K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(Câu hỏi trị giá 11GP) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

 

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

 

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

 

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

 

Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.

 

Ra thế
Lượm ơi!

 

Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao

 

Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?

 

Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca-lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...

 

Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

 

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...

 

Lượm ơi, còn không?

 

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng..."

loading...

Câu 1: Hãy nêu tên bài thơ, tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

Câu 3: Theo em, tác giả muốn truyền đến người đọc điều gì qua hai câu thơ "Ra thế, lượm ơi!"? Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này như thế nào?

Câu 4: Hãy nêu những biện pháp tu từ được sử dụng trong sáu câu thơ sau và tác dụng của chúng:

"Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."

Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại viết lặp lại hai đoạn thơ cuối trùng với đoạn thơ thứ 2 và 3 của bài thơ? Nêu ý nghĩa nhân đạo của hai đoạn thơ cuối.

Câu 6: Có ý kiến cho rằng: "thủ pháp đối lập đã được sử dụng trong hai đoạn thơ 2,3 và hai đoạn thơ cuối bài". Theo em, điều đó có đúng không? 

Câu 7: Gợi từ hai tiếng "đồng chí" được nhà thơ sử dụng, hãy liên hệ với hai văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nêu cao tinh thần chiến đấu và tình đồng chí của người lính Việt Nam.

Hãy phân tích từ "đồng chí" để thấy được sự thiêng liêng của từ này.

Câu 8: Gần đây, trên mạng xã hội TikTok có lan truyền một xu hướng: "lấy nhạc nền là bài hát chế dựa theo lời bài thơ này đi cùng với những nội dung mang tính giải trí lố bịch, phản cảm". Hãy viết một đoạn văn ngắn (9-10 câu) để phân tích những mặt trái của xu hướng này, và nêu lên suy nghĩ cá nhân của em.

(Câu 1: 1GP; câu 2: 1GP; câu 3: 1GP; câu 4: 1,5GP; câu 5: 1,5GP; câu 6: 1,5GP; câu 7: 1,5GP; câu 8: 2GP)

13
28 tháng 4 2023

Câu 1:

- Tên bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, thời kì chống Pháp đang diễn ra ác liệt.

Câu 2: 

- Thể thơ: thơ 4 chữ

- PTBĐ chính: Tự sự

Câu 3: Đây là 1 câu thơ đặc biệt, khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

Câu 7: Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

"Đồng chí" có nghĩa là:

+ Đồng: cùng

+ chí: chí hướng, lí tưởng

"Đồng chí" là có cùng một chí hướng, lí tưởng.

(Em chỉ làm được 4 câu thôi ạ)

28 tháng 4 2023

Vâng, tại cũng muộn rồi, nên để mai em suy nghĩ thêm và thử sức tiếp ạ.

21 tháng 8 2017

a. Các từ tượng hình trong đoạn thơ:

- loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

28 tháng 7 2023

Xác định phép hoán dụ: lòe chớp đỏ, dòng máu tươi.

Tác dụng: tránh gây cảm giác ghê sợ, khiếm nhã vào câu thơ đồng thời tinh tế diễn tả hình ảnh được gợi bằng từ ngữ thể hiện điều đó với lòng tự hào sâu sắc của tác giả với người lính nhỏ. Từ đó câu thơ thêm tăng giá trị diễn đạt, giàu sức gợi hình gợi cảm xúc hấp dẫn người đọc hơn.

Cho đoạn văn" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn

" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu ,thật là đột ngột, không ngờ lại như thế .Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắp "Thế là một -hòa nhé !".Chưa hòa đâu bác ạ .Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc .Ơ,bác vẽ cháu đấy ư ?Không ,không ,đừng vẽ cháu!Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

1,Trích trong? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của vb có đoạn trích dẫn trên

2, Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Dùng một câu văn nêu chủ đề đoạn trích 

3,Phát hiện và ghi ra giấy 1 lời văn gián tiếp trog đọan trên

4,Viết 3-5 câu nêu suy nghĩ của en về quan niệm sống hạnh phúc của ng xưng cháu trog đv

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
7 tháng 12 2018

1. Trích trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Hoàn cảnh: trong một chuyến đi thực tế lên vùng núi Lào Cai những năm 1970 của tác giả.

