Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Bài văn Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn một: từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây". Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã qua đi.
- Đoạn hai: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lộ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.
- Đoạn ba: từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết: Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
2.
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:
- Không gian trong trẻo, sáng sủa.
- Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.
- Nước biển lam biếc, đậm đà.
- Cát lại vàng giòn.
- Lưới càng thêm nặng mẻ.
Những từ ngữ chủ yếu là tính từ đó cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.
3.Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông,m. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.
4.
Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm quanh cái giếng nước ở ria đảo và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh bình dị lao động khẩn trương nhưng lại thanh bình được bộc lộ rõ qua các chi tiết “ cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đêh cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về”.
- Cảnh tác giả và mọi người tắm quanh giếng.
Cảnh chị Châu Hoà Mẫn địu con dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:
- Dòng sông Năm Căn mênh mông.
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Con sông rộng hơn ngàn thước.
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...
c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.
Câu 1: Nhắc lại tên các thành phần câu em đã được học ở bậc Tiểu học?
Trả lời: Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
- Trạng ngữ.
Câu 2: Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:
Chẳng bao lâu tôi trở thành một chàng dể thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
Trả lờí:
Chẳng bao lâu tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
Trạng ngữ ____ CN ________________ VN
3.Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:
-Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn (nghĩa là có thể hiểu đầy đủ mà không cần gắn với hoàn cảnh nói năng)?
- Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
- Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu là chủ ngữ và vị ngữ.
- Thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là trạng ngữ.
Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm
Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.
Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.
Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.
Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.
Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.
Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.
Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.
Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:
- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.
- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:
+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.
+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.
+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án.
Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.
Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.
Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.
Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.
Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.
Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển.
Đáp án C