K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2022

refer

  Qua truyện Thánh Gióng, em hiểu rằng nhân dân Việt Nam luôn hiện hữu một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết Thánh Gióng 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nam thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói đòi đánh giặc. Một điều nữa, em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắng. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi Gióng ở trong truyện. Em cảm thấy tự hào và biết ơn vô cùng về tình thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta khi có giặc ngoại xâm.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/qua-truyen-thanh-giong-em-co-suy-nghi-gi-ve-tinh-than-yeu-nuoc-cua-nhan-dan-ta-khi-dat-nuoc-co-ngoai-xam-a94896.html#ixzz7NyyLeJaX

13 tháng 5 2016

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc chủ yếu sau:

a. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất.

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc, tạo lập cho dân ta một nền văn hoá phong phú, đa dạng và thống nhất bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp, cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nấc thang cao nhất của văn hoá Việt Nam.

Đây là tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách, hiểm nguy. Đây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

c. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực của văn hoá phương Đông trong Nho giáo và Phật giáo, như lòng vị tha, tư tưởng từ bi bác ái, tình yêu thương con người; triết lý hành đạo giúp đời, tu thân dưỡng tính, truyền thống hiếu học…

Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ và phong cách dân chủ, nhân quyền của văn hoá phương Tây…

Như vậy, trên con đường hoạt động cách mạng Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng trí tuệ của thời đại: Đông, Tây, kim, cổ…, vừa thu hái, vừa gạn lọc, suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa, vận dụng, phát triển góp phần làm phong phú, tạo nên tư tưởng của Người.

d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.

Trước hết, đó là tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng, phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn qua các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động quốc tế. Đó là tâm hồn, ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu con người, sẵn sàng chịu đựng những gian khổ hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc chuyển hoá, phát triển những tinh hoa của dân tộc và của thời đại thành tư tưởng đặc sắc của Người.

13 tháng 5 2016

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc chủ yếu sau:

a. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất.

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc, tạo lập cho dân ta một nền văn hoá phong phú, đa dạng và thống nhất bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp, cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nấc thang cao nhất của văn hoá Việt Nam.

Đây là tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách, hiểm nguy. Đây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

c. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực của văn hoá phương Đông trong Nho giáo và Phật giáo, như lòng vị tha, tư tưởng từ bi bác ái, tình yêu thương con người; triết lý hành đạo giúp đời, tu thân dưỡng tính, truyền thống hiếu học…

Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ và phong cách dân chủ, nhân quyền của văn hoá phương Tây…

Như vậy, trên con đường hoạt động cách mạng Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng trí tuệ của thời đại: Đông, Tây, kim, cổ…, vừa thu hái, vừa gạn lọc, suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa, vận dụng, phát triển góp phần làm phong phú, tạo nên tư tưởng của Người.

d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.

Trước hết, đó là tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng, phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn qua các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động quốc tế. Đó là tâm hồn, ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu con người, sẵn sàng chịu đựng những gian khổ hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc chuyển hoá, phát triển những tinh hoa của dân tộc và của thời đại thành tư tưởng đặc sắc của Người.

2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải đã hình thành ngay một lúc mà trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện gắn với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Người, gồm 5 giai đoạn sau:

- Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (từ năm 1890 - 1911).

- Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911 - 1920).

- Giai đoạn hình thành cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam (1921 – 1930).

- Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của cách mạng Việt Nam (1930 - 1941).

- Giai đoạn phát triển và hiện thực hoá tư tưởng Hồ Chí Minh (1941 - 1969).

30 tháng 4 2018

I. Phần văn bản :

1/ Đọc, nắm tên tên tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật các văn bản:

1. Bài học đường đời đầu tiên

2. Sông nước Cà Mau

3. Bức tranh của em gái tôi

4. Vượt thác

5. Buổi học cuối cùng

6. Cô Tô

7. Cây tre Việt Nam

2/ Học thuộc lòng và nắm nội dung các văn bản thơ "

1. Đêm nay Bác không ngủ

2. Lượm

II. Phần tiếng việt :

1. Học và nắm các khái niệm về các biện pháp tu từ : Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ

2. Nắm được các thành phần chính của câu

- Câu trần thuật đơn

- Câu trần thuật đơn có từ "là"

- Câu trần thuật đơn không có từ "là"

3.Nắm tác dụng của các dấu câu : Dấu phẩy, dấu chấm, đấu chấm phẩy, dấu chấm than.

