K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.          Cốt truyện của truyện ngắn thường...
Đọc tiếp

Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.

          Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà truyện ngắn thường là ngắn.

          Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.

                                                                                  (Theo  Từ điển văn học)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên?

Câu 2. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng truyện ngắn trong phần trích ?

Câu 3. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì?

Câu 4. Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử dụng phương tiện liên kết nào?

Câu 5. Dựa vào gợi ý của phần trích trên, em hãy viết đoạn văn(từ 10 – 12 câu) thuyết minh về một trong các đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao

1
27 tháng 5 2021

Câu 1: 

-Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.

-Chủ đề của phần trích trên: đặc điểm của thể loại văn học truyện ngắn.

Câu 2:

- 4 từ thuộc trường từ vựng truyện ngắn: tự sự, nhân vật, cốt truyện, kết cấu ( ngoài ra còn có: chủ đề, tác phẩm và thể loại em tham khảo thêm).

Câu 3:

Tác dụng:

-Dấu hai chấm: đánh dấu phần giải thích ( sau dấu hai chấm) cho phần trước đó.

-Dấu ngoặc kép: đánh dấu những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 4:

Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết. Từ được dùng liên kết: truyện ngắn.

 

 

  Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :                                                        TRUYỆN NGẮN             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của...
Đọc tiếp

 

 

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : 

                                                       TRUYỆN NGẮN

             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện. 

             Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó và truyện ngắn thường là ngắn.

             Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của bậc thầy trong Thể loại này đã cho ta biết điều đó.   

                                                                               (Theo Từ điển văn học)

Câu 1. Xác định phuơng thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên?

Câu 2. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì? 

 

 

 

 

 

 

1
20 tháng 12 2022

1. PTBĐ chính: nghị luận.

Chủ đề của phần trích: nêu những khái niệm về "Chuyện ngắn"

2. Dấu hai chấm có tác dụng liệt kê sự việc, sự vật.

Dấu ngoặc kép có tác dụng để cho một từ ghép có nghĩa ẩn dụ bên trong mặt chữ.

 Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :                                                        TRUYỆN NGẮN             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của...
Đọc tiếp

 

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : 

                                                       TRUYỆN NGẮN

             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện. 

             Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó và truyện ngắn thường là ngắn.

             Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của bậc thầy trong Thể loại này đã cho ta biết điều đó.   

                                                                               (Theo Từ điển văn học)

Câu 1. Xác định phuơng thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên?

Câu 2. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì? 

Câu 3. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày cảm nhận của anh/chị về cụ Bơ-men trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng của O.hen-ri. 

Câu 4. Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà anh/chị yêu thích trong cuộc sống.  

 

1
CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
21 tháng 12 2022

1. Thuyết minh, chủ đề chính là cung cấp những thông tin, kiến thức về truyện ngắn.

2. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho phần liệt kê các ý sau đó. Dấu ngoặc kép có chức năng đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

3. Tham khảo: Sau khi học xong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn người Mĩ - O.Hen-ri, hình ảnh cụ Bơ - men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp. Cụ là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn xi. Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao có bằng được một kiệt tác của riêng mình. Nhưng cái nghèo thì mãi vậy, thời gian lại nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được. Vốn đầy lòng thương người nên cụ Bơ - men vô cùng lo lắng khi biết bệnh tình của Giôn - xi. Cụ vừa lo sợ vừa tức giận với cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ khi cô cố gắng cuộc sống còn lại của mình với chiếc lá cuối cùng bên ngoài cửa sổ kia. Cụ nhìn từng chiếc lá thường xuân cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc. Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Chính vì nó mà Giôn - xi đã hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm đến cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sự sống trở lại. Nhưng người đọc càng nghẹn ngào khi biết rằng sau đêm ấy, cụ Bơ - men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời ngay sau đó vài ngày. Nhân vật cụ Bơ - men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, giàu tài năng. Cụ chỉ xuất hiện một chút ở đầu, giữa câu chuyện và thông qua lời kể của Xiu nhưng chính “kiệt tác” của cụ đã giúp cho người đọc cảm thấy tình người ấm áp: Sống và yêu thương!

4. Tham khảo dàn ý thuyết minh về đồ dùng, ví dụ chiếc mắt kính.

Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Kính đeo mắt.

Thân bài

– Hình dáng: mắt kính, gọng kính.

– Màu sắc: trắng, nâu, xám, đen.

– Chất liệu: mi-ca, nhựa, sắt..

– Chủng loại: kính râm, kính lão, kính cận.

– Cách bảo quản: Đựng trong hộp, tránh cọ sát làm xây xước.

– Công dụng: dùng chắn bụi, giúp nhìn rõ chữ, làm đồ trang sức.

Kết bài

Kính đeo mắt là một vật dụng hữu ích cho con người, nhờ nó mà đôi mắt chúng ta được bảo vệ tốt hơn tránh khỏi các xâm hại từ bên ngoài.

 

25 tháng 9 2019

Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.

13 tháng 9 2023

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... 

