Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
DÀN Ý
1. Mở bài
Giới thiệu về người bán bánh mì khuyết tật đầu phố.
2. Thân bài
* Giới thiệu chung
Người bán bánh mì là cô gái ngồi trên xe lăn.
* Miêu tả ngoài hình
- Dáng người gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt và teo nhỏ.
- Khuôn mặt tươi, ánh mắt sáng; vẻ mặt rắn rỏi, can đảm.
- Cô ngồi sau chiếc xe lăn (chế tạo riêng để bán hàng), bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động.
- Thời gian: từ sáng sớm tinh mơ đến tối mịt.
- Hình ảnh trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh.
* Giới thiệu cụ thể về hoàn cảnh
- Bị di chứng sau một trận sốt kéo dài: liệt nửa người, hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh riêng có nhiều khó khăn.
- Tự lao động kiếm sống nuôi thân và giúp đỡ gia đình, mọi sinh hoạt trở nên quá khó khăn, vất vả gấp ngàn lần so với người bình thường.
* Miêu tả cụ thể công việc và hoạt động
- Sáng (bốn giờ) dậy lấy bánh, lăn xe vào thành phố để bán.
- Lao động trong mọi thời tiết, động tác bán hàng khéo léo, nhanh nhẹn.
- Tích cực rèn luyện, nỗ lực tham gia trong các cuộc thi thể thao dành cho người khuyết tật.
* Cảm nghĩ cá nhân về cô gái
- Cảm phục cô gái tàn mà không phế.
3. Kết bài
Liên hệ nghị lực phấn đấu vươn lên của bản thân trong cuộc sống.
BÀI LÀM
Hằng ngày tôi vẫn ăn sáng ở hàng bánh mì đầu phố. Phần vì bánh mì ở đây ngon và rẻ, chỉ hai ngàn là cậu con trai như tôi ấm bụng cả buổi học, phần vì tôi rất quý cô bán hàng. Khác với những người bán bánh mì khác, cô bán bánh mì phố tôi là một người khuyết tật. Đôi chân bị bại liệt đã gắn cuộc đời cô với chiếc xe lăn. Cô gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt đã teo nhỏ lại. Thế nhưng chưa bao giờ tôi thấy cô buồn. Từ khuôn mặt rắn rỏi của cô luôn toát lên một vẻ chịu đựng, can đảm. Hình như mọi năng lực của cô đều tập trung vào đôi mắt. Đôi mắt trong sáng của cô luôn nhìn người mua bằng cái nhìn tươi tắn, đầy thiện cảm, thầm chứa lời biết ơn. Cô ngồi vững vàng trên chiếc xe lăn được chế tạo riêng. Phía trước là một thùng bánh, trên mặt thùng bày được đủ thứ như một quầy bán hàng nhỏ. Cô ngồi phía sau để bán hàng, bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động. Sáng nào cũng vậy, cứ năm giờ là chiếc xe lăn của cô đã có mặt ở vỉa hè dưới một tán cây cổ thụ, tán lố xòe như cái ô tô cạnh ngã ba đầu phố tôi. Hình ảnh của cô gái nhỏ nhắn ngồi trên chiếc xe lăn bán bánh mì đã trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh. Cô gái cũng quen hầu hết mọi người, đến nỗi nhiều khi hàng đông người mua, cô mải cúi xuống làm bánh mà tai vẫn nghe và nhớ được sở thích của từng người mua bánh. Ngay cả tôi, cô cũng thuộc nết ăn nhiều dưa chuột, sợ tương ớt, thích ba tê rắc thêm ruốc của tôi. Tay cô làm bánh nhanh thoăn thoắt. Vừa làm cô còn vừa nói chuyện với mọi người. Ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa cô đều có mặt đúng giờ. Nhiều lần mua bánh của cô tôi được biết cô phải dậy từ bốn giờ sáng để đến lò bánh mì lấy bánh. Đến trưa bán xong, cô lại về đi chợ để buổi chiều chuẩn bị ba tê, ruốc, dưa chuột cho buổi hàng hôm sau. Cô phải lăn xe bằng tay và tự mình làm lấy mọi việc. Gia đình cô ở một tỉnh lẻ. Vì cuộc sống khó khăn, cô một mình về thành phố kiếm sống. Vậy mà cô không chỉ nuôi sống mình mà còn dành dụm đựơc tiền gửỉ về giúp cha mẹ.
