K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

Ha ha : bộc lộ sự sảng khoái, sung sướng trước những việc thú vị, mới lạ

Ái ái : Tiếng thốt ra khi bị đau đột ngột ( biểu hiện sự sợ hãi )

Than ôi : Biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

9 tháng 10 2018

mơn , tui quên ghi than ôi vs lại tôi chắc bạn làm luôn khỏi cần câu hỏi :))

Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì?a) Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”.Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít...
Đọc tiếp

Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

a) Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”.

Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”.

Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”.

(Nguyễn Đình Thi, Cái tết của Mèo Con)

b) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

1
7 tháng 9 2019

Các thán từ bộc lộ cảm xúc:

   + Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sung sướng trước những phát hiện thú vị

   + Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột ( sự sợ hãi)

   + Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

15 tháng 3 2020

Câu 1:

- Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: " Kìa, chúng bay đâu xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không"

--> Câu mở rộng thành phần vị ngữ

- Lũ Chuột bò lên chạn, leo lên bát Nồi Đồng. Năm, sáu thằng xúm lại, húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra.

--> câu ghép

- Ha ha! Cơm nguội! Cái có bát cá kho!

-> câu đặc biệt

- Cá rô kho khế, vừa dừ vừa thơm.

--> câu đơn

- Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi! "

--> câu cầu khiến

Các câu đó thực hiện chức năng là dùng để sai bảo và dùng để hỏi

~ HOK TỐT ~

15 tháng 3 2020

TL:

Các kiểu câu trên là câu cầu khiến , câu hỏi

Các câu đó thực hiện chức năng là dùng để sai bảo và dùng để hỏi

học tốt

Phân biệt kiểu câu trần thuật với các kiểu câu khác trong đoạn trích sau :a . Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ :” Kìa chúng bay đâu , xemthằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ?Lũ chuột bò lên chạn , leo lên bác Nồi đồng . Năm sáu thằng xúm lại húcmõm vào , cố mãi mới lật được cái vung nồi ra . Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có mộtbát cá kho ! Cá rô kho khế , vừa dừ vừa...
Đọc tiếp

Phân biệt kiểu câu trần thuật với các kiểu câu khác trong đoạn trích sau :
a . Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ :” Kìa chúng bay đâu , xem
thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ?
Lũ chuột bò lên chạn , leo lên bác Nồi đồng . Năm sáu thằng xúm lại húc
mõm vào , cố mãi mới lật được cái vung nồi ra . Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có một
bát cá kho ! Cá rô kho khế , vừa dừ vừa thơm . Chít chít , anh em ơi , lại đây
chén đi thôi !”
Bác Nòi Đồng run như cầy sấy : “ Bùng bông . ái ái ! Lạy các cậu , các
ông , ăn thì ăn , nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất . Cái chạn cao như thế này ,
tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp , chết mất ! (Nguyễn Đình Thi)
b.Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối tít , tỏ ra dáng bộ
vui mừng .
Anh Dâu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như
kẻ sắp bị tù tội
Cái Tí , thằng Dần cũng vỗ tay reo :
- A ! Thầy đã về ! A ! Thầy đã về !...
Mặc kệ chúng nó , anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa ,
nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản ,
anh ta lăn kềnh ra trên chiếc chiếu rách . Ngoài đình , mõ đập chan chát , trống
cái đánh thùng thùng , tù và thổi như ếch kêu . (Ngô Tất Tố)

help meeeeee

0
Phân biệt kiểu câu trần thuật với các kiểu câu khác trong đoạn trích sau : a . Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ :” Kìa chúng bay đâu , xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ? Lũ chuột bò lên chạn , leo lên bác Nồi đồng . Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào , cố mãi mới lật được cái vung nồi ra . Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho ! Cá rô kho khế , vừa dừ...
Đọc tiếp

Phân biệt kiểu câu trần thuật với các kiểu câu khác trong đoạn trích sau :
a . Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ :” Kìa chúng bay đâu , xem
thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ?
Lũ chuột bò lên chạn , leo lên bác Nồi đồng . Năm sáu thằng xúm lại húc
mõm vào , cố mãi mới lật được cái vung nồi ra . Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có một
bát cá kho ! Cá rô kho khế , vừa dừ vừa thơm . Chít chít , anh em ơi , lại đây
chén đi thôi !”
Bác Nòi Đồng run như cầy sấy : “ Bùng bông . ái ái ! Lạy các cậu , các
ông , ăn thì ăn , nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất . Cái chạn cao như thế này ,
tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp , chết mất ! (Nguyễn Đình Thi)
b.Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối tít , tỏ ra dáng bộ
vui mừng .
Anh Dâu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như
kẻ sắp bị tù tội
Cái Tí , thằng Dần cũng vỗ tay reo :
- A ! Thầy đã về ! A ! Thầy đã về !...
Mặc kệ chúng nó , anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa ,
nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản ,
anh ta lăn kềnh ra trên chiếc chiếu rách . Ngoài đình , mõ đập chan chát , trống
cái đánh thùng thùng , tù và thổi như ếch kêu . (Ngô Tất Tố)

help meeeeeeeeeee

0
14 tháng 10 2018

a) Tự sự

b) Chít chít, bùng bong, ái ái, ha ha

- đi thôi, chết mất, haha

c) Nhân hóa: làm cho đồ vật, con vật trở nên sinh động như con người

d) Nếu em làm bắt nồi đồng, em sẽ nói bọn chuột trong nồi hoac hat vung lam bọn chúng bị thương

14 tháng 10 2018

Xin lỗi vì ở đây mk viết sai dấu nhiều quá!

