K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2021

Mùa thu - mùa tựu trường đã đến.

Ngôi trường thân yêu của chúng em đẹp hẳn lên trong ngày khai giảng năm học mới.

Ông Mặt Trời tỉnh giấc rồi từ từ vén bức màn mây gửi nắng ấm xuống sân trường. Cảnh vật trường em vui mừng đón nhận món quà đầu năm học mà thiên nhiên ban tặng trong buổi sáng đầu thu. Tất cả đều hân hoan, rạo rực đón chào.

Cổng trường rộng mở, mọi vật ở trường như sáng sủa hơn. Trên cổng chính, tấm biển ghi tên trường được sơn mới, hàng chữ trắng nổi bật lên nền xanh đậm, cống ngõ màu xanh lam, tường rào sơn trắng... Tất cả đều mới tinh.

Đi vào bên trong cổng ngôi trường hiện ra thật đẹp. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ tung bay trong gió sớm. Hàng cây bóng mát trong sân trường như xanh hơn. Những tia nắng vàng rải nhẹ trên cành cây, kẽ lá. Dọc theo các phòng học ở tầng trệt là những khóm hoa cúc vàng đang rập rờn trong vòm lá xanh non. Các phòng học thật đẹp, bàn ghế thẳng tắp và không một tí bụi mờ. Trên tường có những lẳng hoa tươi thắm, có ảnh Bác Hồ đang mỉm cười hiền hậu. Cảnh vật ở lớp đã thể hiện một vẻ trang nghiêm, thân thiện.

Sân trường mỗi lúc một đông. Tất cả học sinh chung em đều mặc đồng phục quần xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ tươi trên vai các bạn đội viên. Nhìn các em nhỏ chạy nhay tung táng trên sân trường với những chiếc áo mới tinh trỏng thật giống đàn bướm trắng rập rờn, rập rờn trong buổi sáng mùa thu. Thật nhộn nhịp với các âm thanh sôi động không ngừng. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau cùng với tiếng còi píp... píp... ở cổng trường càng làm âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuống tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muôn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sường biết bao.

Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai, giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.

Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiên sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trông khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.

Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp. thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tư- đẹp. mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ấy. Nó là điểm tựa cho em ở ngày hôm nay đê hướng tới tương lai.

âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuống tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muốn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sướng biết bao.

Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.

Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trương đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trống khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.

Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp, thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tươi đẹp, mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ấy. Nó là điếm tựa cho em ở ngày hôm nay đế hướng tới tương lai.

22 tháng 8 2021

Câu 1 nha: Mình chỉ bạn 1 số lưu ý:

- Các kiểu chữ đẹp:

+  Ariel Signature, Stan Typeface, Love Rosnita, ... dùng để viết poster.

+  Apple Juice, The Slowbord Typeface, Periwinkle Typeface, ... dùng để thiết kế sách, bìa sách hoặc chữ.

+  Georgia, Helvea, ... dùng để viết văn bản (cơ bản có thể dùng Times New Roman)

- Chữ viết tay:

+ Nên cách điệu đơn giản gồm 2 nét cuốn thôi, nhiều quá sẽ bị rối.

+ Nên cách điệu đẹp nhất cho chữ B, P, R, M, N

+ Sử dụng bút mực đầu khá dày, k nên dùng bút mảnh, kẻo rách giấy :))) (có thể dùng Montblanc)

- Nói gì thì nói, nhưng phải trang trí bên ngoài trước rồi mới viết chữ nhé

28 tháng 9 2017

1) Tả quyển sách tiếng Việt lớp 5 , tập  2 của em

    Sách là thứ không thể thiếu của con người. Vì nó chứa đựng những tinh hoa của cuộc sống. Trong những cuốn sách mà em thích nhất là quyển Tiếng Việt 5 tập hai mà đầu năm ba mua cho em.   

