Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo.
- Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.
Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận.
- Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.
- Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.
- Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.
- Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.
Yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả giúp cho các văn bản nghị luận trở nên hấp dẫn, rõ nét và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.
Một vài chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình là:
- Như trong đêm nay, một mình … tự do.
- Giây phút này … duyên dáng.
=> Tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản là: Giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn lột tả được hết vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây.
- Văn bản đã lồng ghép tất cả các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thuyết minh:
+ Yếu tố tự sự để nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm.
+ Yếu tố miêu tả để nói về những vẻ đẹp của tác phẩm và sự đón nhận của công chúng.
+ Yếu tố biểu cảm để nói về những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm.
+ Yếu tố nghị luận để bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm.
- Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản được kết hợp một cách hài hòa và sắp xếp theo trình tự hợp lí; giúp thông tin cụ thể, thuyết phục, hấp dẫn hơn.
Bảng 1: Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
So sánh | Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội |
Điểm tương đồng | Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan. | |
Điểm khác biệt | - Miêu tả đối tượng/quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình. - Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình. | - Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo. - Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu |
Bảng 2: Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
So sánh | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội | Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Điểm tương đồng | Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan. | |
Điểm khác biệt | - Giải thích vấn đề cần bàn luận và trình bày được hệ thống luận điểm quan điểm của người viết. - Lập luận đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ, khách quan, chính xác để làm rõ những luận điểm đã nêu. - Đưa ra một số ý kiến trái chiều và làm rõ những ý kiến → Làm nổi bật hơn sự đúng đắn của những luận điểm đã đưa ra. | - Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo. - Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu |
Tham khảo
Nếu nói bánh Chưng là biểu trưng cho ngày Tết miền Bắc thì bánh Tét chính là linh hồn Tết của miền Nam. Mặc dù ở mỗi địa phương lại có loại bánh Tét khác nhau nhưng nhìn chung bánh Tét Nam Bộ đều chung một khuôn mẫu, chung một quy trình cách thức và đều mang ý nghĩa sâu sắc.
Bàn về nguồn gốc của bánh Tét, có rất nhiều những thông tin khác nhau được đưa ra. Có nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn gốc bánh Tét là từ sự giao lưu văn hóa Việt - Chăm-pa, cũng có truyền thuyết nói rằng bánh Tét có từ thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh quân Thanh. Khi vua cho quân nghỉ chân ăn Tết năm 1789, vua thấy anh lính mang mời một món bánh rất ngon liền ra lệnh mọi người gói bánh này ăn Tết, đặt tên là bánh Tết, lâu ngày tên bánh chuyển thành bánh Tét.
Bánh Chưng có hình vuông tượng trưng cho trời, đất thì bánh Tét có hình trụ dài tượng trưng cho những cột chống trời, đứng giữa trời và đất mở ra không gian cho con người sinh hoạt và lao động sản xuất. Chính vì hình dáng trụ dài này nên bánh Tét còn được gọi với tên thân thuộc là những đòn bánh Tét. Thuở xa xưa khi đời sống còn khó khăn, bánh Chưng hay bánh Tét chỉ được gói vào dịp đặc biệt quan trọng như Tết nguyên đán, ngày nay bánh tét cũng được gói vào dịp này, tuy nhiên cũng có thể gói để bán vào mọi thời điểm trong năm. Mọi người gói bánh vào dịp trước Tết để vào ngày Tết có cặp bánh tét để trên bàn thờ dâng tổ tiên.
Bánh tét được gói bằng là chuối hoặc lá dong với nhân là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Có nhiều loại bánh tét phụ thuộc vào nhân của nó nhưng nhìn chung có hai loại là bánh tét mặn và bánh tét ngọt. Bánh tét mặn nhân thịt còn bánh tét ngọt nhân các loại đỗ đen, đỗ đỏ, hạt điều, làm nên sự phong phú của món ăn này. Từng địa phương ở Nam bộ lại làm ra những món bánh tét mang hương vị khác nhau, mỗi nơi lại cố gắng mang hương vị đặc trưng của địa phương vào chiếc bánh. Điển hình như Bến Tre còn có bánh tét không nhân, bánh chỉ có gạo nếp trộn cũng đậu và nước cốt dừa ăn rất lạ. Trước khi gói bánh cần có khâu chuẩn bị nguyên liệu: rửa sạch lá dong, ngâm gạo, vo rửa gạo và đậu xanh thật kỹ, thái và ướp thịt hoặc chuẩn bị các loại nhân. Nguyên liệu phải hoàn toàn tự nhiên và tươi ngon nhất, màu xanh của gạo có được nhờ trộn với nước lá rau ngót hoặc lá dứa, gạo nếp thơm dẻo có độ xốp nhất định. Một chiếc bánh tét được xem là gói khéo nhất khi bánh tròn đều, lạt buộc chắc tay và khi cắt ra nhân bánh có hình tam giác.
