và trong tương lai của những con người ấy.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại đặc biệt là tác giả sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi - một đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả, giục giã cho bài hịch.

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.