Caro: cá rô

mèo lên bắc: trèo lên Bác

Trạm: chạn

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:a) Tiếng chó sủa vang các xóm.Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ ?- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc...
Đọc tiếp

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:

a) Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.

- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo  đền Tổ quốc!

(Sự tích Hồ Gươm)

c) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. […]

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.

(Nam Cao, Lão Hạc)

1
21 tháng 7 2017

a, Đoạn trích Tắt đèn

   - Bác trai đã khá rồi chứ? - hành động hỏi

   - Cảm ơn cụ… mỏi mệt lắm – hành động trình bày

   - Này, bảo bác ấy… cho hoàn hồn – hành động điều khiển, hứa hẹn.

   - Vâng, cháu cũng… tới giờ rồi còn gì. – hành động hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

   - Thế thì phải giục… kéo vào rồi đấy! – hành động điều khiển.

  b, Đoạn trích Sự tích Hồ Gươm.

   - Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. – hành động trình bày.

   - Chúng tôi nguyện đem… báo đền Tổ Quốc! – hành động hứa hẹn.

  c, Đoạn trích Lão Hạc

   - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! – hành động trình bày

   - Cụ bán rồi? – hành động hỏi.

   - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. – hành động trình bày

   - Thế nó cho bắt à? – hành động hỏi

   - Khốn nạn… dốc ngược nó lên – Hành động bộc lộ cảm xúc xen hành động trình bày.

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.

b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.

d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.

0
23 tháng 11 2018

hay nhưng từ dày bn đừng đăng câu thơ linh tinh nha

 Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dướiCâu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào  Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ...
Đọc tiếp

Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dưới

Câu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa 

Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào 
 

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )
 

1
2 tháng 9 2020

Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dưới

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,=> Dải mây trắng đỏ dần
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,=> sương hồng lam ôm nóc nhà
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,=>
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.=> người các ấp đi chợ tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;=>họ kéo hàng
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,=>những thằng cu chạy lon ton
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,=>cụ già chống gậy bước
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.=>cô yếm che môi cười
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,=>thằng bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,=>2 người gánh lợn chạy
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.=>con bò đuổi theo sau

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,=>sương rỏ đầu cành
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,=>tia nắng nháy
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,=>núi uốn mình
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.=>đồi thoa son
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.=>người mua bán ra vào
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,=>con trâu vờ rim hai mắt
Để lắng nghe người khách nói bô bô.=>trâu nghe người khách nói
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,=>anh hàng tranh quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.=>anh hàng tranh tìm chỗ ngồi bán
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,=>thầy khóa gò lưng trên phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.=>thầy hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,=>cụ đồ vuốt râu
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.=>cụ nhẩm đọc câu đối
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,=>bà cụ bán hàng
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.=>thời gian giội tóc trắng phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,=>
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.=>chú hoa man xếp vàng trên chiếu
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,=>áo cụ lý bị người chen sấn kéo
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.=>khăn trên đầu bung ra
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,=>lũ trẻ ngắm tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.=>quên chị bên đường đứng gọi
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,=>mấy cô ôm cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.=>anh bán pháo
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.=>người cầm cẳng dốc lên xem

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.=>người quê ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )

Câu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa 

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,_nhân hóa
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,_nhân hóa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,_nhân hóa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,_nhân hóa(cùng câu nha)
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh._nhân hóa
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau._nhân hóa
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha._so sánh
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,_so sánh
Con gà trống mào thâm như cục tiết,_so sánh
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )

Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào 
 

-Ngày xưa,chợ tết đông vui nhộn nhịp .Hình ảnh những người gọi nhau  í ới đi chợ,những em bé đuổi nhau những cụ già móm mém tóc bạc cười hiền hậu.Ai cũng vui vẻ,ai cũng biết nhau mà chào nhau bằng nụ cười tươi rói.Chợ quê mua bán chân thật,cũng có cả tình thương nữa.Người bán hàng thấy cậu bé kháu khỉnh mà cho cái bánh bọc trong lá chuối lá đa...

-Còn ngày nay,chợ quê đã không còn như xưa nữa.Những mái tôn mái sắt thi nhau dựng lên.Cảnh vẫn nhộn nhịp nhưng chỉ là những câu mặc cả .Hình ảnh người bán hàng cãi nhau ỏm tỏi với khách .Không có bóng dáng con trẻ.Ai cũng đăm đăm nét mặt cáu kỉnh vì người bán điêu .Người ta không còn niềm nở với nhau như trước.Có khi biết nhau nhưng lướt qua nhau như người lạ

Dù có vậy đi nữa,chợ quê hay chợ phố vẫn chào đón những người dân Việt Nam ....