K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2021

Tham khảo!

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ Đẽo cày giữa đường. Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

30 tháng 8 2023

     Với tôi, bài thơ đã giúp tôi hiểu hơn về sự lựa chọn, cần phải có sự dứt khoát, quyết tâm hơn khi lựa chọn. Dù cho lựa chọn có khó khăn đến đâu thì cũng cần phải quyết tâm, đừng quá băn khoăn suy nghĩ mà hãy chấp nhận lựa chọn của bản thân.

9 tháng 3 2023

Xin lỗi, đáp án trên mình nhầm đề nhé. 

Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe, …) được ghi lại trong đoạn trích sau: Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh...
Đọc tiếp

Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe, …) được ghi lại trong đoạn trích sau: 

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! - Thị liếc mắt, cười tít.

(Kim Lân - Vợ nhặt)

1
15 tháng 3 2019

Đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn trích Vợ nhặt:

- Sử dụng ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, cười tít, đằng ấy…

- Miêu tả cử chỉ điệu bộ (kèm lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…

- Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy…

- Từ tình thái: có khối… đấy, sợ gì…

Các nhân vật luân phiên lượt lời đối thoại.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
28 tháng 12 2022

Ý nghĩa của câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta về lao động sản xuất, khi trồng ngô thì chọn đất ở lưng đồi, khi trồng lúa thì chọn đất ở cuối khe, mới có nước để giúp lúa phát triển.

29 tháng 12 2022

em cảm ơn cô

 

4 tháng 5 2017

Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên. Kiều đã lấy cái chết làm lời ủy thác ("Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"). Trao kỉ vật cho Thúy Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thúy Kiều như một nỗi ám ảnh: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn", "dạ đài cách mặt khuất lời", "Người thác oan"... Thúy Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thúy Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu và không đươc sống trong tình yêu, nguyện thủy chung với mối tình đầu mà đành chấp nhận "đứt gánh tương tư", "trâm gãy gương tan". Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết đầy oan nghiệt.

Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí... ta sẽ nhận thấy một mô-tip nghệ thuật, gọi hồn, tri âm cùng người đã khuất. Sở ***** có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết "luân hồi" trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi "kì oan" (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hóa, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.

5 tháng 5 2017

Tình yêu tan vỡ, đớn đau và tuyệt vọng, Kiều nghĩ nghiều đến cái chết. Trong những lời Kiều nói với Thúy Vân, có nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩa này:

"Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"

Nói đến câu này, Kiều nhớ đến cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió "ào ào đổ lộc rung cây" khi Kiều thắp hương và làm thơ bên mộ nàng trong ngày tết thanh minh, các từ như "hồn", "dạ đài", "người thác oan", ... đều có ý nghĩa nói về cái chết. Với Kiều, lúc này, cuộc đời trở nên trống trải và vô nghĩa. Không còn tình yêu nữa, nàng chỉ nghĩ đến cái chết và luôn tưởng tượng, nó sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó trong cùng một đoạn thơ cho thấy sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người. Nó là tiếng nói thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương nhưng số kiếp lại vô cùng nghiệt ngã, đã cướp đi tất cả những ước mơ tốt đẹp của nàng.

29 tháng 8 2023

Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.

Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.

4 tháng 3 2023

Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.

Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt v

6 tháng 3 2023

Hình ảnh đâu nhỉ?