Một buổi chiều đi dạo bên hồ Tam Bạc, bắt gặp cuộc thi xe lăn của đoàn vận động viên khuyết tật, tôi chợt nhận ra cô bán bánh mì của mình trên một chiếc xe, đang lao nhanh giữa đoàn. Cô ngồi dướn về phía trước, thân hình cúi rạp xuống chiếc xe, mắt chăm chú nhìn đường, hai tay bắt nhanh thoăn thoắt vào bánh xe. Tôi chạy theo cổ vũ nhưng chắc cô không nhận ra tôi. Hôm sau vẫn thấy cô đi bán bánh. Tôi hỏi cô nói cô vẫn tham gia tập luyện với những người cùng cảnh ngộ vào các buổi chiều cho vui. Tổ chức hội của các cô nghèo lắm nên các cô tham gia thi đấu hoàn toàn tự nguyện. Cô cho rằng đó là một việc làm cho cuộc sống của cô có ý nghĩa lên rất nhiều.
Hình ảnh của cô đã cho tôi nhiều suy nghĩ về cuộc sống của những con người tàn mà không phế. Tôi hiểu ra rằng mỗi người đều phải biết làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, không làm phiền những người xung quanh. Vậy mà tôi nhiều khi còn ỷ lại bố mẹ, không giúp mẹ việc nhà. Tôi cần phải phấn dấu hơn nữa để làm vui lòng bố mẹ.
~ Chúc bạn học tốt ~!
Sáng chủ nhật vừa qua, em được ba chở đi chơi từ cảng Sài Gòn qua khu lưu niệm Nhà Rồng, sang vườn hoa trước cửa ủy ban nhân dân thành phố. Xung quanh tượng đài Bác Hồ, rất đông các bạn thiếu nhi trạc tuổi em đang tung tăng dạo chơi cùng cha mẹ. Hàng trăm trái bóng đủ màu sắc bay lượn trong nắng sớm lung linh trông thật là vui mắt. Lát sau, ba đưa em đến nhà sách Xuân Thu trên đường Đồng Khởi đề mua bộ truyện Harry Potter. Từ xa, em đã nhìn thấy một nhóm người đang sôi nổi bàn tán về một điều gì đó. Đến gần, em không thể tin vào điều đang xảy ra trước mắt: Một hoạ sĩ đang vẽ tranh bằng bàn chân phải.
Đó là một người đàn ông tật nguyền. Nhìn anh, người ta rất khó đoán tuổi vì gương mặt sạm nắng đầy những vết nhăn khắc khổ trái ngược hẳn với đôi mắt đen sáng và nụ cười hồn nhiên như nụ cười trẻ thơ. Em đoán anh khoảng hơn ba mươi tuổi. Ấy vậy nhưng thân hình còm cõi của anh không bằng đứa bé lên mười.
Anh mặc bộ quần áo màu xanh đã cũ. Hai ống tay áo rũ xuống lòng thòng, che kín đôi cánh tay bị liệt. Tất cả "xưởng vẽ" của người hoạ sĩ ấy nằm gọn trong một miếng nilông trải trên mặt đất. Hàng chục bức tranh bày la liệt trước mặt: Hoa và chim, hồ cá cảnh với những chú cá vàng lộng lẫy đang tung tăng bơi lượn, bầu trời xanh thẳm và cánh diều trắng chấp chới bay, đồng lúa xanh trải rộng tới chân trời làm nền cho chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo... Mọi người xúm quanh anh xem tranh và đặc biệt là xem anh vẽ. Anh quặp chặt cây bút lông vào giữa ngón chân cái và ngón thứ hai của bàn chân phải. Khay màu nước đề bên cạnh. Bàn chân trái giữ chặt tờ giấy. Bàn chân phải làm việc nhanh nhẹn, thành thạo như một bàn tay lành lặn. Sau mỗi nét bút, một cánh hoa hiện lên. Hoa loa kèn trắng, hoa hồng đỏ, hoa cúc vàng... cắm trong chiếc bình màu men ngọc, đặt trên mặt bàn trải tấm khăn màu tím nhạt. Anh vẽ rất nhanh và pha màu cũng rất khéo. Một bức tranh tĩnh vật đã hoàn thành trước sự trầm trồ thán phục của mọi người.
