K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2021

Đây là câu ca dao phản ánh tâm trạng nhớ nhung, buồn khổ của người con gái lấy chồng xa xứ. Ngày ngày, cứ đến lúc chiều buông là cô lại thổn thức gạt thầm nước mắt: Chiều chiều ra đứng ngõ sau 
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều! Câu ca dao chọn không gian và thời gian của buổi chiều để làm nền cho nỗi nhớ bởi nó thường khơi gợi lòng người nghĩ tới sự trở về  và đoàn tụ. Không gian yên ắng, bàng bạc khói sương, mọi vật từ từ chìm vào bóng tối… dễ làm chạnh lòng kẻ xa quê. Ta thử hình dung ra cảnh đời và số phận của người con gái trẻ lần đầu xa mẹ, xa nhà, đi làm vợ, làm dâu nơi đồng đất xứ người. 

9 tháng 12 2016

Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử!

17 tháng 12 2018

Câu 1, 2 giới thiệu bà Tú là người giỏi buôn bán, tần tảo "quanh năm" buôn bán kiếm sống ở "mom sông" cảnh đầu chợ bến đò, buôn thúng bán mẹt. Chẳng có cửa hàng cửa hiệu. Vốn liếng chẳng có là bao. Thế mà vẫn "Nuôi đủ năm con với một chồng". Chồng đậu tú tài, chẳng là quan chẳng là cùng đinh "Ăn lương vợ". Một gia cảnh "Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi". Các số từ "năm” (con), "một" (chồng) quả là đông đủ. Bà Tú vẫn cứ ''nuôi đủ", nghĩa là ông Tú vẫn có "Giày giôn anh dận, ô Tây anh cầm". Câu thứ hai rất hóm hỉnh.

Câu 3, 4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành "thân cò" - thân phận lam lũ, vất vả "lặn lội". Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà tú thì lặn lội... khi quãng vắng, nơi mom sông. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã giành giật bán mua "eo sèo mặt nước buổi đò đông" để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh "thân cò" rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy "lặn lội'' và "eo sèo" hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.

Câu 5, 6 tác giả vận dụng rất hay thành ngữ: ''một duyên hai nợ" và "năm nắng mười mưa". Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: "âu đành phận", "dám quản công” như một tiếng thở dài. Có đức hi sinh. Có sự cam chịu số phận, có cả tấm lòng chịu đựng, lo toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình. Tú Xương có tài dùng số từ tăng cấp (1-2-5-10) để nói lên đức hi sinh thầm lặng cao quý của bà Tú:

"Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công ".

Tóm lại, bà Tú hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,... tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng còn. Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng.

Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa phẫn nộ "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc". "Cái thói đời" đó là xã hội dở tây dở ta, nửa phong kiến, nửa thực dân: khi mà đạo lí suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ "ăn ở bạc" vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con phải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: "Vợ lăm le ở vú - Con tấp tểnh đi bồi - Khách hỏi nhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi".

Câu 8 thầm thía một nỗi đau chua xót. Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động và xót xa thế: "Có chồng hờ hững cũng như không?". "Như không" gì? Một cách nói buông thõng, ngao ngán. Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi đau thế sự. Một nhà nho bất đắc chí!



5 tháng 2 2017

Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết haha

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.

b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:

- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật

- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.

Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốtleuleu

22 tháng 1 2019

Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.

b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:

- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật

- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.

Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốt

Hôm qua anh thấy...Ôi người ấy, đang trong tay với cô nào đấy?Giật mình nhận ra không phải em,Chẳng biết em bây giờ đang ở đâu?Bao lâu ta đã không gặp nhau?Bao lâu chưa hỏi thăm vài câu?Nào ngờ hôm nay anh thấy thế này.Chẳng biết phải nên làm gì đây?Chưa 1 lần anh hết thắc mắc, sao em lìa xa anh này?Để tiếp tục con đường yêu bên cạnh người ấy.Chưa 1 lần anh ngưng suy nghĩ, anh đã làm sai...
Đọc tiếp

Hôm qua anh thấy...
Ôi người ấy, đang trong tay với cô nào đấy?
Giật mình nhận ra không phải em,
Chẳng biết em bây giờ đang ở đâu?

Bao lâu ta đã không gặp nhau?
Bao lâu chưa hỏi thăm vài câu?
Nào ngờ hôm nay anh thấy thế này.
Chẳng biết phải nên làm gì đây?

