Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.Hội chứng chuyển hóa là những rối loạn về lipid máu, béo bụng, tăng huyết áp, tăng acid uric máu, thừa cân, béo phì, rối loạn dung nạp đường huyết. Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành…), đái tháo đường, gout…
1. Khi nhiệt độ tăng lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim bị giảm hoặc bị mất hoàn toàn là do: enzim có cấu tạo hoàn toàn từ prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác. Khi nhiệt độ tăng quá cao prôtêin sẽ bị biến tính, nghĩa là cấu trúc bậc 3 của prôtêin sẽ bị biến đổi làm giảm hoặc mất hoạt tính của enzim.
Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dich thì thoạt đầu hoạt tính en zim tăng dần rồi sau đó không tăng nữa vì:
+ Ở nồng độ cơ chất thấp, nhiều phân tử enzyme có trung tâm hoạt động chưa liên kết với cơ chất. Nên việc tăng hạn chế cơ chất là tăng tốc độ phản ứng.
+ Ở nồng độ cơ chất cao, hầu hết các trung tâm phản ứng đã liên kết với cơ chất làm cho số phân tử enzyme trở thành yếu tố giới hạn. Khi số phân tử ezyme tăng tốc độ phản ứng cự đại tăng lên tương ứng.
Với một lượng cơ chất xác định khi nồng độ enzim tăng thì hoạt tính luôn tăng vì
+ Ở nồng độ cơ chất xác định, nồng độ enzim tăng làm các trung tâm phản ứng liên kết với cơ chất tăng -> làm tăng tốc độ phản ứng cho đến khi cơ chất được sử dụng hết
Nên việc tăng hạn chế cơ chất là tăng tốc độ phản ứng. là sao ạ
Vì:
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các loại enzim. Có 2 cách điều chỉnh hoạt tính enzim:
* Sử dụng chất ức chế enzim: Làm chậm hoặc dừng phản ứng
+ Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình trung tâm hoạt động của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất.
+ Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa.
* Sử dụng chất hoạt hóa enzim: làm tăng hoạt tính của enzim.
+ Sử dụng chất hoạt hóa đặc hiệu
+ Sử dụng sản phẩm của phản ứng để kích thích đẩy nhanh tốc độ của phản ứng.
Tham khảo:
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các loại enzim. ... Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyên hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa.
Vai trò của enzim là:
- Làm tăng tốc độ pư sinh hoá trong TB (lên cả triệu lần) do enzim xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hoá cơ chất (chất tham gia pư).
- Giúp tế bào tự điều chỉnh tốc độ chuyển hoá vật chất. Do TB điều chỉnh hoạt tính của enzim bằng cách sử dụng chất ức chế hoặc chất hoạt hoá enzim.
- Điều hoà chuyển hoá vật chất thông qua hiện tượng ức chế ngược
- Làm tăng tốc độ pư sinh hoá trong TB (lên cả triệu lần) do enzim xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hoá cơ chất (chất tham gia ).
- Giúp tế bào tự điều chỉnh tốc độ chuyển hoá vật chất. Do Tế Bào điều chỉnh hoạt tính của enzim bằng cách sử dụng chất ức chế hoặc chất hoạt hoá enzim.
- Điều hoà chuyển hoá vật chất thông qua hiện tượng ức chế ngược
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành lừ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Sau đây chúng ta xem xét
một số yếu tố chính :
- Nhiệt độ : Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
- Độ pH : Mỗi enzim có một độ pH thích hợp. Ví dụ: enzim pepsin của dịch dạ dày người cần pH = 2.
- Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần, nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm táng hoạt tính của enzim. Vì tất cả trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hòa bởi cơ chất.
- Chất ức chế hoặc hoại hoá enzim : Một số chất hoá học có thể ức chế sự hoạt động của enzim. Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim. Chẳng hạn: thuốc trừ sâu DDT ... là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật.
- Nồng độ enzim : Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng.
Đáp án: D