Ba em gợi chuyện và được anh cho biết là anh từ một tỉnh xa xôi ngoài Bắc vào đây kiếm sống. Anh không muốn nhờ vả, làm phiền người quen mà tự nuôi thân bằng công sức, tài năng của chính mình. Em thật sự xúc động khi nghe anh nói là để vẽ được như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua hơn mười năm trời khổ luyện.
Thấy em thích bức tranh, ba đã mua tặng cho em. Ở góc bức tranh, em đọc thấy dòng tên: Nguyễn Quyết Tiến. Có thể đó là tên thật hoặc cái tên anh tự chọn cho mình. Con người ấy, cái tên ấy đã đọng lại trong em một ấn tượng sâu đậm.
Em treo bức tranh ngay trước bàn học và mỗi lần nhìn nó, em như thấy mình được tiếp thêm nghị lực. Hình ảnh người hoạ sĩ tật nguyền luôn nhắc nhở em rằng hãy biết vượt lên số phận và chiến thắng những gian nan, thử thách trên đường đời.
Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, có không ít người có hoàn cảnh khó khăn và éo le. Đặc biệt là những chiến sĩ đã bị nhiễm chất độc màu da cam khi tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Nhưng đáng thương thay, chất độc quái ác đó không chỉ làm những người lính bị nhiễm mà còn đời sau của họ cũng bị di truyền,... Một lần, em đã được xem trên truyền hình một câu chuyện về gia đình có người bố bị nhiễm chất độc màu da cam. Câu chuyện đã để lại trong em nỗi xúc động sâu xa.
Một gia đình nông dân nghèo có người chồng bị nhiễm chất độc màu da cam. Họ sinh được ba cậu con trai có hình dạng khác thường. Người chồng nguyên là chiến sĩ đã tham gia chiến đấu để giữ nền độc lập cho nước nhà và trở về quê khi chiến tranh kết thúc. Người chồng này yếu ớt, người gầy xạm, chỉ có thể ngồi ở nhà trông con và nương tựa vào người vợ mà thôi.
Nhà có ba cậu con trai thì cậu thứ nhất lúc nào cũng ngửa mặt lên trời mà cười, mồm miệng méo xệch, nước bọt trào ra, không những thế đôi vai của cậu còn bị lệch một bên nên một cánh tay lúc nào cũng lòng thòng. Trông đến khổ! Có lẽ cũng bởi vậy mà khi mặc áo, cậu ta có cảm giác khó chịu và xé rách áo. Đến cậu thứ hai thì béo ục ịch nhưng lại rất lùn nên mỗi bước đi của cậu chậm chạp. Cậu ta còn có đôi mắt to, cái đầu to, nhìn rất xấu. Cuối cùng là cậu út. Cậu này rất thương mẹ nhưng lại giúp mẹ lúc được, lúc không. Bởi cậu bị mắc căn bệnh động kinh nên cậu có thể bị ngất bất cứ lúc nào trong từng giờ, từng ngày.
Thật khổ sở cho hai vợ chồng này: Có ba cậu con trai hình dạng khác thường đã không giúp được gì nay chúng còn phá đồ đạc trong nhà. Nhà của gia đình này bụi bặm, có con ngõ nhỏ trước nhà cũng toàn những đống gạch ngổn ngang, cùng những cành cây bề bộn. Khi xem thì em còn được biết: Cứ mỗi lần hai vợ chồng cố gắng thu dọn ngăn nắp thì những đứa con lại phá tanh bành. Cậu con trai đầu lúc nào cũng chơi ngoài vườn, lúc thì dùng những viên gạch để xếp từng đống, lúc lại dùng những cành cây để chơi trò trận giả. Có những lúc các cậu còn vật nhau ngoài vườn hay dùng que đánh nhau, đến bố mẹ cũng không ngăn được, mỗi lần ngăn là các cậu lại dùng gạch đánh bố mẹ như người không có trí khôn...