III. Phần tập làm văn: Văn miêu tả

Yêu cầu:

- Hiểu cách làm bài văn miêu tả, phương pháp tả cảnh, tả người.

- Lập dàn ý cho các đề bài sau theo bố cục bài văn miêu tả người. tả cảnh ở SGK Ngữ văn 6 - tập 2 :

1. Tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi

2. Tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè

3. Tả người mẹ của em

4. tả một thầy giáo ( hoặc cô giáo ) mà em yêu quý.

Đây là đề cương học kì II môn ngữ văn 6 ở trường Phan Bội Châu nên mình không chắc là có giống đề ở trường bạn không.

Chúc bạn thi tốt hihi

30 tháng 4 2018

I. Phần Văn và Tiếng Việt (5 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào về không gian, thời gian, hình dáng, cử chỉ?

Câu 2: (1,0 điểm) Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau, Em hãy cho biết những dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi đi qua vùng đất này?

Câu 3: (1,0 điểm) So sánh là gì? Em hãy đặt một câu có sử dụng phép so sánh.

Câu 4: (1,5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết mỗi chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào?

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)

II. Phần Tập làm văn (5,0 điểm)

Em hãy tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, bà, cha, mẹ, ...)

14 tháng 5 2016

Cây xanh bốn mùa
Bác Hồ rất thông cảm với sự vất vả của nhân dân. Tìm hiểu cụ thể đời sống của nhân dân, của những người lao động là một nếp làm việc quen thuộc của Bác. Một hôm, Bác gọi đồng chí phục vụ đến và nói:
- Có những đêm nằm nghỉ nghe thấy tiếng chổi tre quét đường phố rất khuya, Bác nghĩ rằng mùa đông, các cô chú công nhân quét đường vất vả lắm. Chú thử tìm cách điều tra cụ thể rối nói lại cho Bác biết.
Vâng lời Bác, một đêm nọ, đồng chí phục vụ lững thững dạo theo hè phố từ lúc người công nhân bắt đầu làm việc cho đến lúc dừng tay. Một tối làm việc như vậy họ phải đi đoạn đường khá dài, làm việc thầm lặng và rất vất vả.
Câu chuyện công việc của người công nhân quét đường trong đêm đông được báo cáo lại với Bác rất tỉ mỉ.
Nghe đồng chí phục vụ nói, Bác suy nghĩ hồi lâu rồi bảo:
- Chú nhớ nhắc những cơ quan có trách nhiệm phải có chế độ cấp phát quần áo lao động để bảo vệ sức khỏe cho các cô các chú ấy, nhắc nhở cán bộ phụ trách các cấp phải quan tâm đúng mức đến anh chị em làm nghề vất vả này.
Thời gian trôi qua...
Lần ấy, Bác có việc đi sang nước bạn. Nước bạn đang mùa đông lạnh giá, hầu hết cây cối đều trụi lá. Người bỗng phát hiện ra một loài cây vẫn xanh. Bác hỏi cán bộ địa phương, được biết đúng là loài cây có sức sống tốt, bốn mùa đều xanh tươi.
Người quyết định xin giống cây ấy mang về Việt Nam. Về nước, Bác trao giống cây đó cho người làm vườn và nói:
- Đây là loại cây mà mùa đông ít rụng lá. Chú trồng thử xem. Nếu chịu được khí hậu nước ta và xanh tốt thì sau này đem trồng dọc các đường phố, mùa đông vừa có cây xanh, vừa đỡ vất vả, đỡ tốn công cho anh chị em công nhân quét đường.
Trong Phủ Chủ tịch, gần nhà sàn của Bác, hiện vẫn còn loại cây trên, không rõ tên khoa học của loài cây ấy là gì, anh chị em vẫn thường gọi là “Cây xanh bốn mùa”.
Nhìn cây xanh bốn mùa ghi nhớ tấm lòng thương yêu nhân dân của Bác. Là Chủ tịch nước Người bận trăm công, nghìn việc lớn. Thế nhưng những việc thường ngày xảy ra chung quanh Bác cũng không bỏ qua. Người quan tâm một cách cụ thể và thiết thực đến điều kiện làm việc của những người công nhân. Việc làm của Bác luôn nhắc nhở chúng ta hãy biết quan tâm chia sẻ với những khó khăn vất vả của người khác, những người cán bộ lãnh đạo càng phải ghi nhớ điều này.
Trích từ sách: Bao la nhân ái Hồ Chí Minh,
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1994
http://www.baotanghochiminh.vn/ - http://www.baotanghochiminh.vn 

