Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:Vị vua đầu tiên của nước ta là? a. An Dương Vương. b. Vua Hùng Vương. c. Ngô Quyền.
Câu 2 :Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây.
a. Mị Châu - Trọng Thuỷ. b. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. c. Cây tre trăm đốt.
Câu 3 :Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước ta là gì?
a. Lạc Việt. b. Đại Việt. c. Đại Cồ Việt.
Câu 4 :Sao vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La?
a. Vì đây là trung tâm của đất nước, đất rộng không bị ngập lụt.
b. Vì đây là vùng đất mà giặc không dám đặt chân đến.
c. Vì đây là vùng đất giàu có, nhiều của cải, vàng bạc.
tham khảo
Lựa chọn nhiệm vụ 2
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh - chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh - chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về.
Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.
THAM KHẢO
- Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh - chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh - chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.
Tham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền
- Tên danh nhân: Ngô Quyền
- Câu chuyện:
+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).
+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…
Tham khảo:
- Yêu cầu số 1: một số truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương
+ Truyền thuyết Con rồng cháu Tiên;
+ Sự tích Bánh chưng, bánh giầy;
+ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh;
+ Sự tích Quả dưa hấu;
+ Truyền thuyết Thánh Gióng;
+ Truyền thuyết Chủ Đồng Tử - Tiên Dung,…
- Yêu cầu số 2: Kể lại sự tích bánh chưng, bánh giầy
(*) Tham khảo:
- Hùng Vương đời thứ sáu có hai mươi người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi.
- Lang Liêu là người con thứ mười tám của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất va hình tròn tượng trưng cho trời.
- Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tham khảo:
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.
Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Mị Châu và Trọng Thủy
cảm ơn