Người bố thì yếu, không làm được việc gì nên người mẹ phải gánh vác tất cả những công việc nhà nông, đã thế ban đêm lại phải làm thêm bánh để mang ra chợ bán buổi sáng. Với số tiền ít ỏi nhận được cũng chỉ đong được gạo đủ cho một đến hai bữa cơm để chia đều cho bố con. Có những lúc người bố còn không được ăn vì thương các con. Nhiều lúc những đứa con lên cơn, chúng còn đuổi đánh bố mẹ. Người bố cũng có một chút tiền trợ cấp thương binh, nhưng số tiền ít ỏi đó chỉ đủ mua thuốc khi phải vào bệnh viện. Cuộc sống kham khổ cứ thế trôi đi từng ngày, từng ngày một mà không biết bao giờ sẽ kết thúc. Gia đình đã nghèo nhưng ba cậu con trai mỗi khi lên cơn lại luôn phá phách nên cuộc sống càng trở nên khó khăn.
Qua câu chuyện trên, em muốn nói với mọi người rằng: Hãy cùng nhau chung sức giúp đỡ những người bị nhiễm chất độc màu da cam vượt qua cuộc sống khốn khổ. Chất độc quái ác đó đã phá hoại thiên nhiên, môi trường mà không những thế nó còn để lại rất nhiều di chứng cho con người từ đời này sang đời khác. Chúng ta hãy lên án bọn đế quốc Mĩ, lên án chiến tranh và hãy ngăn chặn để chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra với cả thế giới.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Tham khảo nha
Hok Tốt ! (〜 ̄▽ ̄)〜
Tham khảo
Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái, về quy luật nhân quả của cuộc đời “ở hiền gặp lành”, kẻ “gieo gió ắt gặp bão”. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.
Tham khảo:
Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. ... Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.
-Bánh giò Bến Hiệp
Món bánh giò Bến Hiệp là món ngon không thể bỏ qua đầu tiên khi đặt chân đến đất Thái Bình. Đây là loại bánh giò lâu đời được chế biến với lớp bột gạo tẻ mỏng, dẻo bên ngoài cùng nhân thịt thơm ngon nóng hổi bên trong.
cảm ơn bạn nhưng mà đây là của Quỳnh Phụ nhé, mik ng Thái Bình nên mik biết nhưng chx ăn bao h
chú bé loắt choắt
cái săc xinh xinh
cái chân thoăn thoắt
cái đầu nghênh nghênh
ca - lô đội lệch
mồm huýt sáo vang
như con chim chích
nhảy trên đường vàng
cháu cười híp mi
má đỏ bồ quân
(chúc bn hok giỏi)
Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh
Cái chân thiên thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vàng
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
(Chúc bn hc giỏi)
Cho tam giác ABC vuông tại B có góc B1=B2 ; Â=60o, kẻ BH vuông góc với AC (H thuộc AC). Qua B kẻ đường thẳng d song song với AC.
a) Tính góc ABH.
b) Chứng minh đường thẳng d vuông góc với BH.
Trả lời:
Bạn không nên đăng linh tinh nha!
Câu chuyện 1:
Ba người bạn, Mỹ, Pháp và VN, ngồi uống cafe ở một quán Cafê nọ, hết đề tài để nói, bỗng một anh hỏi :
- Theo mấy anh định nghĩa thì thế nào là một NGƯỜI BÌNH TĨNH ?
Anh Mỹ lên tiếng: "Tôi đi làm về, bước vào phòng ngủ, thấy vợ tôi đang nằm với một người đàn ông lạ. Tôi rút súng ra. NGƯỜI BÌNH TĨNH là tôi không bắn đôi gian phu dâm phụ đó."
Anh Pháp: "Tôi đi làm về, bước vào phòng ngủ, thấy vợ tôi đang nằm với một người đàn ông lạ. Tôi rút súng ra. NGƯỜI BÌNH TĨNH là tôi không bắn đôi gian phu dâm phụ đó và nói, xin lỗi ông bà, ông bà cứ tiếp tục."
Anh người VN: "Theo tôi thì: Tôi đi làm về, bước vào phòng ngủ, thấy vợ tôi đang nằm với một người đàn ông lạ. Tôi rút súng ra, tôi không bắn đôi gian phu dâm phụ đó và nói, xin lổi ông bà, ông bà cứ tiếp tục. Mà cái thằng đó còn tiếp tục được thì NÓ mới là NGƯỜI BÌNH TĨNH."
Câu chuyện 2:
Tèo vừa mua một con vẹt ngoài chợ, hí hửng dạy nó tập nói.
Tèo: tôi biết nói. Con vẹt: tôi biết nói tôi biết nói.
Tèo: Tôi biết đi. Con vẹt: tôi biết đi tôi biết đi.
Tèo: tôi biết bay. Con vẹt:… xạo mày.