Bác không đồng ý với nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức kỉ niệm ngày sinh của Người
Câu chuyện sau đây do đồng chí Nguyễn Văn Lương, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, BCH TW Đảng kể lại.
Năm 1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày kỷ niệm lớn: Kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng ta, kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Lênin, mừng thọ Hồ Chủ tịch 80 tuổi và kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hồi đó, sức Bác đã yếu. Để giữ gìn sức khỏe của Bác, Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng và Nhà nước thì mời Bác chủ trì, còn khi bàn những việc thứ yếu thì cứ bàn rối báo cáo lại. Bác cũng đồng ý như vậy. Khi Bộ Chính trị bàn việc tổ chức kỷ niệm bốn ngày lễ lớn thì Bác không dự. Nghị quyết đó ra từ tháng 4. Đến ngày 8-7 thì đăng trên báo Nhân dân. Mọi việc lớn hay nhỏ, khi Bộ Chính trị đã bàn xong đều báo cáo lại. Riêng việc này, các đồng chí cũng ngại rằng nếu Bác biết thì thể nào cũng không để tổ chức kỷ niệm ngày sinh của mình.
Hôm đó, đọc báo xong, Bác gọi các đồng chí trong Bộ Chính trị vào, Bác chỉ vào tờ báo Nhân dân để trên bàn và hỏi: Nghị quyết này các chú bàn bao giờ mà tại sao không cho Bác biết? Bác nói đại ý: tất cả các Nghị quyết của Đảng đều do Bộ Chính trị quyết định tập thể. Gần đây, Bác mệt, có một số cuộc họp không dự được. Đó là khuyết điểm của Bác. Khi đọc nghị quyết đăng trên báo, Bác tán thành nhiều điểm. Chỉ có việc riêng của Bác, Bác không đồng ý. Ai cũng biết Bác là Chủ tịch Đảng ta. Đọc nghị quyết này, người ta sẽ nghĩ rằng Bác chủ trì phiên họp Bộ Chính trị để bàn việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của mình cho linh đình. Thế là không đúng. Bác ngừng một lúc, giở tờ báo, chỉ tay vào một đoạn trong nghị quyết và nói: Lênin là bậc thầy của cách mạng thế giới. Bác chỉ là học trò của Lênin? Sao các chú lại đặt việc riêng của Bác ngang với những việc lớn của Đảng và Nhà nước? Bác lại chỉ tay vào một đoạn nữa trong nghị quyết và hỏi các đồng chí trong Bộ Chính trị: Sao các chú cho in sách của Bác nhiều thế? Bây giờ nước nhà còn thiếu thốn, sách học, giấy học cho các cháu còn thiếu, thế mà sách báo của ta, kể cả sách của Bác, thì in lu bù. Nên bớt đi, cái gì cần lắm hãy in, để giấy cho các cháu học. Nói xong, Bác lại lấy ngón tay dò dò trên tờ báo. Thi ra vẫn chưa hết! Chỉ tay vào một chỗ trong nghị quyết, ghi việc xây dựng và tu bổ những nhà bảo tàng, nhà lưu niệm của những địa phương cơ sở cách mạng Bác nói: việc này cũng cần thiết, nhưng Bác nghỉ nước ta đang có chiến tranh, nhà cửa của nhân dân bị tàn phá nặng nề, chúng ta nên để dành vật liệu trước hết xây dựng nhà ở cho nhân dân, trường học cho các cháu và nhà giữ trẻ. Khi đời sống nhân dân sung túc, lúc đó ta hãy xây dựng bảo tàng này, bảo tàng nọ.
Từ một nghị quyết của Bộ Chính trị, Bác chỉ ra nhiều bài học rất thấm thía. Bác rất khiêm tốn, không muốn đề cao cá nhân mình, lúc nào Người cũng chỉ nhận mình là học trò của Lênin vĩ đại. Mỗi việc làm của Bác đều vì dân vì nước. Ngay cả đến khi sắp từ biệt thế giới này, Bác vẫn còn căn dặn: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân".
Nhờ Bác, chúng ta nhớ những lời Bác dạy. Mọi chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ điều kiện thực tế của đất nước, và luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.

