Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu thơ như một lời cảm tạ thể hiện lòng biết ơn của người dân khi trời yên sóng lặng để có thể đánh bắt được nhiều cá.
tham khảo
tại vì thông thường người dân ta mỗi khi tính toán làm việc gì thường quan tâm đến yếu tố :" Thiên thời, địa lợi, nhân hòa " . Họ cảm ơn trời tức cảm ơn yếu tố " thiên thời " đã giúp họ có những chuyến ra khơi an toàn, không gặp sóng to, bão dữ để thuận lợi trong việc đánh bắt cá trên biển
Tác giả đặt câu thơ "nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe" trong dấu ngoặc kép vì tác giả muốn thay lời của những người dân chài để cảm tạ trời đã giúp mang đến một mẻ cá bội thu.
Câu 1:
a, Từ ''ghe'' là từ địa phương, chỉ con thuyền để người dân đi đánh cá, có thể là đánh cá xa bờ
b, Đoạn trích miêu tả người dân ra đón đoàn thuyền trở về sau thời gian lênh đênh đánh bắt trên biển
c,
Tham khảo nha em:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
Sau bao ngày vất vả lên đênh trên biên, chiếc thuyền cùng trai tráng làng chài trở về. Câu thơ cho thấy hẳn là chiếc thuyền ấy đã cùng với dân chài trên biển lâu lắm rồi, dường như gắn liền với làng vậy. Chất muối đã ngấm trong thớ vỏ, cái vị mặn mà ấy cũng là đặc trưng của làng ven biển- quê hương của tác giả Tế Hanh. Hình ảnh quê hương không lung linh hay lãng mạn như những quê hương của bao người. Mà nơi ấy giản dị, như chính con người nơi đây. Đó là một con thuyền, là vị muối,... như vị của quê hương...
Em tham khảo:
Thể hiện thái độ biết ơn của những người dân chài, cảm tạ trời đã giúp mang đến một mẻ cá bội thu.
Tham khảo:
Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành.
bộc lộ cảm xúc
Bộc lộ cảm xúc