Câu chuyện 3:
Trong lớp học, thầy Việt văn đang dạy đến thi sĩ Hàn Mạc Tử. Thầy đọc câu thơ: “Ai mua trăng, tôi bán trăng cho”.
Bỗng một bác nông dân chạy xồng xộc vào lớp hổn hển nói:
- Con trăn đâu, to hay nhỏ, tôi kiếm nó mua quá trời, giờ mới có thầy bán… Thầy bán bao nhiêu…?
Cả lớp, thầy lẫn trò ngơ ngác…
Hok tốt!
Vuong Dong Yet
Trên đất nước này còn biết bao trẻ em tàn tật, khốn khổ lang thang vất vưởng ngoài đường, phải chịu hậu quả của chất độc màu da cam trong chiến tranh do Mĩ gây ra. Song trái tim của các em vẫn luôn cháy hi vọng về tương lai tốt đẹp hơn dù niềm hi vọng đó rất nhỏ nhoi. Và lần kia, khi bắt gặp một em bé tàn tật, em như càng hiểu hơn về cuộc sống của những em bé tật nguyền.
Hôm đó, khi em gặp bé tàn tật, em rất đỗi ngạc nhiên. Chẳng lẽ cũng một con người mà lại xấu số đến vậy sao? Em bé mặc một bộ quần áo rách rưới, vá chằng vá chịt và sẫm đen. Không hiểu với chiếc áo ấy, cô bé có chống chọi được với cái lạnh giá của mùa mưa không? Nghĩ đến từng cơn gió mỗi lần thổi vào tấm thân gầy còm của cô bé, em rùng mình thương cảm. Ô hay! Mái tóc cô bé sao lại vàng hoe thế kia! A, em hiểu ra rồi. Những lần bước trên đường rải nhựa, cái nắng gay gắt của mùa hè đầy gió bụi của đất Sài Gòn này đã biến mái tóc đen dày của cô bé thành một màu vàng khét lẹt. Sao thế nhỉ? Cô bé có đôi mắt đang mở to nhìn cuộc đời đang sôi động thế kia mà! Không, dưới đôi lông mày mảnh mai, cặp mắt tròn xoe ấy đã mờ đục… Trước mắt cô bé là cả một thế giới màu đen, vĩnh viễn là bóng đêm dày đặc bao phủ. Ai đã cướp đi đôi mắt trong sáng của cô bé? Đó chính là hậu quả của chiến tranh. Cô bé đâu phải sinh ra trong cái thời chiến tranh ác liệt ấy. Nhưng chất độc màu da cam do đế quốc Mĩ rải xuống trên chiến trường miền Nam Việt Nam khiến hàng ngàn trẻ em vô tội đã bị chất độc này làm tàn phế từ trong bào thai của mẹ và sinh ra đã là người tật nguyền. Thật bất hạnh!
Cô bé dò dẫm đi từng bước một nhờ cây gậy dò đường. Chỉ cần một vật cản vô tình nào đó, có thể là một viên đá, một cành cây nhỏ cũng có thể làm cô vấp ngã trên đường. Chiếc nón lá rách tươm không biết cô lượm được ở đâu cứ chìa ra như cầu xin mọi người rủ lòng thương kẻ tật nguyền nhịn bớt li cà phê, điếu thuốc, tô hủ tiếu.,, ban phát cho cô năm trăm, một ngàn.
Ôi! Chiến tranh! Sao nỡ đưa cô bé vào hoàn cảnh, khốn khổ này? Nhìn cô bé bước đi chầm chậm trên đường mà lòng em quặn lên một nỗi đau khôn tả.
Mỗi chúng ta, ai cũng có số phận của riêng mình. Có người may mắn, có những người lại kém may mắn hơn. Có người sinh sống bình thường, cũng có rất nhiều người lại không thể có được cuộc sống bình thường. Một lần tình cờ, em đã được nghe chị gái kể về một người đàn ông mang ngoại hình và hành động khác thường nhưng đáng kính vô cùng - đó là một người lính thương binh trở về từ chiến trường.