Với hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng của tổ tiên ta từ thuở Âu Cơ, Lạc Long Quân cho đến thời đại Hồ Chí Minh hiện nay, chúng ta tự hào vì được làm con dân đất Việt, trời Nam. Mỗi khi lật từng trang sử của dân tộc chúng ta lại thấy cần có trách nhiệm hơn, bởi đó là nơi để soi rọi tâm hồn ta, kêu gọi ta làm gì đó có ích cho đất nước. Chính vì thế, việc học lịch sử là một phần không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên ở bất cứ cấp học, bậc học nào.

  

Để ghi lại những sự kiện, chiến công và thành tựu to lớn đó, Nhà xuất bản Hồng Đức và tác giả Đặng Việt Thủy đã cho ra đời cuốn sách “Việt Nam - những thời khắc lịch sử, những sự kiện trọng đại” được xuất bản năm 2018. Trên trang bìa của cuốn sách là hình ảnh của Bác Hồ người anh hùng dân tộc Việt Nam và ngôi sao năm cánh tượng trưng cho linh hồn dân tộc và các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam ta. Hãy cùng trao đổi với tôi để hiểu rõ hơn về cuốn sách ý nghĩa này nhé. 

Lật từng trang sách đầu tiên, bạn đọc sẽ thấy được khí thế sôi sục của dân tộc ta qua những quyết định lịch sử trọng đại trong Cách mạng tháng Tám 1945. Đây có lẽ là một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại có ý nghĩa quyết định với vận mệnh của dân tộc ta. Hội nghị toàn quốc Ban chấp hành Trung ương của Đảng cộng sản Đông Dương tiến hành và ra quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Nội dung văn kiện hạ lệnh Tổng khởi nghĩa đã ra đời vào đúng 23 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1945 do Ủy ban Khởi nghĩa ban bố.

Càng đọc càng thấy được sự quyết tâm và ý chí kiên cường chiến đấu để giành lại độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam qua các sự kiện lịch sử như: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chuyện về vua Bảo Đại thoái vị, Quốc khánh 2-9-1945 được bảo vệ ra sao; Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” và Lời kêu gọi của Bác Hồ; Hà Nội - mùa đông năm 1946; ngày ấy trẻ già, gái trai đều một lòng đánh giặc; Vì sao Điện Biên Phủ được cả quân ta và quân Pháp chọn làm điểm quyết chiến chiến lược.

Chiến dịch “Điện Biên Phủ mốc vàng thời đại” cho thấy chiến thắng đã đập tan âm mưu quân sự cuối cùng của Pháp, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đúng như nhà thơ Tố Hữu nói:

“Chín năm là một Điện Biên

Nên nhành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

Cho đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 - Trải qua ba chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, đặc biệt chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc 21 năm trường kì chống Mỹ; mở ra kỉ nguyên độc lập tự do, thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng và trí tuệ con người”.

Cuốn sách thực sự là một tài liệu để bạn đọc tham khảo và tìm hiểu thêm về các sự kiện lịch sử diễn ra qua từng giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Sách được biên soạn công phu, khoa học, ngắn gọn, súc tích theo trình tự thời gian dễ theo dõi, dễ nhớ, giúp bạn đọc thêm yêu lịch sử Việt Nam và trân trọng những giá trị về độc lập tự do mà ông cha ta và các anh hùng đã hi sinh mang lại. Mời bạn đọc đón đọc. 

18 tháng 9 2016

Bạn tham khảo nhé . Câu2

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

18 tháng 9 2016

1. Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

câu 2 có ng làm rồi nhé, mình có thể làm ngắn hơn nưng lười :)

3. Lúc đầu thì băn khoăn, day dứt trong việc bán cậu Vàng

Sau đó thì buồn bã, nức nở khi bán cậu Vàng đi

Cuối cùng tự tử = bả chó để giữ lại toàn bộ số tiền cho con trai

4. chắc để mình làm đã, chứ giờ chưa có chữ nào tron đầu ca :)

 

1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử. Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử. Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó. Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật...
Đọc tiếp

1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện

Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử.

Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử.

Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó.

Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật lịch sử chính diện. Nhà văn thường tập trung khắc họa nhân vật chính diện trên các phương diện nghệ thuật nào? Làm sáng tỏ với một nhân vật cụ thể.

Câu 5. Viết đoạn văn tổng hợp, nêu cảm nhận của em về lịch sử dân tộc qua các văn bản đã học.

2. Chủ đề: Vẻ đẹp cổ điển- thể loại thơ Đường luật

Câu 1. Thế nào là thơ Đường luật? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ Đường luật.

Câu 2. Phân biệt thơ Đường luật với các thể thơ đã học (thơ lục bát; thơ 4 chữ, 5 chữ; thơ tự do).

Câu 3. Kể tên 3 tác giả tiêu biểu của Việt Nam có nhiều tác phẩm sáng tác theo thể thơ Đường luật. Tìm hiểu thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả đó.

Câu 4. Qua phần tìm hiểu các bài thơ Đường và các tác giả lớn, em hãy chỉ ra nét tâm trạng chung của các tác giả được thể hiện qua các VB. Lí giải tại sao, họ lại có chung nét tâm trạng đó.