Quá trình luộc bánh rất quan trọng, nó quyết định đến độ thơm ngon, dẻo đẹp và bắt mắt của chiếc bánh. Bánh sau khi gói xong được dựng thẳng đứng vào trong nồi, đổ ngập nước và luộc sôi trong 6 đến 8 tiếng tùy vào số lượng và kích thước của bánh. Lúc vớt bánh ra người ta thường đem bánh rửa trong nước lạnh để bánh sạch sẽ không bị mốc, nước lạnh giúp bánh cứng chắc và giữ dáng hơn. Khi thưởng thức bánh tét, cách ngon nhất là dùng lạt để cắt, một tay cầm bánh, một tay cầm đầu dây lạt, một đầu dùng răng cắn rồi nhẹ nhàng kéo để cắt ra một khoanh bánh tét. Ăn đến đâu sẽ lột vỏ và cắt bánh đến đó, như vậy sẽ giữ được bánh lâu hơn và bảo quản tốt hơn. Bánh tét có nhiều cách ăn cùng các món ăn khác, thông thường đối với bánh tét mặn sẽ được ăn kèm với các loại dưa hành, dưa kiệu, dưa củ quả còn các loại bánh tét ngọt sẽ được ăn với hoa quả như chuối.
Là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người dân Nam bộ, bánh tét mang ý nghĩa nhân sinh cao cả, tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc con cái, lớp vỏ bánh bao quanh lớp nhân bên trong giống như sự đùm bọc, bảo vệ nhau, yêu thương nhau giữa mọi người. Bánh tét làm từ những nguyên liệu xuất phát từ quá trình lao động của con người vì thế nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho đất trời, mùa màng, chăn nuôi, sức lao động của con người. Sự có mặt của bánh tét trong ngày Tết mang đến sự ấm cúng, sum vầy, không khí ấm áp hạnh phúc trong mọi gia đình.
Bánh tét là một món ăn nhưng hơn cả ý nghĩa của một món ăn, nó mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, nó thể hiện được bản sắc văn hóa, đời sống tình cảm cũng như lối sống của người dân Nam Bộ. Từ những khoanh bánh tét trên mâm cơm ngày Tết người ta gợi ra những câu chuyện, trao nhau những tình cảm và răn dạy nhau nhiều điều trong cuộc sống.
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: bánh chưng.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc và hình dáng, đặc điểm của bánh chưng
- Nguồn gốc: gắn liền với câu chuyện "Bánh chưng bánh giầy" và nhân vật hoàng tử Lang Liêu.
- Hình dáng, đặc điểm: vuông vức.
b. Nguyên liệu để làm bánh chưng
- Nguyên liệu bên ngoài: lá dong hoặc lá chuối.
- Nguyên liệu bên trong: nếp, đậu xanh, thịt mỡ.
c. Cách thức làm bánh
- Gói bánh
- Nấu bánh
- Thưởng thức bánh
d. Ý nghĩa của bánh chưng
- Là một món ăn tiêu biểu tượng trưng cho ngày Tết.
- Ẩn dụ cho ý niệm cho mong ước về cuộc sống ấm no.
- Đề cao thành tựu nông nghiệp cùng nền văn minh lúa nước.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa và tác dụng của bánh chưng trong đời sống tinh thần, tâm thức của người Việt.
* Đoạn mở bài:
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc.
* Đoạn thân bài:
Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.
- Yếu tố thuyết minh: Kể về hình ảnh ông lão đánh cá kiên cường không khuất phục chiến đấu hết mình.
- Yếu tố tự sự: Miêu tả cuộc chiến của ông lão với con cá khổng lồ.
- Yếu tố miêu tả: Miêu tả hình ảnh ông lão khi chiến đấu với con cá khổng lồ (“mồ hôi ướt đẫm người, lão mệt thấm xương”; “hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ”; “mồ hôi xát muối vào mắt lão”)
→ Các yếu tố trên giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, giàu sức biểu cảm hơn.