K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2019

Đáp án B

Hemoglobin (Hb) là một protein máu, huyết sắc tố trong hồng cầu, nhờ chứa Fe2+ có thể oxi hóa do vậy có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2 từ tổ chức đến phổi.

- Trong cơ thể động vật, hệ tuần hoàn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển và phân phối các chất.

- Những cơ quan chính cấu tạo nên hệ tuần hoàn ở người gồm: tim và hệ thống mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch).

11 tháng 11 2019

  - Ở thực vật, hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ và hệ thống vận chuyể n dòng mạch rây là mạch rây. Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch).

   - Ở thực vật, động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...). Ở động vật có hệ tuần hoàn, động lực vận chuyển máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.

   - Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2 và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ), nhiệt. Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O 2 đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và O2 tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 . Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến hệ bài tiết để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.

Giải bài 5 trang 96 sgk Sinh 11 | Để học tốt Sinh 11

6 tháng 4 2019

Đáp án đúng : C

23 tháng 1 2019

Đáp án B

Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí, các ống khí dẫn khí trao đổi khí trực tiếp với các tế bào, hệ tuần hoàn không vận chuyển khí

Câu 1: hợp chất hữu cơ được sử dụng phổ biến trong hô hấp ở thực vật là A. carbohydrate B. lipid C. protein D. nucleic acid Câu 2: chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của hô hấp ở thực vật A.CO2 B.O2 C.H2O. D.C6H12O6 Câu 3: Chất mang năng lượng tạo ra trong hồ hấp ở thực vật cung cấp cho hoạt động sống chủ yếu là A.ATP B.pyruvate C.CO2 D.H2O Câu 4: hô hấp ở thực vật diễn ra rất chậm...
Đọc tiếp

Câu 1: hợp chất hữu cơ được sử dụng phổ biến trong hô hấp ở thực vật là A. carbohydrate B. lipid C. protein D. nucleic acid Câu 2: chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của hô hấp ở thực vật A.CO2 B.O2 C.H2O. D.C6H12O6 Câu 3: Chất mang năng lượng tạo ra trong hồ hấp ở thực vật cung cấp cho hoạt động sống chủ yếu là A.ATP B.pyruvate C.CO2 D.H2O Câu 4: hô hấp ở thực vật diễn ra rất chậm ở giai đoạn A.hạt khô B.hạt nảy mầm C.cây đang ra hoa D.quả chín Câu 5: trong quá trình hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, số lượng phân tử ATP được tích lũy trong giai đoạn đường phân là bao nhiêu A.2 B.1 C.26-28 D.30-32 Câu 7: trong hồ hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, giai đoạn đường phân diễn ra ở A.bào tương B.chất nên ti thể C.màng ngoài ti thể D.màng trong ti thể Câu 8: trong quá trình hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, số lượng phân tử ATP được tích luỹ được là bao nhiêu A.03-02 B.1 C.26-28 D.2 Câu 13: Khi nói về quá trình lên men ở thực vật phát biểu nào sau đây sai A.lên men gồm hai giai đoạn đường phân và lên men B.hợp chất hữu cơ được tạo ra là lactate, etanol và acetic aicd C. năng lượng ATP được giải phóng ở giai đoạn đường phân D.quá trình lên men không diễn ra trong ti thể

0
1 tháng 8 2016

Ở tế bào có nhân, ADN được thấy ở: 
A. Trong nhân 
B. Trong nhân và trong lưới nội sinh chất 
C.Trong ti thể va tập thể.
D. Trong nhân và riboxom 
E. Tất cả đều sai

+Cơ thể đơn bào có những đặc điểm: 
A. Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào 
B.Cơ thể được chuyển hóa cao về hình thái và chức năng.
C. Kích thước cơ thể có thể lớn hơn một số cơ thể đa bào 
D. A và B đúng 
E. A, B và C đều đúng 

 

+Không bào thường được gặp ở: 
A. Tế bào động vật bậc cao 
B. Tế bào động vật và thực vật bậc thấp 
C. Tế bào chưa có nhân 
D. Vi khuẩn . 
E.Tế bào thực vật trưởng thành.

Chúc bạn học tốt!hihi

13 tháng 7 2018

Đáp án D

Các loài ăn thực vật thường sử dụng vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa để bổ sung prôtêin cho mình.

14 tháng 8 2018

Đáp án B

Các phát biểu số I, II đúng.

- I đúng: Khi nói về quang hợp ta có thể định nghĩa quang hợp một cách đơn giản như sau:

Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục.

Sản phẩm quan trọng nhất của quang hợp là đường. Xét về bản chất của quá trình biến đổi năng lượng trong quá trình quang hợp thì quang hợp có thể được định nghĩa: là quá trình biến đổi năng lượng quang năng thành hóa năng.

-     II đúng: chỉ có những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Đó là thực vật và một số vi khuẩn quang hợp.

-     III sai: Xét về bản chất hóa học thì quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được khử thành sản phẩm quang hợp.

-     IV sai: một điểm quan trọng chúng ta cần lưu ý đó là: không phải quá trình quang hợp nào cũng kèm theo sự giải phóng oxi phân tử. Các vi sinh vật khi quang hợp không giải phóng oxi, mà ở chúng chất cho hidro không phải là nước mà là những chất chứa hidro khác: các este của axit hữu cơ hoặc bản thân các axit hữu cơ, rượu bậc 2, các hợp chất vô cơ chứa S, hoặc ngay chính hidro dạng phân tử:

Sucxinat + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + fumarat.

2H2S + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2S (phản ứng này đặc trưng đối với một số vi khuẩn quang hợp như vi khuẩn lưu huỳnh đỏ và xanh).

Bởi vậy, dạng chung nhất về phản ứng tổng quát của quang hợp có thể viết như sau:

CO2 + 2H2A + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2A