2. Phương thức biểu đạt: tự sự.

Lời bộc bạch và sự khiêm tốn của anh thanh niên.

3. Lời văn gián tiếp: Câu "Chú ấy nói... Hàm Rồng.

4. Quan điểm sống của anh thanh niên trong đoạn trích thật đáng trân trọng. Anh vui với việc được cống hiến và hết mình vì công việc. Hơn thế, anh còn rất khiêm tốn và nỗ lực lập công góp phần xây dựng đất nước. Anh thanh niên là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: … Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: … Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. […] Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn nói với nhân vật nào, nói trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Chỉ ra lời dẫn gián tiếp được sử dụng trong đoạn văn trên. mình đang cần gấp tại 12h mình phải nộp bài rồi

1
11 tháng 5 2021

Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn nói với nhân vật nào, nói trong hoàn cảnh nào?

Đáp án: Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn nói với nhân vật ông Họa sĩ, nói trong hoàn cảnh trong cuộc gặp gõ ngắn ngủi 30 phút

Câu 2: Chỉ ra lời dẫn gián tiếp được sử dụng trong đoạn văn trên. 

Đáp án: Lời dẫn giấn tiếp trong đoạn văn là : " Nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng "

 

Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khó mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.Đối với cháu, thật...
Đọc tiếp

Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khó mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!"..

(Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long,

theo Ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục 2016, tr.185)

a) Xác định lời dẫn trong đoạn văn trên và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. 

b) Hãy giải thích vì sao em xác định được như vậy?

0
" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng...
Đọc tiếp

" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu ,thật là đột ngột, không ngờ lại như thế .Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắp "Thế là một -hòa nhé !".Chưa hòa đâu bác ạ .Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc .Ơ,bác vẽ cháu đấy ư ?Không ,không ,đừng vẽ cháu!Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

Tìm lời dẫn trực tiếp

1
24 tháng 1 2022

Cả đoạn này có lời dẫn trực tiếp đó em!

3 tháng 9 2023

Tình đồng chí đồng đội là một tình cảm đặc biệt, được hình thành từ những cơ sở vững chắc. Hãy cùng nhau khám phá qua 7 câu thơ đầu bài "Đồng chí" của Chính Hữu:

Đồng chí là tình yêu thương chân thành, Trong cuộc sống, luôn đồng hành và chia sẻ. Bên nhau, không biết đến từ "cách biệt", Vì tình đồng chí đồng đội mãi mãi bền vững.

Tình đồng chí đồng đội là tình anh em, Cùng nhau vượt qua khó khăn và thử thách. Hỗ trợ, đồng lòng và đoàn kết vững chắc, Vì mục tiêu chung, xây dựng đất nước thịnh vượng.

Đồng chí là người bạn đáng tin cậy, Luôn lắng nghe, tôn trọng và chia sẻ. Trong công việc, luôn hỗ trợ và đồng lòng, Vì tình đồng chí đồng đội, mọi khó khăn trở nên nhẹ nhàng.

Tình đồng chí đồng đội là tình đoàn kết, Không phân biệt giàu nghèo, cao thấp hay trẻ già. Cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, Vì tình đồng chí đồng đội, mọi người đều được hạnh phúc.

Đồng chí là tình yêu thương vô điều kiện, Không đòi hỏi, không đánh đổi, không phân biệt. Vì tình đồng chí đồng đội, ta luôn sẵn sàng, Để xây dựng một tương lai tươi sáng và phồn vinh.

Tình đồng chí đồng đội là tình đoàn kết, Trong cuộc sống, luôn bên nhau và chung tay. Vì tình đồng chí đồng đội, ta không bao giờ sợ hãi, Vượt qua mọi khó khăn, thành công trên mọi lĩnh vực.

Đồng chí là tình yêu thương vĩnh cửu, Không phai nhạt, không mờ đi theo thời gian. Vì tình đồng chí đồng đội, ta mãi mãi gắn bó, Xây dựng một đất nước vững mạnh và phát triển.