   Quyển sách này rất đẹp, vừa cầm nó trên tay là em đã mãi mê đọc ngay. Quyển sách hình chữ nhật có bề ngang 17cm, bề dài 24cm. Nó khá dày khoảng 180 trang

      Ngay trang bìa là một bức tranh tuyệt đẹp. Nổi bật nhất là các bạn học sinh ở các vùng miền, dân tộc khác nhau ngồi trò chuyện rất vui vẻ trên thảm cỏ xanh mượt. Một bạn nam chỉ tay về biển khơi, đàn hải âu với bộ áo trắng bay lượn cùng những con tàu vượt trùng dương. Trước mặt các bạn là những bác nông dân đang cấy cày chăm chỉ trên cánh đồng bao la. Xa xa là đồng bằng là đồi núi cùng thôn xóm lấp ló sau hàng cây xanh. Phía trên là hàng chữ in hoa "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO". Ở dưới là hai chữ "Tiếng Việt" màu xanh đậm. Ngay sát dưới con số 5 màu đỏ là chữ "TẬP HAI". Còn phía dưới là lô gô và tên nhà xuất bản Giáo Dục.
      Mở quyển sách ra em thấy thoải mái bởi nét chữ rõ ràng trang giấy trắng tinh còn thơm mùi giấy mới. Quyển sách bắt đầu là tuần 19, đến nay em đang học tuần 25 rồi. Từ đầu đến cuối cuốn sách em thấy có các chủ điểm: Người công dân. - Vì cuộc sống thanh bình. - Nhớ nguồn. - Nam và nữ. - Những chủ nhân tương lai. Mỗi tuần, mỗi chủ điểm vẫn đầy đủ các môn như: Tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu. Mỗi bài học lại có một bức tranh minh họa giúp em hiểu bài hơn. Trong số các bài tập đọc đã học em thích nhất là bài "Người công dân số một", bài tập đọc đã nói lên sự dũng cảm của thanh niên Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường để cứu dân, cứu nước thể hiện qua câu tục ngữ "Dám nghĩ, dám làm". Các bài luyện từ và câu giúp em biết thêm về ngữ pháp và câu ghép. Còn tập làm văn giúp em tả người, tả đồ vật hay hơn. Sách còn cho em thêm hiểu, thêm yêu thiên nhiên đất nước mình và biết nhiều về phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
      Sách Tiếng Việt 5 là một cuốn sách hay. Em rất yêu quý cuốn sách này. Em đã bọc lại và giữ gìn nó thật cẩn thận. Sách không chỉ giúp em học mà còn truyền lại cho các bạn lớp sau.

     ~ Hết ~

Ps: Các bạn thực hiện không đúng yêu cầu đề bài. Đề bài bảo chọn một trong các đề sau . Thế mà các bạn chọn tất cả luôn cơ à! 

28 tháng 9 2017

Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.

   Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

   Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

   Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

   Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

   Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

  Tả cái đồng hồ báo thức.

   Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình em một chiếc đồng hồ báo thức.

   Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Loại đồng hồ chạy bằng pin, hiệu Sony. Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra thành mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai, màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Nhìn vào, em thấy cô bé này quay liên tục không biết mệt mỏi. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút, dường như đứng tại chỗ, nhưng thực ra, chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi.

   Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học. Hằng ngày, tiếng “tích tắc! tích tắc!” của đồng hồ đều đặn vang lên. Trong nhà, ai cần biết giờ chỉ cần chạy ra nhìn nó là biết ngay. Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài và tiếp sau là tiếng “cạp, cạp” của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.

   Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài và sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn đồng hồ và quý trọng thời gian

 Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. (Tả chiếc cặp sách)

   Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

   Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chi nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muôn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

   Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lãm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa. móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

   Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

   Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.



 

(Tả một đồ vật trong viện bảo tàng: Trống đồng Đông Sơn)

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.

Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng

những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.

Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.

BÀI LÀM 2

(Tả một đồ vật trưng bày ở nhà truyền thống: cờ giải  Đố vui để học)

Phòng Truyền thống trường em nằm cùng dãy nhà với phòng Thiết bị và Thư viện. Phòng Truyền thống trưng bày các hình ảnh, giải thưởng từ những phong trào mà nhà trường đã tham gia. Cùng với cúp thể thao và huy chương, lá cờ giải nhất “Đố vui để học” được trưng bày ở ngăn thứ hai của tủ kính.

