
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Đáp án B
→ Cụm danh từ gồm phần phụ trước, trung tâm và phần phụ sau

Đêm nay thật đẹp , ánh trăng lung linh . Hàng nghìn vì sao trên trời lấp lánh . Nằm trằn trọc không ngủ được, nghĩ về ngày mai sẽ làm gì . Rồi ngủ đi lúc nào không biết . Chúc các bạn ngủ ngon .
Từ láy : lung linh , lấp lánh , trằn trọc
Cụm dt : hàng nghìn vì sao
Từ ghép : ngày mai

Cụm danh từ là một nhóm từ bắt đầu bằng một danh từ và có chức năng đồng cách. Cụm danh từ này thường đi ngay trước hoặc ngay sau danh từ nó biểu đạt.
Cấu tạo:
- Viết 1 đoạn văn khoảng 3-4 câu có sử dụng cụm danh từ.
Trong cuộc đời mỗi con người, ắt hẳn chúng ta đều đã một lần chứng kiến một nghĩa cử cao đẹp giữa những con người với nhau, tôi cũng thế. Hôm ấy là một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời tôi. Hôm đó là một ngày thu se lạnh, tôi ngồi trong quán cóc ven đường uống nước thì bỗng thấy một bà cụ già ăn xin chìa đôi bàn tay ra đón lấy những đồng tiền lẻ của những tấm lòng hảo tâm. Đột nhiên, có một chị gái ngồi gần chỗ tôi bước đến bên bà cụ, chị khẽ khàng cởi chiếc áo khoác của mình choàng người cụ già xấu số. Và bạn biết không, cụ đã ứa nước mắt. Đó là một kỉ niệm không quên được trong cuộc đời tôi.
=>Cụm danh từ: một ngày thu, hôm đó, một nghĩa cử, những con người, áo khoác của mình, quán cóc ven đường

- Cụm danh từ : mấy vọt cỏ xanh biếc
t2 : <trống>
t1 : mấy
T1: vọt
T2 : cỏ
s1 : xanh biếc
s2 : <trống>

từ là đc tạo bởi các tiếng và có nghĩa
2 kiểu đó là từ đơn và từ phức
phức tạo bởi từ ghép và từ láy
từ đơn :ăn, học,vui,....
từ phức :nhiều lắm
lỗi lặp từ
...

TK :
https://vndoc.com/cum-danh-tu-cum-dong-tu-cum-tinh-tu-bai-tap-ren-luyen-va-cung-co-204774

Đáp án: C
Giải thích: → Cụm động từ có thể có 2 phần hoặc 3 phần. Cụm động từ gồm 3 phần: phụ trước, trung tâm, phụ sau. Có thể lược bỏ phần phụ trước, hoặc phụ sau.
– Cụm danh từ là loại cụm từ, trong đó thành tố trung tâm là danh từ còn các thành tố phụ là những từ có chức năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm đó.
– Cụm danh từ gồm ba phần, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự:
phần phụ trước + danh từ trung tâm + phần phụ sau
– Phần phụ trước có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ1 + Đ2 + Đ3
+ Đ3 là định tố đứng ngay trước danh từ trung tâm. Đó có thể là:
* danh từ loại thể : cái, con, chiếc, quả, tấm, bức, ngài, vị… Ví dụ :
con voi; cái vườn; bức tường.
Thành phần này có thể mở rộng bằng cách kết hợp danh từ loại thể cái với các danh từ loại thể khác (trừ danh từ chiếc) để nhấn mạnh hoặc thể hiện những thái độ khác nhau của người nói. Ví dụ :
1) Cái con mèo này chỉ hay ăn vụng.
2) Cái tấm rèm kia hợp hơn với màu cửa sổ;
3) Ai cũng kêu cái vị lãnh đạo bất tài đó.
* danh từ chỉ đơn vị đo lường, ví dụ : thước, lít, cân, ngụm, nắm… Ví dụ :
1) Cho tôi mua ba thước vải!
2) Mỗi ngày nó uống hết một lít sữa.
3) Ngày nào ông ấy cũng phải uống vài ngụm rượu.
+ Đ2 là định tố có chức năng biểu thị ý nghĩa số lượng. Đó có thể là :
* định từ chỉ số lượng như: những, các, mọi, mỗi, một, từng. Ví dụ :
1) Những con lạc đà này giúp người dân Sahara đi qua sa mạc.
2) Cảnh sát kiểm tra từng ngôi nhà.
* số từ chỉ số lượng như: năm, vài, dăm, mươi… Ví dụ :
1) Nhà tôi nuôi năm con mèo.
2) Dưới chân núi chỉ có vài nóc nhà.
+ Đ1 là các đại từ chỉ tổng lượng: tất cả, tất thảy, hết thảy, cả… Ví dụ :
1) Mùa đông, tất cả những con thiên nga này sẽ bay xuống miền nam.
2) Đói quá, nó ăn hết cả một ổ bánh mì.
– Trên đây là cấu trúc tối đa của thành phần phụ trước danh từ trung tâm. Trong thực tế, cụm danh từ có thể thiếu một hoặc hai định tố. Ví dụ : tất cả những đêm sáng trăng (không có Đ3); có những đêm không ngủ (không có Đ1 và Đ3) ; cái đêm ấy (không có Đ1 và Đ2).
– Phần phụ sau có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ4 + Đ5 +Đ6
+ Đ4 là định tố đứng ngay sau danh từ trung tâm để bổ sung ý nghĩa hạn định. Đó có thể là :
* tính từ. Ví dụ :
1) Đó là những sinh viên nghèo.
2) Bốn người đi trên một chiếc thuyền độc mộc.
* danh từ hoặc giới ngữ. Ví dụ :
1) Học sinh đang chơi trên sân trường.
2) Tôi đã đến thăm quê hương của Sôpanh.
3) Đây là loại máy bay do Mỹ sản xuất.
* động từ. Ví dụ :
Phòng làm việc này thiếu ánh sáng.
+ Đ5 cũng là định tố đứng sau danh từ trung tâm để bổ sung thêm ý nghĩa hạn định. Điểm khác nhau giữa Đ4 và Đ5 là: Đ4 nêu đặc trưng thường xuyên, còn Đ5 biểu thị đặc trưng không thường xuyên. Ví dụ:
Chiếc máy ảnh kĩ thuật số mới mua chụp rất nét.
(Đ4) (Đ5)
+ Đ6 là định tố biểu thị sự chỉ định về không/thời gian đối với danh từ trung tâm, do vậy ở vị trí này luôn là các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó… Ví dụ:
Những buổi học lịch sử khô khan đó không mang lại hiệu quả.
Mọi người vẫn nhớ những năm tháng khó khăn đó.
3 phan . Truoc , sau , trung tam