Chiến tranh khốc liệt đã lùi xa vào quá khứ, song những nỗi đau, những con người bước ra từ cuộc chiến vẫn còn đó. Họ vẫn sống, dù cuộc sống không bình thường như bao người khác. Chị gái em là một nhà báo trẻ. Chị đi khắp mọi nẻo đường, về khắp mọi miền quê để tìm và ghi lại những câu chuyện đã qua - những mảnh ghép quá khứ ngày ấy. Sau chuyến đi từ Quảng Trị trở về, chị cầm bức ảnh chụp một người đàn ông, lặng lẽ kể cho em nghe về người đó.
Trong bức ảnh ngược nắng và giọng kể đều đều của chị, em nhìn thấy một người đàn ông đã ngoài bảy mươi tuổi, mái tóc bạc trắng như cước. Khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị, chất phác. Thời gian đã làm những nếp nhăn trên khuôn mặt, trên khóe mắt ông dày thêm xen những nốt đồi mồi ở làn da của những người đến tuổi xế bóng. Nụ cười bên miệng móm mém cùng ánh mắt lóe sáng lấp lánh. Vành mắt hơi cong cong tạo cho người xem ảnh cảm giác rất khó tả. Lưng ông đã còng xuống, có lẽ vì gánh nặng bao năm của cuộc đời. Chị bảo người dân xung quanh gọi ông là ông Hai Bình.
Nhưng em đã không kìm được xúc động khi nhìn đến bàn tay đang giơ lên trong bức ảnh. Trên đôi bàn tay ấy chỉ có duy nhất một ngón cái tay lành lặn, những ngón khác đều đã cụt hết. Ông cong cong ngón cái cùng mái đầu hơi gật xuống. Chị em bồi hồi nhớ lại khung cảnh chị chụp bức ảnh này, chị nói ông là một người cựu chiến binh của chiến trường miền Nam hơn năm mươi năm về trước. Bom đạn quân thù đã tàn phá nặng nề cột sống và cướp đi bốn ngón tay trên bàn tay phải của ông. Một điều đặc biệt nữa là ông không nói được, một loại chất độc ngày xưa rải xuống Trường Sơn đã khiến ông mất đi khả năng giao tiếp. Trong suốt quá trình trò chuyện với đoàn chị tôi, ông dùng ngôn ngữ của người câm và những nét chữ viết bằng tay trái.
Chiến tranh đã mang đến cho ông – người thanh niên năm ấy mới ngoài hai mươi tuổi những nỗi đau không thể tưởng tượng nổi. Nhưng khi chị em hỏi về những năm tháng ấy, trên khóe miệng ông luôn thường trực một nụ cười và ánh mắt sáng xa xăm đầy hoài niệm đầy tự hào. Trong lá thư gửi chị em – cô nhà báo mà ông thực sự cảm ơn, ông nói ông chưa bao giờ hối hận vì năm đó đã xung phong đi chiến đấu. Dù mất mát, dù đau thương, nhưng đó là lý tưởng của tuổi trẻ, là điều vô cùng ý nghĩa với cuộc đời ông. Ngón cái cong cong xuống trong ngôn ngữ của người câm, chị em nói đó là lời cảm ơn. Người đàn ông đã chịu đủ đau thương vẫn lạc quan vào cuộc đời, vẫn chân thành cảm ơn cuộc sống đã cho ông cơ hội để hoàn thành lý tưởng của mình. Ở Quảng Trị thân yêu của tổ quốc, ông một mình sống trong ngôi nhà nhỏ, lặng lẽ nhìn ngắm nước nhà đổi thay mà tự hào, hài lòng. Dù cho nhắc lại tên những người đồng chí cùng kề vai sát cánh ngày xưa, ông vẫn không nén được mà trào nước mắt. Trở về cuộc sống bình thường với hình hài và hành động khác thường, song ông chưa bao giờ cảm thấy đau khổ, chán nản. Ông chia sẻ, còn sống để trở về là một may mắn, Tổ quốc đã cho ông cơ hội trở về, trở về để tiếp tục cuộc đời còn đang tiếp diễn, để chứng kiến Tổ quốc sau chiến tranh.
Chị em rời Quảng Trị, tạm biệt ông trong một ngày nắng rực rỡ. Nụ cười ngược nắng của ông – một người khác thường mà vô cùng phi thường đã tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ chúng em. Chúng em phải sống xứng đáng với nỗi đau mà thế hệ ông Hai Bình đã trải qua, xứng đáng với niềm tin của thế hệ anh hùng bất khuất, những chiến binh đã viết lên trang sử vàng chói lói của Tổ quốc như ông.