Chưa 1 lần anh hết thắc mắc, sao em lìa xa anh này?
Để tiếp tục con đường yêu bên cạnh người ấy.
Chưa 1 lần anh ngưng suy nghĩ, anh đã làm sai điều gì?
Hay là còn điều gì anh chưa bằng người ấy?

Người ấy có tốt với em, yêu em như anh đã từng yêu?
Người ấy có biết tính em hay trách móc, thích nuông chiều?
Anh nhớ em nhiều...Anh nhớ em nhiều...
Sao để lòng vơi bớt đi bao đêm đợi mong?

Người ấy có lớn tiếng hay luôn khiến em đau buồn không?
Người ấy có biết quý em hay yêu thương em thật lòng?
Anh nhớ em nhiều...Anh nhớ em nhiều...
Sao cho lòng vơi bớt đi nỗi buồn, nỗi đau trong lòng anh.

 

Anh Là Của Em
Chẳng dám hứa quá nhiều chuyện ngày mai
Hay vu vơ về chặng đường dài
Hôm nay anh bên em…
Ta sẽ luôn như hôm nay và anh chỉ cần có thế
Nếu đến lúc 2 ta giận hờn nhau
Hay yêu thương không như những phút đầu
Em hãy cứ tin rằng và hãy nhớ mãi là…(anh anh)
Anh…sẽ không nghi ngờ để tình ta chớm tắt
Anh…sẽ không bao giờ để em rơi nước mắt
Anh sẽ không bao giờ , anh sẽ không bao giờ…để em buồn dù chỉ là vài giây
Anh…sẽ lặng im những khi em hay cáu gắt
Anh…sẽ yêu em hơn bản thân , anh hứa chắc
Anh sẽ mãi mãi là , anh sẽ mãi mãi là…lá la là , lá la là..la lá

La…la là la lá la
Marry me , just marry me
La…la la la là lá
Marry me , just marry me
La…la là la lá la
Marry me , just marry me
La…la là la lá là
(Óh oh)

Sáng thức cùng giờ…đi làm chung 1 đường
Ăn chơi cùng ngày…đêm ngủ chung 1 giường
Tương lai to bự…cùng nhắm về 1 hướng
2 ta sẽ là 1 cặp vợ chồng không tầm thường
Cưới nhau vì nhau thấy gì khó qua cho qua
Chuyện lớn nhỏ cứ để anh em không cần lo xa
Giận cứ nói thẳng anh để em la cho đã
Bao nhiêu đó là đủ…hoy đi nha !
Mỗi khi em buồn anh sẽ tự nguyện vào vai thần thánh
Mang đi nỗi lo trên trời dưới đất mà không cần cánh
Còn chán thì anh sẽ tự nguyện nhập vào vai Trấn Thành
Hại não sáng đêm chỉ để nụ cười em luôn gần anh 
Xa em chỉ mới vài giờ đã thấy rằng…I miss you
Muốn nói với em 1 câu thật lòng là….I need you
Hôm nay bất chấp tất cả
Anh muốn nói với em là
Em ơi ! i wanna marry you

Từ nay anh là của em (eh)
Ta đã thuộc về nhau (oh)
Yên vui hay buồn đau…ta kề bên suốt đời
Từ nay em là của anh (eh)
Ta mãi thuộc về nhau (oh)
Yên vui hay buồn đau…em đừng lo…

 

 

 

 

 

2
7 tháng 10 2016

e như kiểu thất tình ấytranngocnam

 

7 tháng 10 2016

e ns qá

Cái đoạn này fai có sự nối tiếp lẫn nhau mới bt à

Gịot nước mắt đẫm hàng mi ngày bố nó wa đời, rùi hàng mi đầy nước mắt ngày mà mẹ nó theo người.Những lời dèm pha chê trách người hàng xóm nói ai cười, mẹ đi trong tủi nhục mặc cho bao lời nói hai người.Ai sẽ lo cho nó khi ông bà ngọai đã già yếu?Ai chăm sóc cho nó được bằng như mẹ hiền dấu iu?Ai chở nó đi học rùi lại đón nó mỗi chiều?Ai đắp chăn cho nó mỗi khi đêm lạnh gió...
Đọc tiếp

