I.PHẦN TRẮC NGHIỆM Đọc đoạn văn sau: “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu cómưa, lại càng tươi dịu (1). Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần (2).Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! (3) Khắp thành phố hồng rực lên,như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ (4). Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong...
Đọc tiếp
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn văn sau:
“Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có
mưa, lại càng tươi dịu (1). Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần (2).Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! (3) Khắp thành phố hồng rực lên,như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ (4). Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng (5).”
1/ Trong đoạn văn trên:
a) Các câu đều có trạng ngữ b) Bốn câu trạng ngữ
c) Ba câu trạng ngữ d) Hai câu trạng ngữ
2 / Từ “nhà nhà” trong đoạn văn trên là:
a) Từ láy b) Kết hợp 2 từ đơn
c) Hiện tượng điệp từ d)Từ đơn đa âm
3 / Trong dãy từ sau, những từ nào là từ Hán Việt”?
a) Tươi dịu b) Chói lọi c)Thành phố
d) Mặt trời e) Bình minh g) Mạnh mẽ
4 / Cho đoạn thơ:
Nửa vòng trái đất rẽ tầng mây (1) Nắng rực trời tơ và biển ngọc (3)
Anh đến Cu Ba một sáng ngày (2) Đảo tươi một dải lụa đào bay (4)
Đoạn thơ trên có dùng biện pháp nghệ thuật…………………..............ở dòng thơ thứ..................................................
5 / Từ “trái đất” ở dòng (1) của đoạn thơ có thể thay bằng từ Hán Việt tương đương là:.................................................................................................
6 / Tìm các từ hoặc cụm từ có chứa tiếng “đảo”, tiếng “bay”, và là hiện tượng đồng âm khác nghĩa với tiếng ““đảo”, bay” trong dòng (4) của đoạn thơ
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
7/ Tìm từ trái nghĩa với các từ “đến”, “ngày” ở dòng (2), “nắng”, “trời” ở
dòng (3) của đoạn thơ
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
8/ Từ “kiến thức” có nghĩa là:
a) Khả năng có thể học môn gì
b) Trình độ của một người học nhiều, đọc nhiều sách báo
c) Những điều hiểu biết thu nhận được trong học tập và trong cuộc sống.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Điền các từ đồng âm khác nghĩa vào các chỗ trống trong những câu
văn sau:
a) Những chiếc xe chở …………….....đang chạy trên …………….....................
b) Cái áo treo trên ……………….........ghi ………….........................bao nhiêu?
Câu 2.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nhảy hoài trên ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
(Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ)
Trong câu thứ nhất và câu thứ ba của đoạn thơ trên, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3.
Ê-mi-ly con ôi!(1) Oa –sinh-tơn(10)
Trời sắp tối rồi…. (2) Buổi hoàng hôn(11)
Cha không bế con về được nữa (3) Ôi những linh hồn.(12) Còn, mất?(13)
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa(4) Đã đến phút lòng ta sáng nhất!(14)
Đêm nay mẹ đến tìm con(5) Ta đốt thân ta(15)
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn(6) Cho ngọn lửa sang lòa(16)
Cho cha nhé(7) Sự thật.(17)
Và con sẽ nói giùm với mẹ:(8)
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!(9)
Tìm trong đoạn thơ trên:
a) Các cặp từ trái nghĩa:……………………………………...............................
b) Các cặp từ đồng nghĩa:…………………………………………....................
c) Các đại từ:……………………………………………………..........................
d) Giải nghĩa từ “hoàng hôn”:………………………………………………….........
..................................................................................................................................
e) Những câu thơ có đủ CN-VN là các câu số:………………………………...
Câu 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Một buổi có những đám mây bay về (1). Những đám mây lớn nặng và đặc
xịt lổm ngổm đầy trời(2). Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt (3). Gió nam thổi giật mãi (4). Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước (5).Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào (6). Mưa đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây(7).
Mưa đến rồi, lẹt đẹt … lẹt đẹt … mưa giáo đầu (8). Những giọt nước lăn
xuống mái phên nứa: mưa thực rồi (9). Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế (10).
(Tô Hoài)
a) Trong đoạn văn trên, câu ghép là câu số…………………............................
b) Tìm câu có đảo ngữ……………………………………..................................
c) Chỉ ra các từ láy có trong đoạn văn ?
.................................................................................................................................
d) Gạch chân 1 từ không cùng nhóm trong các từ sau: đám mây, đặc xịt, gió nam, hơi nước, điên đảo
e) Ghi ra câu tục ngữ nói về kinh nghiệm phán đoán thời tiết của dân gian?........................................................................................................................
Câu 5 : Để có một môi trường xanh - sạch - đẹp, không bị ô nhiễm, mỗi người chúng ta phải có ý thức và tham gia bảo vệ môi trường. Em cũng đã có một việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường. Hãy viết thư cho bạn kể lại việc làm đó của em.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................
ai mà làm hết chắc CTV tick cho hơn nghìn cái đấy chăm lắm mới làm thôi
Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt , rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều
++ TN : Buổi sáng
++ CN : con kênh
++ VN1 : còn phơn phớt màu đào
++ VN2 : giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt
++ VN3 : rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều
⇒⇒ Câu văn có 33 vị ngữ
(mong đc 1 like)
5