Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/- Hoa tự thụ phấn: Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. Ví dụ: hoa lúa
-Hoa giao phấn: là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. Ví dụ hoa bắp (ngô), hoa mướp
Sau thụ tinh : quả do bầu nhụy biến đổi thành, hạt do noãn phát triển thành.
Một số cây khi quả hình thành vẫn còn giữ lại 1 bộ phận của hoa. Ví dụ như phần đài hoa vẫn còn lại trên quả của các loại cây: ổi, hồng, cà chua, ... ; phần đầu nhụy, vòi nhụy cũng được giữ lại ở quả :chuối, ngô, ...
- Phát tán nhờ gió: quả và hạt có cánh hoặc túm lông, nhẹ. VD: quả chò, bồ công anh,v..v..
- Phát tán nhờ động vật: quả và hạt có gai móc, là thức an của động vật. VD: quả ổi, quả ớt,v..v..
- Tự phát tán: giỏ quả tự nứt, hạt thông ra ngoài. VD: quả chi chi, quả nổ,v..v..
*Con người cũng có thể giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi.
2/Hạt nảy mầm cần những điều kiện:nhiệt độ, độ ẩm, không khí thích hợp.
Trong trồng trọt, muốn cho hạt nảy mầm cần phải làm:
sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất úng thì phải tháo hết nước ngay
Phải làm đất tơi, xốp trước khi gieo hạt
Trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo
Phải gieo hạt đúng thời vụ
Phải bảo quản tốt hạt giống
phải thiết kế thí nghiệm thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:
Chọn một số hạt giống tốt : Chắc mẩy, không bị sâu mọt, sứt sẹo cho vào một cốc có lót bông ẩm còn cốc lót bông ẩm khác cho vào các hạt giống xấu như sâu mọt, bị mốc, bị lép, sứt sẹo…để tất cả vào chỗ mát (đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợp). Sau vài ngày thấy cốc có các hạt giống tốt nảy mầm nhiều hơn. Vì vậy: sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống
3/Môi trường sống của tảo: Sống ở nước trong các mương rãnh, ruộng lúa, chỗ nước đọng. Vì tảo chưa có rễ, thân, lá
;chúng không có rễ thân lá thực sự
1.
- Thân gỗ: cam, bưởi, mít, vải, nhãn.
- Thân cột: Cau, dừa.
- Thân cỏ: lúa, ngô, hoa huệ, dong,..
- Thân leo bằng thân quấn: đậu ván, sắn dây, nho, mồng tơi.
- Thân leo bằng tua cuốn: bầu, mướp, bí,...
- Thân bò: Rau má, cây lá lốt.
Nhà tôi trồng một cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, thấy rõ thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ chồi lá và những chùm hoa mướp vàng phát triển từ chồi hoa
Chưa đầy hai tháng cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho tôi quả thật ngon.
Có bạn hỏi, cây mướp thuộc loại thân gì? Nó là thân leo, có cách leo bằng tua cuốn khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là thân leo nhưng lại leo bằng thân quấn
Phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người
Để bảo vệ rừng, em cần phải:
- Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, …
- Trồng rừng, phòng cháy rừng, …
- Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
- Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do đến ở và trồng trọt trong rừng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ rừng.
1.cần phải tích cực trồng cây gay rừng bởi vì :
- Trồng cây gây rừng sẽ giảm thiệt hại lũ lụt, chống xói mòn.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Rừng cung cấp cho chúng ta thức ăn, nguyên vật liệu cho con người. - Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí.
2.em có thể làm để bảo vệ thực vật và môi trường:
- Trồng nhiều cây xanh.
- Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống
- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế sử dụng các loại rác thải nhựa.
- Tuyên truyền cho gia đình và bạn bè về bảo vệ môi trường.
- Khi phát hiện có lâm tặc, báo ngay cho cơ quan chức năng.
- Ở môi trường xa mạc thì cây thường có những biến đổi thân thành thân mọng nước, lá bị tiêu giảm, rễ phát triển đâm sâu suống mặt đất.