Câu 5. Viết đoạn văn diễn dịch, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp cổ điển qua các VB đã học.

3. Chủ đề: Lời sông núi- thể loại nghị luận trung đại

Câu 1. Thế nào là văn bản nghị luận? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của bài văn nghị luận trung đại.

Câu 2. Chỉ ra dàn ý chung cho bài văn nghị luận trung đại. Chỉ ra điểm khác biệt với bài văn nghị luận xã hội mà các em đã được học ở lớp 7.

Câu 3. Tìm và đọc thêm các bài văn nghị luận đặc sắc được viết bởi những nhân vật kiệt xuất.

Câu 4. Qua các VB được tìm hiểu, em cố nhận xét gì về tình cảm của các tác giả dành cho dân tộc.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Chỉ ra các lưu ý và tác dụng của biệt ngữ xã hội trong khi nói và viết.

Câu 2. Thế nào là từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân? Những lưu ý và tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong khi nói và viết. Em lấy ví dụ minh họa.

Câu 3. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình và tượng thanh trong khi nói và viết.

Câu 4. Đọc VB “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.

Câu 5. Thế nào là biện pháp tu từ đảo ngữ? Chỉ ra các kiểu đảo ngữ và tác dụng.

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đảo ngữ có trong VB “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 7. Chỉ ra đặc điểm của đoạn văn diễn dịch và quy nạp.

Câu 8. Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp phân tích 2 câu thơ cuối trong bài thơ “Thu điếu”.

III. VIẾT

Câu 1: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

Câu 2: Viết bài văn phân tích một nhân vật trong truyện lịch sử mà em yêu thích.

Câu 3. Phân tích một bài thơ Đương luật mà em ấn tượng.

IV. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

1
21 tháng 10 2023

ai giúp mik với

1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử. Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử. Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó. Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật...
Đọc tiếp

1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện

Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử.

Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử.

Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó.

Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật lịch sử chính diện. Nhà văn thường tập trung khắc họa nhân vật chính diện trên các phương diện nghệ thuật nào? Làm sáng tỏ với một nhân vật cụ thể.

Câu 5. Viết đoạn văn tổng hợp, nêu cảm nhận của em về lịch sử dân tộc qua các văn bản đã học.

2. Chủ đề: Vẻ đẹp cổ điển- thể loại thơ Đường luật

Câu 1. Thế nào là thơ Đường luật? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ Đường luật.

Câu 2. Phân biệt thơ Đường luật với các thể thơ đã học (thơ lục bát; thơ 4 chữ, 5 chữ; thơ tự do).

Câu 3. Kể tên 3 tác giả tiêu biểu của Việt Nam có nhiều tác phẩm sáng tác theo thể thơ Đường luật. Tìm hiểu thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả đó.

Câu 4. Qua phần tìm hiểu các bài thơ Đường và các tác giả lớn, em hãy chỉ ra nét tâm trạng chung của các tác giả được thể hiện qua các VB. Lí giải tại sao, họ lại có chung nét tâm trạng đó.

Câu 5. Viết đoạn văn diễn dịch, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp cổ điển qua các VB đã học.

3. Chủ đề: Lời sông núi- thể loại nghị luận trung đại

Câu 1. Thế nào là văn bản nghị luận? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của bài văn nghị luận trung đại.

Câu 2. Chỉ ra dàn ý chung cho bài văn nghị luận trung đại. Chỉ ra điểm khác biệt với bài văn nghị luận xã hội mà các em đã được học ở lớp 7.

Câu 3. Tìm và đọc thêm các bài văn nghị luận đặc sắc được viết bởi những nhân vật kiệt xuất.

Câu 4. Qua các VB được tìm hiểu, em cố nhận xét gì về tình cảm của các tác giả dành cho dân tộc.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Chỉ ra các lưu ý và tác dụng của biệt ngữ xã hội trong khi nói và viết.

Câu 2. Thế nào là từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân? Những lưu ý và tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong khi nói và viết. Em lấy ví dụ minh họa.

Câu 3. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình và tượng thanh trong khi nói và viết.

Câu 4. Đọc VB “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.

Câu 5. Thế nào là biện pháp tu từ đảo ngữ? Chỉ ra các kiểu đảo ngữ và tác dụng.

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đảo ngữ có trong VB “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 7. Chỉ ra đặc điểm của đoạn văn diễn dịch và quy nạp.

Câu 8. Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp phân tích 2 câu thơ cuối trong bài thơ “Thu điếu”.

III. VIẾT

Câu 1: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

Câu 2: Viết bài văn phân tích một nhân vật trong truyện lịch sử mà em yêu thích.

Câu 3. Phân tích một bài thơ Đương luật mà em ấn tượng.

IV. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

0
27 tháng 10 2016

-Thể loại:tiểu thuyết

-NX cụ Bơ-men:cụ là 1 người có tấm lòng hi sinh cao cả

28 tháng 10 2016

ọeoe