Lá cờ hình tam giác, cạnh đáy tam giác là đầu cờ. Cờ rộng hai mươi bảy xăng-ti-mét, dài ba mươi lăm xăng-ti-mét. Cờ may bằng vải sa-tanh bóng màu đỏ thắm. Xung quanh cờ viền rua màu vàng đậm. Lá cờ được treo trong khung gỗ có chân đế. Chân đế khung cờ khắc chạm hoa văn vòng tròn và hình thoi xen kẽ nhau. Chân đế được đánh vec-ni bóng loáng nổi vân gỗ màu nâu sậm tuyệt đẹp. Đầu cờ được may chần hai xăng-ti-mét để luồn nẹp cứng treo vào khung. Trên nền cờ đỏ, nổi bật hàng chữ: Giải I - Đố vui để học - HuyệnCần Giờ - niên khoá 2011 - 2012 thêu bằng chỉ vàng đậm. Ở phần nhọn của lá cờ, người ta thêu một quyển sách mở rộng trang giấy cạnh một cây nến đã thắp sáng. Cờ được luồn nẹp và lồng dây rua vàng treo vào khung. Lá cờ được đặt trang trọng cạnh những cúp thể thao mà nhà trường đã giành được trong các kì thi Hội khoẻ Phù Đổng, các kì cắm trại của Liên chi đội trưởng.

Lá cờ tuy nhỏ nhưng nó là vật biểu tượng cho thành tích dạy và học của thầy trò trường em. Lá cờ còn mang ý nghĩa động viên, cổ vũ cho toàn trường dạy tốt và học tốt. Cờ được giữ gìn và trưng bày để chúng em phát huy năng lực học tập, học tốt, học giỏi hơn.

Ngắm lá cờ ở phòng Truyền thống nhà trường,em càng thêm yêu mến ngôi trường Tiểu học thân quen. Em tự hào trường em có nền nếp tốt, học tập giỏi. Em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để không hổ thẹn là anh chị lớn, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.



 

26 tháng 5 2018

Đề 3:

   Vào năm học được ít ngày, bố mua cho em một chiếc xe đạp mới tinh và đẹp lắm. Em mừng vui vô cùng, gặp bạn nào thân thiết em cũng muốn khoe.

   Thật đúng là một chiếc xe còn mới tinh. Em thấy nó còn xinh xắn hơn cả chiếc xe mini Trung Quốc của chị Hai.

 Bố chọn chiếc xe có nước sơn màu xanh ngọc dịu dàng, màu sắc mà em yêu thích. Hai vành xe sáng bóng soi được cả ngón tay khi em chùi vào. Những chiếc nan hoa bé nhỏ nhưng thật cứng tỏa ra hết cả vòng tròn bánh xe, trong thật vui mắt. Người thợ khéo tay còn gắn ở một bên tay lái chú Hugô dễ thương làm bằng thiếc mỏng. Cái chuông gắn một bên tay lái kia, thỉnh thoảng kêu "kính coong, kính coong..." thật tinh nghịch và vui tai. Bên phải của bánh xe sau có cái chân chống vững chắc, tiện lợi khi dựng xe mà xe không bị đổ xuống, em thấy thật yên tâm! Khi đạp xe, những tiếng ro ro của chiếc xích xe khiến em cảm thấy con đường đến trường như ngắn lại. Chiếc xe thật khỏe, vì có lúc nó chở cả em và bạn Dũng mà vẫn chạy bon bon trên đường làng. Khi gặp nơi đông người, cái phanh xe gắn ngay phía dưới tay em cầm lái giúp em điều khiển xe rất dễ dàng. Em yêu chiếc xe đạp lắm. Em gọi nó là "người bạn tốt".

   Hàng ngày, em vẫn dành thời gian để lau chùi chiếc xe đạp thân thiết. Vì thế, hơn một năm trôi qua mà chiếc xe vẫn còn mới lắm. Chiếc xe đã gắn bó với bước chân đến trường của em, vì thế, càng yêu quý chiếc xe bao nhiêu em càng biết ơn tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình dành cho em bấy nhiêu.

7 tháng 3 2018

mk chọn đề 1

  - Mở bài: Lí do em có quyển sách?

    Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.

    - Thân bài:

    + Tả bao quát:

    Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.

    + Tả các bộ phận của đồ vật:

    Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.

    Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.

    Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: NGƯỜI CÔNG DÂN.

    Trang bốn là chữ Tuần 19 với bài tập đọc Người công dân số Một. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.

    Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc Những cánh buồm. Bài thơ bộc lộ cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu; ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

    - Kết bài: Cảm nghĩ của em.

    Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồi đầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bối cảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

  “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương” Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài “Nghĩa thầy trò”.              Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.    Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô.     Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa.    Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em

19 tháng 4 2019

Dàn ý chi tiết

(Đề số 3)

- Mở bài : Giới thiệu ngôi nhà em.

- Thân bài :

- Tả hình dáng nhìn từ phía ngoài của ngôi nhà

     + Cánh cổng, cánh cửa (cửa lớn, cửa sổ)

     + Màu ngói, màu tường.

- Bên trong các phòng:

     + Vị trí từng phòng.

     + Cách trang trí từng phòng.

     + Cách trang trí của riêng em cho phòng của mình.

- Vườn nhà:

     + Cây cỏ trong vườn

- Ngoài phòng mình ra em yêu nhất căn phòng nào, vì sao ?

- Hoạt động của gia đình

- Kết bài:

- Em rất yêu quý ngôi nhà của mình

- Nếu có điều kiện, mời các bạn ghé thăm.

1 tháng 10 2021

Dàn ý tả ngôi nhà số 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu ngôi nhà của em
  • Đi là để trở về, nơi chốn trở về thân thương nhất đó là ngôi nhà yêu quý của em

II. Thân bài

a. Miêu tả bao quát ngôi nhà:

  • Nhìn từ xa, thấp thoáng là giàn hoa giấy trước cổng nhà.
  • Bước đến gần cổng, ngôi nhà hai tầng màu xanh dương xinh xắn hiện ra.
  • Ngôi nhà được xây cách đây mười năm nhưng mới được tu sửa khang trang, hiện đại.

b. Miêu tả chi tiết căn nhà:

  • Trước căn nhà là khu vườn nhỏ nhắn đủ các loại cây từ cây ăn quả đến các loài hoa đủ hương, đủ sắc góp phần làm căn nhà thêm thoáng đãng. Bước đến hiên nhà là những chậu hoa phong lan được treo lên cẩn thận , chăm sóc một cách tỉ mỉ.
  • Vào trong nhà là không gian ấm áp gồm tất cả sáu phòng gồm : một phòng khách, một phòng cúng, ba phòng ngủ, một phòng bếp. Mỗi phòng đều được trang trí với màu sơn khác nhau tùy vào chức năng và sở thích của mỗi người nhưng tất cả đều hướng tới một tổng thể tạo sự hòa hợp, thống nhất cho cả ngôi nhà.
  • Phòng khách được trang trí rất tỉ mỉ nổi bật là bốn bức tranh thêu tùng, cúc, trúc, mai, gam màu trầm ấm gợi lên sự ấm cúng.
  • Phòng cúng ở trên tầng cũng theo thiết kế truyền thống thể hiện sự linh thiêng.
  • Phòng ngủ là không gian riêng tư của mỗi người nên sẽ có cách trang trí riêng.
  • Đặc biệt là phòng bếp- nơi mẹ nấu món ăn ngon được thiết kế mở để thể hiện sự hiện đại nhưng cũng rất truyền thống.
  • Mỗi chậu cây đều được đặt để thể hiện sự hài hòa của căn nhà, góp phần giúp mọi người được gần gũi với thiên nhiên hơn. Ngôi nhà như một không gian xanh thu nhỏ trong lòng thành phố.
  • Đằng sau căn nhà là một khu đất rộng với bãi cỏ xanh trải dài thường như một sân vận động mini để em trai chơi đá bóng với bố. Ở một góc còn có cầu trượt và xích đu để chơi đùa. Em thích nhất là một hồ cá nhỏ bố em đặt ở đó, những chú cá trong hồ với những chiếc vây lóng lánh bơi thành từng đàn nhỏ rất đáng yêu.
  • Ngôi nhà là không gian sinh hoạt của cả gia đình nghỉ ngơi, vui chơi, gắn kết bên nhau. Là nơi mẹ bên gian bếp nấu món ăn ngon cho cả nhà, nơi bố sớm dậy chăm sóc cho khu vườn trước nhà, nơi em và em trai chơi đùa, nơi cả gia đình cùng xem những bộ phim yêu thích cuối tuần....

