Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Cá sống ở châu Nam Cực so với cá sống ở vùng nhiệt đới thì thành phần các acid béo của màng sinh chất khác nhau là: Cá sống ở vùng Nam Cực (khí hậu lạnh), chúng cần 1 lớp da dày để sống sót nên số lượng phân tử cholesterol sẽ nhiều hơn cá sống ở vùng nhiệt đới (nhiệt độ nóng ẩm). Do các phân tử cholesterol làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.
Bổ sung: Tế bào động vật, thực vật, nấm… là tế bào nhân thực: có màng nhân, có các bào quan khác nhau mà mỗi bào quan có cấu trúc phù hợp với chức năng chuyên hoá của mình, tế bào chất được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màngNhân tế bào dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân thực. Đa số tế bào có một nhân (cá biệt có tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người). Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên. Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5µm. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.
Còn tế bào nhân sơ thì có cấu trúc
So với tế bào nhân thực, thì tế bào vi khuẩn nhỏ hơn và không có các loại bào quan bên trong như lưới nội chất, bộ máy Gôngi
Chị ghi xuống dòng hoặc tách ra dùm e với ạ. E nhìn hơi khó ạ.1 bên là nhân sơ còn bên là nhân thực kiểu v á chị.
Tham khảo:
Câu 3: Tế bào nhân sơ bao gồm vi khuẩn, vi lam có kích thước bé từ 1mm đến 3mm có cấu tạo đơn giản, phân tử ADN ở trần dạng vòng 1. Tế bào này chưa có nhân điển hình chỉ có nucleotide là vùng. Tế bào nhân thực là thường là nấm, động vật và thực vật. Kích thước lớn hơn từ 3mm đến 20mm.
Câu 4:
Các cấu thành hay được nhắc đến của ty thể bao gồm màng ngoài, xoang gian màng, màng trong, mào và chất nền. Mặc dù phần lớn DNA tế bào nằm trong nhân, bào quan ty thể vẫn sở hữu một hệ gen độc lập – gần như tương tự hệ gen vi khuẩn.
Ty thể là bào quan có mặt trong tất cả tế bào có nhân và đảm nhiệm vai trò quan trọng cung cấp hầu như mọi nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động chức năng và hô hấp của tế bào. Trong ty thể có chứa các phân tử ADN vòng, gọi là các ADN ty thể.
Tế bào nhân sơ
+ Thành tế bào, vỏ nhày, lông, roi: Có
+ Nhân: Là vùng nhân chứa ADN và chưa có màng bao bọc.
+ Tế bào chất: Không có hệ thống nội màng, không có khung tế bào và cũng không có bào quan có màng bao bọc.
+ Bào quan: Ribôxôm
Tế bào nhân thực
+ Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi: Không
+ Nhân: Có màng bao bọc, bên trong có chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc, ngoài ra trên màng còn có rất nhiều lỗ nhỏ.
+ Tế bào chất: Có hệ thống nội màng, có khung tế bào và bào quan còn có màng bao bọc.
+ Bào quan: Ribôxôm, thể gôngi, lưới nội chất, ty thể,…
Cấu trúc của ti thể:
- Ti thể có 2 lớp màng bao bọc.
- Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp.
- Bên trong ti thể là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của ti thể là: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
a) Cấu tạo của ti thể:
- Ti thể thường có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục.
- Được bao bọc bởi hai lớp màng, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên mào chứa hệ thống các enzyme hô hấp.
- Trong ti thể chứa chất nền. Trong chất nền có chứa các phần tử DNA nhỏ có dạng vòng, ribosome, enzyme,…
b)
- Diện tích màng trong lớn hơn diện tích màng ngoài.
- Nguyên nhân là do màng trong gấp nếp, màng ngoài trơn nhẵn.
- Điều này giúp tăng diện tích bề mặt trong của ti thể, giúp nâng cao hiệu suất hô hấp tế bào.
Những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen là:
+ Đều là polysaccharide những hợp chất có cấu trúc đa phân
+ Các đơn phân glucose kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside
+ Được hình thành do qua nhiều phản ứng ngưng tụ.
Những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon:
+ Tinh bột: mạch phân nhánh bên
- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen:
+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose.
+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).
+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.
- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là:
+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.
+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song.
Có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật.
- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:
+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.
+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.
+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.
- Axit béo không no có nhiều trong chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Đây là loại axít béo có 1-3 nối đôi trong thành phần cấu trúc.
- Axit béo no chủ yếu nằm trong thành phần mỡ động vật,trong 1 số dầu thực vật.
Thành phần cấu tạo của một nucleôtit gồm bazơ, axit phôtphoric và đường (đêôxiribôzơ ở ADN và ribôzơ ở ARN).
- Các nuclêôtit liên kết với nhau nhờ liên kết hoá trị giữa axit phôtphoric của nuclêôtit này với đường của nuclêôtit tiếp theo (liên kết phôtphođieste).
- Điểm khác nhau giữa các loại nuclêôtit (ADN và ARN) là :
+ ADN có đường C5H10O4 và có 4 loại bazơ nitơ là ađênin, timin, xitôzin và guanin.
+ ARN có đường C5H10O5 và có 4 loại bazơ nitơ là ađênin, uraxin, xitôzin và guanin.
Sự khác nhau về cấu tạo của acid béo no và không no:
+ Trong các phân tử acid béo no chỉ có liên kết đơn
+ Trong các phân tử acid béo không no có liên kết đôi.