14 tháng 5 2016

Giản dị và tiết kiệm
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.
http://www.baotanghochiminh.vn/ - http://www.baotanghochiminh.vn 

Câu chuyện về chiếc tàu phá thuỷ lôi mang biệt hiệu T5 và tấm lòng của Bác
Ông Phan Trọng Tuệ, nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, trong một lần gặp gỡ với ông Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Bác Hồ cùng ôn lại những kỷ niệm khi được làm việc với Bác kể lại rằng: năm 1965, ông làm Chính uỷ kiêm Tư lệnh đường mòn Hồ Chí Minh. Một hôm đồng chí Vũ Kỳ gặp ông và nói xem có phim tư liệu gì mới về cuộc sống, chiến đấu và lao động của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đem vào chiếu cho Bác xem.
Ông về lựa chọn và đưa cuốn phim về giao thông vận tải, quay từ Hà Nội vào đến Vinh cho Bác xem. Bộ phim ông mang vào chiếu cho Bác xem, có cảnh phá thuỷ lôi bằng kích thích. Cho ca nô chạy nhanh qua bãi thuỷ lôi. Thuỷ thủ lái ca nô mặc áo bảo vệ kèm phao bơi. Bác xem rất chăm chú sau đó Người hỏi: Mặc như thế kia thì cử động thế nào, ca nô chạy như thế liệu có đảm bảo an toàn cho chiến sĩ? Tiếp đó Bác nói luôn các chú lái ca nô thật dũng cảm, nhưng phải nghĩ xem có phương pháp nào điều khiển ca nô chạy tự động qua bãi thuỷ lôi, chứ làm như thế này nguy hiểm cho tính mạng của các chiến sĩ.
Ông đã suy nghĩ rất nhiều về lời gợi ý của Bác. Sau đó ông cho họp Hội đồng kỹ thuật, báo cáo lại ý kiến của Bác. Mọi người đều rất tán thành và đề nghị thiết kế tàu không người lái, điều khiển từ xa.
Sau đó một loại tàu mới có biệt hiệu là T5 ra đời, có người điều khiển từ xa để phá thuỷ lôi. Đó là do bao công sức đóng góp của các anh em làm công tác kỹ thuật sáng chế.
Khi chiếc tàu này mới được chế tạo, đã mang lên Hồ Tây chạy thử. Lần chạy thử đó có mời đồng chí Tố Hữu đến xem. Nhờ chiếc tàu đó mà ta đã phá được rất nhiều thuỷ lôi, đảm bảo giao thông đường thuỷ thông suốt, lại không nguy hiểm đến tính mạng cho các chiến sĩ.
Lời phát biểu của Bác đã tác động đến anh em kỹ thuật, giúp họ suy nghĩ, phát huy sáng kiến và chế tạo ra chiếc tàu mang biệt hiệu T5.
Chiếc tàu mang biệt hiệu T5 hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải quân Việt Nam. đó không chỉ là hiện vật quý trong cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của nhân dân ta, mà còn là minh chứng cho tấm lòng thương yêu cán bộ chiến sĩ của Bác Hồ. Trước bất cứ một công việc gì, Bác đều suy nghĩ làm thế nào cho tốt nhất, không ảnh hưởng đến tính mạng, của cải, tài sản của nhân dân.

24 tháng 12 2017

tình trạng của một sự vật hoặc một con người, coi như không có gì thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó

24 tháng 12 2017
 

Trần Văn Thành

trạng thái : 

tình trạng của một sự vật hoặc một con người, coi như không có gì thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó

chúc bn học tốt !

28 tháng 7 2016

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. 
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc) 
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.