III. Kết bài

  • Tình cảm của em với ngôi nhà
  • Em rất yêu quý ngôi nhà của em và em cảm thấy rất hạnh phúc khi được sống với cả gia đình ở ngôi nhà thân yêu

Mỗi dịp sinh nhật, em đều được mọi người tặng rất nhiều những món quà đẹp với đủ loại khác nhau: nào là đồng hồ, nào là sách vở, nào là truyện, nào là búp bê… Nhưng trong số đó, em lại thích nhất là chú gấu bông mà bố đã mua cho em vào lần sinh nhật thứ 12.

Chú gấu bông ấy to bằng nửa người em, có một màu trắng muốt vô cùng dễ thương. Bộ lông mềm mịn sờ vào vô cùng thoải mái. Em rất thích dùng một chiếc lược đặc biệt để chải lông cho nó mỗi ngày. Con gấu ấy tuy to mà lại rất nhẹ bởi nó được làm từ bông và vải mà. Cái đầu tròn vo có hai cái tai nhỏ hơi vểnh lên như đang cố gắng nghe ngóng điều gì đấy. Hai mắt màu đen nhánh nhưng mõi khi nhìn vào đôi mắt ấy, em lại có cảm giác như chú đang rất vui vẻ và hạnh phúc vậy.

Cái mũi nhỏ hình tam giác có màu đỏ, làm từ nhựa trông rất dễ thương. Cái miệng là một đường chỉ màu đen được khâu rất khéo léo và tỉ mỉ, trông giống như chú đang cười vậy. Cái thân to gấp đôi cái đầu. Ở cổ con gấu bông là một chiếc nơ màu hồng rất nổi bật. Cái bụng tròn vo rất êm và mềm. Em rất thích được gối đầu lên bụng nó mỗi khi xem ti vi hay nằm nghe bố kể chuyện. Hai cái tay dang ra như đang muốn ai đó ôm vào lòng, cái chân tròn tròn thẳng đứng mềm mại. Em đặt tên cho nó là Bông, lúc nào ở nhà em cũng ôm nó: khi xem ti vi, khi đi ngủ, khi chơi đồ hàng… Bởi nó là món quà rất đặc biệt của bố dành cho em.

Em vẫn còn nhớ năm em học lớp 4, khi gần đến ngày sinh nhật em, bố còn đang đi công tác xa. Khi nghe tin mẹ nói rằng có thể bố sẽ không về kịp, em buồn lắm, chẳng thiết tha gì đến ngày sinh nhật của mình nữa. Mỗi ngày em chỉ ở trong phòng một mình, chẳng còn hào hứng như những năm trước cùng mẹ và anh hai chọn bánh kem, làm thiệp nhỏ xinh mời bạn bè đến. Dù mẹ và anh hai có khuyên thế nào, em cũng chẳng vui nổi.

Rất nhanh đã đến ngày sinh nhật. Hôm ấy căn nhà được trang trí rất đẹp với đầy đủ những quả bóng sặc sỡ sắc màu, chiếc bánh kem hai tầng với rất nhiều bánh kẹo thức uống được mẹ và anh hai chuẩn bị. Bạn bè đến rất đông đủ như mọi khi với những món quà được gói lại cẩn thận. Nhưng em vẫn chẳng thể nở lấy một nụ cười. Lúc ấy em ghét bố lắm, vì bố lại bỏ lỡ sinh nhật của em. Em chẳng còn hào hứng cùng các bạn chơi trò chơi hay cùng thưởng thức những đồ ăn thơm ngon nữa.

Khi bài hát chúc mừng sinh nhật kết thúc, như thường lệ, em sẽ cắt bánh cho mọi người. Đúng lúc ấy, chẳng hiểu sao trời lại bất chợt đổ cơn mưa rào. Khi đang ngồi trong nhà, em nghe thấy tiếng mở của nhà, sau đó là bố bước vào nhà mà cả người ướt sũng nước. Em vô cùng ngạc nhiên khi thấy bố xuất hiện. Và ngay sau đó, bố đi đến gần chỗ em, thủ thỉ nói lời chúc mừng sinh nhật và tặng cho em chú gấu bông nằm trong túi kính trong suốt còn ướt nước. Em ôm lấy nó mà bật khóc vì cảm động và vui mừng. Thì ra bố đã vội vã đi về cho kịp sinh nhật của em, không quản trời mưa mà nhanh chóng đi về nhà.

