K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2020

Câu 1 : Phương thức biểu đạt

- Miêu tả

Câu 2 :

- Nhân hóa :

+ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

+ Thân dừa bạc phếch tháng năm

- So sánh

+ Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Câu 3 :

Nội dung :

Hình ảnh cây dừa thật quen thuộc đối với làng quê yêu dấu, với những rặng dừa che chở, bao bọc, gần gũi như một người bạn đã trở thành một dấu ấn in đậm trong đời sống của người dân Việt Nam. Hơn hết, cây dừa còn là hiện thân của con người trong thơ Trần Đăng Khoa, với những phẩm chất cao quý, ung dung, hiên ngang và chứa đựng một niềm tự hào sâu sắc, yêu quê hương nồng nàn trong họ.

Câu 4 :

- Bài thơ viết theo thể thơ lục bát

- Đặc điểm :

+ Thơ lục bát là thể thơ có 6 câu chữ và câu sau 8 chữ và tiếp diễn

+ Số câu không giới hạn

+ Có vần ở từ có 6 câu đầu và sau

Câu 5:

Cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên. Thiên nhiên cũng như con người Việt Nam mang vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu .Đó còn là phẩm chất ung dung, thanh cao của con người, cũng có thể là của người lính ngày đêm canh gác bảo vệ quê hương, đất nước.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau: CÂY DỪA “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu, Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao, Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh, Ai mang nước ngọt, nước lành, Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa, Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. Trời trong đầy tiếng rì...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau: CÂY DỪA “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu, Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao, Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh, Ai mang nước ngọt, nước lành, Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa, Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. Trời trong đầy tiếng rì rào, Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. Đứng canh trời đất bao la, Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.” (Trần Đăng Khoa, “Góc sân và khoảng trời”)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 3. Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong văn bản trên?

Câu 5. Hình ảnh cây dừa gợi cho em những cảm xúc gì về thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam?

0
11 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuận : nhân hóa, so sánh

Tác dụng: Giúp cho cây dừa trở nên sinh động hơn. Một hình ảnh quen thuộc nhưng lạ kì, cây dừa xuất hiện hết sức mới mẻ, độc đáo, ngộ nghĩnh nhưng rất thân thương. Có được những câu thơ này tác giả đã phải quan sát một cách tỉ mỉ bằng tấm lòng thiết tha của mình. 

12 tháng 4 2022

BPTT:

+ Đảo trật tự cú pháp: Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa.

+ Nhân hóa: rặng dừa nghiêng soi .

PHẦN 1: VĂN HỌCCâu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ...
Đọc tiếp

PHẦN 1: VĂN HỌC

Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu

quả của nó.

2
30 tháng 3 2020

 Tác giả Lý Bạch

- (701-762)

- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.

- Được tôn vinh là Thi tiên.

- Phong cách: tự do, phóng khoáng.

30 tháng 3 2020

5. 

- Thể loại: tùy bút

+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)

+ Thiên về bộc lộ cảm xúc

+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình 

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi

Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:....Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào,vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,dưới nhứng cây mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái chướng với trời đang ui ui buồn bã,bỗng nhiên trong vắt như thủy tinh.Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động,dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.Yêu cả cái tĩnh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

....Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào,vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,dưới nhứng cây mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái chướng với trời đang ui ui buồn bã,bỗng nhiên trong vắt như thủy tinh.Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động,dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi chiều tinh sương với làn không khí mát dịu,thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.

Câu 1:Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào,của ai?

Câu 2:Xác định hai biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đó .

Câu 3:Tìm một câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phẩn nào trong câu được rút gọn.Nêu tác dụng của việc rút gọn câu.

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 8 2019

Đoạn thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Sao lòng ta bỗng thấy" => Lòng ta vốn thuộc về cảm giác nhưng được tác giả vận dụng thị giác, điều đó cho thấy tác giả - nhân vật trữ tình đã mở rộng lòng mình, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của cây dừa.

Nhân hóa "Thân dừa bao lần máu chảy"/ "Biết bao đau thương, biết mấy căm hờn", "Dừa đứng hiên ngang, cao vút", "Lá xanh rất mực dịu dàng" => Ý nghĩa: biện pháp tu từ cho thấy sự hi sinh, dừa đồng hành cùng con người trong chiến tranh gian khổ. Và càng trong gian khó, phẩm chất của dừa càng ngời sáng.

So sánh "Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt lấy quê hương" => Ý nghĩa: Sự gắn bó của cây dừa với mảnh đất quê hương. Cây dừa cũng như mang những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân: yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương, dù cho quê hương nghèo khó, lam lũ, gian khổ thì cũng không quay lưng lại với quê hương.

==> Biện pháp so sánh, nhân hóa đã làm nổi bật phẩm chất của cây dừa. Qua đó ta cũng thấy được bóng dáng vẻ đẹp phẩm chất của con người, của nhân dân.