- Ví dụ ở cây xương rồng: Để giảm sự thoát hơi nước của cây mà lá biến thành gai, còn thân là thân mọng nước.
- Với các loài cây cỏ ở xa mạc, rể thường rất dài để tìm kiếm nguồn nước cho cây.
Câu 1:
- Hình dạng: hình xoắn, hình cầu, hình chuỗi,...
-Cấu tạo: cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh.
-Kích thước: kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1 đến vài phần nghìn mm
Câu 2:
- Điều kiện bên ngoài: không khí, độ ẩm, nhiệt độ
- Điều kiện bên trong: chất lượng hạt
- Trong trồng trọt, muốn cho hạt nảy mầm tốt ta phải làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt, chăm sóc hạt đã gieo bằng cách chống úng, chống hạn, chống rét, và phải gieo hạt đúng thời vụ.
Câu 3:
- Là học sinh chúng ta cần làm các việc sau để bảo vệ sự đa dạng thưc vật:
+ Ngăn chặn chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
+ Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ thực vật
+ Không nên khai thác các loài thực vật quý hiếm
...
Câu 4:
Giống nhau: đều là thực vật Hạt kín
Khác nhau:
Đặc điểm | Lớp hai lá mầm (cây hai lá mầm) | Lớp một lá mầm ( cây một lá mầm) |
Kiểu rễ | Rễ cọc | Rễ chùm |
Kiểu gân lá | Gân hình mạng | Gân song song hoặc hình cung |
Số lá mầm | 2 lá mầm | 1 lá mầm |
Số cánh hoa | 5 cánh hoa | 6 cánh hoa |
Dạng thân | Thân gỗ, thân cỏ,.. | Thân cột, thân cỏ,... |
Ví dụ | Bưởi, đậu, xoài, mận, ổi,... | Lúa, ngô, cau, dừa, kê,... |
Chúc các bạn học tốt
câu 1:Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
Hình dạng:
+ Hình cầu ( cầu khuẩn)
+ Hình que ( trực khuẩn)
+ Hình dấu phẩy ( phẩy khuẩn)
+ Hình xoắn ( xoắn khuẩn)…
Kích thước: rất nhỏ
- Cấu tạo: tế bào gồm vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh
Sinh học 6:
Câu 1: Phân biệt đặc điểm cấu tạo của hạt một lá mầm với hạt hai lá mầm. Nêu ví dụ minh hoạ.
Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...
Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...
Câu 1:
Đặc điểm | Cây 1 lá mầm | Cây 2 lá mầm |
Kiểu rễ | rễ chùm | Rễ cọc |
Gân lá | Song song/ hình cung | Hình mạng |
Thân | Thân cột/ thân đứng | Thân gỗ/ thân leo/ thân bò |
Số cánh hoa | 3 hoặc 6 | 4 hoặc 5 |
Số lá mầm của phôi | 1 | 2 |
Ví dụ:
- Cây một lá mầm: cây lúa, cây mì, cây ngô,...
- Cây hai lá mầm: cây bầu, cây bí, cây mướp, cây cà chua,...
Câu 2: Trả lời:
- Nhóm phát tán nhờ gió: nhẹ, có cánh hoặc túm lông để gió đưa đi xa.
- Nhóm phát tán nhờ động vật:
+ Qủa có nhiều gai hoặc móc để bám vào lông, da động vật.
+ Qủa có vị ngọt, thơm, vò dày để thu hút động vật.
- Nhóm tự phát tán: Vỏ quả tự tách ra để hạt tung ra ngoài.
Chúng phát triển nhanh ở điều kiện là nơi ẩm ướt, bẩn....
Chúng ta nên dọn vệ sinh trường lớp và môi trường xung quang vì vi khuẩn nó có thể phát triển nhanh và gây bệnh cho chúng ta. Chúng ta nên dọn để môi trường của chúng bị hủy hoại và để chúng không thể sinh sản, phát triển
Đoàn Phùng Hiểu Lâm Bạn giúp mình gọi cô @phamthilinh vào đây với