Em yêu bố em và chú gấu bông đó nhiều lắm. Món quà ý nghĩa ấy em sẽ luôn giữ gìn cẩn thận để nó vẫn còn luôn mới như ngày nào.

13 tháng 4 2018

Mỗi dịp sinh nhật, em đều được mọi người tặng rất nhiều những món quà đẹp với đủ loại khác nhau: nào là đồng hồ, nào là sách vở, nào là truyện, nào là búp bê… Nhưng trong số đó, em lại thích nhất là chú gấu bông mà bố đã mua cho em vào lần sinh nhật thứ 9.

Chú gấu bông ấy to bằng nửa người em, có một màu trắng muốt vô cùng dễ thương. Bộ lông mềm mịn sờ vào vô cùng thoải mái. Em rất thích dùng một chiếc lược đặc biệt để chải lông cho nó mỗi ngày. Con gấu ấy tuy to mà lại rất nhẹ bởi nó được làm từ bông và vải mà. Cái đầu tròn vo có hai cái tai nhỏ hơi vểnh lên như đang cố gắng nghe ngóng điều gì đấy. Hai mắt màu đen nhánh nhưng mõi khi nhìn vào đôi mắt ấy, em lại có cảm giác như chú đang rất vui vẻ và hạnh phúc vậy.

Cái mũi nhỏ hình tam giác có màu đỏ, làm từ nhựa trông rất dễ thương. Cái miệng là một đường chỉ màu đen được khâu rất khéo léo và tỉ mỉ, trông giống như chú đang cười vậy. Cái thân to gấp đôi cái đầu. Ở cổ con gấu bông là một chiếc nơ màu hồng rất nổi bật. Cái bụng tròn vo rất êm và mềm. Em rất thích được gối đầu lên bụng nó mỗi khi xem ti vi hay nằm nghe bố kể chuyện. Hai cái tay dang ra như đang muốn ai đó ôm vào lòng, cái chân tròn tròn thẳng đứng mềm mại. Em đặt tên cho nó là Bông, lúc nào ở nhà em cũng ôm nó: khi xem ti vi, khi đi ngủ, khi chơi đồ hàng… Bởi nó là món quà rất đặc biệt của bố dành cho em.

Em vẫn còn nhớ năm em học lớp 4, khi gần đến ngày sinh nhật em, bố còn đang đi công tác xa. Khi nghe tin mẹ nói rằng có thể bố sẽ không về kịp, em buồn lắm, chẳng thiết tha gì đến ngày sinh nhật của mình nữa. Mỗi ngày em chỉ ở trong phòng một mình, chẳng còn hào hứng như những năm trước cùng mẹ và anh hai chọn bánh kem, làm thiệp nhỏ xinh mời bạn bè đến. Dù mẹ và anh hai có khuyên thế nào, em cũng chẳng vui nổi.

Rất nhanh đã đến ngày sinh nhật. Hôm ấy căn nhà được trang trí rất đẹp với đầy đủ những quả bóng sặc sỡ sắc màu, chiếc bánh kem hai tầng với rất nhiều bánh kẹo thức uống được mẹ và anh hai chuẩn bị. Bạn bè đến rất đông đủ như mọi khi với những món quà được gói lại cẩn thận. Nhưng em vẫn chẳng thể nở lấy một nụ cười. Lúc ấy em ghét bố lắm, vì bố lại bỏ lỡ sinh nhật của em. Em chẳng còn hào hứng cùng các bạn chơi trò chơi hay cùng thưởng thức những đồ ăn thơm ngon nữa.