Gịot nước mắt đẫm hàng mi ngày bố nó wa đời, rùi hàng mi đầy nước mắt ngày mà mẹ nó theo người.
Những lời dèm pha chê trách người hàng xóm nói ai cười, mẹ đi trong tủi nhục mặc cho bao lời nói hai người.
Ai sẽ lo cho nó khi ông bà ngọai đã già yếu?
Ai chăm sóc cho nó được bằng như mẹ hiền dấu iu?
Ai chở nó đi học rùi lại đón nó mỗi chiều?
Ai đắp chăn cho nó mỗi khi đêm lạnh gió đìu hiu?
Em đã khóc khó thật nhìu nhưng có ai xót xót cho em?
Nó thèm đồng tiền lẻ của mẹ cho nó để ăn kem,
Nó thèm tiếng à ơ của mẹ rku nó ngủ trong đêm,
Nhưng có lẽ sẽ là kí ức mà nó giấu sâu mãi trong tim.
Vì mẹ đã nhẫn tâm:
Bỏ em đứng khóc góc hiiên nhà, 
Theo người đàn ông lạ mẹ nhìn em không chút xót xa
Tay mẹ rút vài trăm ngàn nhét vội cho ông bà
Bước lên chiếc xe lạ rùi bóng mẹ dần dần xa.
Và ngày tháng trôi wa lời chế giễu, lời dèm pha
Nó vẫn nghe, vẫn pít, nó vẫn mặc kệ người tar
Nhưng đâu đó trong suy nghĩ nó vẫn không thể bỏ ngòai tai
Những lời đó như động lực giúp nó cứ lao vào sa đà
Cứ thế nó bỏ học bắt đầu pít cãi lời ông bà
Ăn cắp hết tiền nhà cùng tụi bạn bỏ đi xa
Bước chân lên Sài thành_nơi lộng lẫy xa hoa
Bắt đầu tập tành chơi từ việc cà phê vs thuốc lá
Tập xiếc nổ bồ đà, rùi dần dần chơi vs ma
Cái túi không còn đạn bắt đầu ăn cắp của người tar
Cướp giật, xin đễu, lập băng đâm chém vs người lạ
Rùi một ngày nó đã bị bắt khi giao hàng cấm trong wán baz
Tòa tuyên nghe mức hình phạt là tám năm ngồi trong nhà đá
Bước chân như ngã quỵ không pít tới bao giờ được ra
Tương lai như khép lại không pít bao giờ mới được thả
Nó được về vs xã hội nó sẽ được sống như người tar
Ngày nó vào trại chỉ có ông bà nó đến thăm
Nó nói vs ông bà là "Kon nhớ mẹ lắm"
Gịot nước mắt nó ngậm ngùi ông bà chỉ pít ngồi lặng thầm
Nó bước quay vào trong vs một nỗi pùn sâu thẳm
Giấc ngủ đêm nay nó mún mơ mình thấy mẹ
Thấy mẹ đến thăm nó và sẽ hát ru cho nó nghe
Nó sẽ nằm trong lòng mẹ và ngủ một giấc thật là dài
Nó sẽ ôm chặt lấy mẹ, giữ mẹ của nó lại mãi mãi
Nếu như ngày đó mẹ nó không bước theo đam mê
Nếu mẹ ở lại thật thì cuộc đời nó đâu như thế 
Nếu như còn có mẹ thì tương lai nó đâu ê chề
Và nếu nó còn có mẹ thỉ cuộc sống đã bình yên nơi vùng wê
Đôi lúc nó rất hận và dường như căm ghét mẹ lắm
Mẹ bỏ rơi cuộc sống nó con tàu bé nhỏ như bị đấm
Giữa cuộc đời này cám dỗ vs những con đường đi sai lầm
Nó vấp ngã thật là đau rùi phải đướng dậy trong âm thầm
Giờ đây sau song sắt, bộ quần áo sọc trắng đen
Giọt nước bùn lăn trên mắt thấm vào môi vị đắng men
Ngồi đếm từng vết cắt làm nước mắt càng đáng thêm 
Và đôi lúc lòng đau thắt khi hình ảnh mẹ bị lấm lem
Nó đã rất rất là bùn khi mà mẹ không đến thăm 
Nó cứ chờ mẹ mãi chờ mẹ hòai theo tháng năm
Cò lẽ mẹ đã quên thằng con hư như nó rùi
Nhưng nó sẽ lun mãi nhớ lun giữ hình ảnh mẹ mãi thui.
Giờ đây sau song sắt..........nhưng nó lun mãi nhớ lun giữ hình ảnh mẹ mãi thui.

cảm nhận đi
13
11 tháng 5 2016

Bài này cũng hay, nhưng bạn dùng từ ngữ còn sai nên nó hơi cu te xíu

11 tháng 5 2016

khocroi

4 tháng 12 2016

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, bể lặng mới yên tâm lòng.

- Điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo.

- Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

4 tháng 12 2016

Điệp ngữ trong câu thơ này là :

+ Trông

+ Đi

 

1,Tìm dẫn chứng , luận điểm cho minh nhá. Chỉ cần copy ra là được!Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của...
Đọc tiếp

1,Tìm dẫn chứng , luận điểm cho minh nhá. Chỉ cần copy ra là được!hihi

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó kháng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn. Điều này dễ hiểu.

Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa  … Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.

Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:

Gió đưa cành trúc la đà 

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức “họa đồ” của một vùng “non xanh nước biếc” hữu danh nào đó, thì đây cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam. Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn mang nặng nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câuca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:

 

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

Nhiễu điều phủ lấy giá gương  

Người trong một nước phải thương nhau cùng. 

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:

Công cha như núi Thái Sơn 

…Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa , 

 

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. 

Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều  

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. 

Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Bởi lẽ họ nghĩ là:

Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. Thế mà họ làm nên đươc bao khúc hòa ca lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu  

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. 

Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này  

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta  

Cấy cày vốn nghiệp nông gia  

Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công  

Bao giờ cây lúa còn bông  

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát 

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông 

Thân em như chẽn lúa đòng  

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.  

Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

Công lênh chẳng quản bao lâu 

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:

Có xáo thời xáo nước trong  

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh  

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó. Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.

1
7 tháng 8 2016

Luận điểm:-Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt.

                   - Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo

                      -Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

                   -Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành

                     -Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

                           -Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. 

                     -Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

                      -Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

                       -Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao

                      -Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động

Phần còn lại là dẫn chứng để Cm cho luận điểm

7 tháng 8 2016

Bạn có thể chỉ ra cho mình luận cứ được ko

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa...

Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp "đua nhau" hoạt động. Nên từ "nghe xa", ta đã được "nhìn gần" để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa...

Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.
Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.
Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ...

Rất may, có một người chưa ngủ đã "nhìn" thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng "người chưa ngủ" không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà.
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào... Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.
Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng.
Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

a) Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. Hãy tìm ra những yếu tố đó trong bài văn trên.

b) Tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào ?

3
15 tháng 11 2016

a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :

+ Có một thứ âm thanh .... tiếng suối !

+ Thứ ánh sáng dát vàng .... hoa .

+ Trăng , cổ thụ , ..... bức tranh !

+ Bức tranh thiên nhiên .... yêu .

_ Những yếu tố suy ngẫm :

+ Non sống ... đồng bào

+ Nếu ko phải là ...... nhường ấy .

_ Triển khai các ý : bộc lộ cảm xúc thông qua nội dung và nghệ thuật .

( mk ngại viết , chắc bn có sách vnen nên .... mk chấm 3 chấm là từ đoạn đó đến đó ha )

 

15 tháng 11 2016

hay chờ cj Mai Phương aNH

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao nhiêu năm mới trở về:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi,

Hương âm vổ cải mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Mỗi nhà thơ đều mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt .

Ngay ở nhan đềbài thơ đã thể hiện cảm xúc dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình .Trong những năm tháng xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ quê nhà - nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người ông bấy giờ

Khi đi trẻ, lúc về già

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về .Với hạ Tri chương , thời gian li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn một nửa thế kỉ. Có lẽ, cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê mà đầy đủ. Tình cảm gắn bó, tha thiết với que hương của tác giả đã thể hiện ở câu thơ tiếp theo:

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

(Hương âm vổ cải mấn mao tồi.)

Xa quê đã mấy chục năm rồi nhưng tình cảm với quê hương trong lòng tác giả vẫn vẹn nguyên.Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng " giọng quê"( hương quê) vẫn không đổi thay để nhấn mạnh hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lau dài làm đổi thay nhiều nhưng bản chất của một con người yeu quê hương vần còn như xưa.

Trong cái biến đổi "mấn mao tồi" và cái không thể biến đổi 'hương âm vổ cải ", nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung , sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn rau căt rốn của mình .Đó là một sự kì diệu của tấm lòng đôn hậu dáng trân trọng ngợi ca.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê khi trở về với biết bao lòng bồi hồi xúc động. Nhưng về đến nhà thì ông phải đối diện với một nghịch lí trong cuộc đời.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở xứ nào lại chơi?

(Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Kẻ đi xa, nay trở về thành người khác lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng...

mk ko bt nên viết như thế nào nữa mong các bạn giúp mình viết tiếp và nhận xét bài của mk với nha

0