Khi bài hát chúc mừng sinh nhật kết thúc, như thường lệ, em sẽ cắt bánh cho mọi người. Đúng lúc ấy, chẳng hiểu sao trời lại bất chợt đổ cơn mưa rào. Khi đang ngồi trong nhà, em nghe thấy tiếng mở của nhà, sau đó là bố bước vào nhà mà cả người ướt sũng nước. Em vô cùng ngạc nhiên khi thấy bố xuất hiện. Và ngay sau đó, bố đi đến gần chỗ em, thủ thỉ nói lời chúc mừng sinh nhật và tặng cho em chú gấu bông nằm trong túi kính trong suốt còn ướt nước. Em ôm lấy nó mà bật khóc vì cảm động và vui mừng. Thì ra bố đã vội vã đi về cho kịp sinh nhật của em, không quản trời mưa mà nhanh chóng đi về nhà.

Em yêu bố em và chú gấu bông đó nhiều lắm. Món quà ý nghĩa ấy em sẽ luôn giữ gìn cẩn thận để nó vẫn còn luôn mới như ngày nào.

bạn tham khảo nha

4 tháng 10 2017

Dàn bài: Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai.

a) Mở bài:

- Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2.

- Trong bộ sách giáo khoa lớp 5 của em.

b) Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Sách hình chữ nhật, kích thước 18cm x 24 cm, dày 176 trang.

- Tả từng bộ phận:

+ Bìa làm bằng giấy cứng, láng, in hình các bạn đội viên với chiếc khăn quàng đỏ thắm và bộ đồng phục học sinh đang ngồi cùng nhau tìm hiểu về quê hương đẹp xinh.

+ Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người nông dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai.

+ Các môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biển gây được sự chú ý nhất định.

+ Trước mỗi chủ điểm đều giành hẳn một trang minh họa cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh họa rõ ràng, màu sắc đẹp, hấp dẫn, thu hút sự chú ý, làm cho bài học dễ hiểu hơn.

- Công dụng:

+ Quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai sẽ theo em suốt học kì cuối của năm học, những kiến thức mới trong đó sẽ mở mang thêm trí óc non nớt của chúng em.

+ Mỗi bài tập đọc, mỗi bài kể chuyện… lại đem đến cho chúng em những bài học bổ ích, dạy chúng em cách sống sao cho hữu ích.

+ Không chỉ quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai, cả bộ sách giáo khoa lớp Năm, rất cần thiết và quan trọng đối với chúng em. Chúng không những hỗ trợ nhau trong việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức toàn diện cho chúng em mà còn góp phần khơi gợi, hình thành ở chúng em nhân cách tốt.

Quyển sách có dạng hình hộp chữ nhật.Mặt trước và mặt sau của quyển sách có màu chủ đạo là màu vàng cam.Mặt trước có dòng chữ "Hướng dẫn học Tiếng Việt 5" to và rõ ràng.Mặt trước có bức tranh các bạn nhỏ đang học nhóm và một bức tranh về cảnh đẹp.Mặt sau bìa là danh sách các môn học lớp 5 cùng với tem, giá và mã số.
26 tháng 9 2018

Trả lời:

Tất nhiên là bài tả ngôi nhà của emm gòi

...............

26 tháng 9 2018

em học lớp 4 mà theo em chị nên viết bài văn tả ngôi nhà của chị

22 tháng 8 2020

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh định tả (buổi sáng trong công viên).

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Nhìn từ xa, công viên như một khu vườn lớn còn mờ sương.

b. Tả từng cảnh chi tiết:

- Công viên được bao bọc bởi những cây to, vòm lá xum xuê như một khu rừng nhỏ.

- Các bồn hoa hình chữ nhật được cắt tỉa cẩn thận chia công viên thành những ô bàn cờ với nhiều lối đi lát gạch.

- Nắng sớm bừng lên, màn sương tan đi, để lại trên lá cây những giọt sương to, long lanh như hạt ngọc. Sương đã tan hẳn, công viên hiện ra, phô các đoá hoa đủ màu sắc.

- Người cao tuổi tập thể dục buổi sáng ở công viên, các em bé dạo chơi, tắm nắng cùng bố mẹ.

- Tiếng chim hót bừng vang, líu lo chào một ngày mới.

- Ong bướm bay dập dờn bên những đoá hoa.

- Em làm gì để giữ gìn, xây dựng công viên ngày một đẹp? (giữ vệ sinh, không xả rác, bảo vệ cây và hoa).

3. Kết luận: Nêu cảm xúc của em trước cảnh đẹp của công viên
 

22 tháng 8 2020

Cảm ơn bn Cao Huyền Trang nha