K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2016

Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về im lặng con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ

Mùa xuân năm 1941 Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Căn cứ địa Việt Bắc được chọn làm thủ đô kháng chiến. Trong chiến dịch Thu Đông 1947 ta thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Cùng thời gian này Bác Hồ viết bài thơ Cảnh khuya. Bài thơ tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng đẹp và thể hiện ý chí chiến đấu vì dân tộc của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cảnh rừng Việt Bắc được mở ra bằng tiếng suối êm đềm trong mát rì rầm ngày đêm vọng đến. Trong đêm thanh vắng, tiếng suối nghe rõ lắm. Tiếng du dương huyền diệu được tác giả cảm nhận như tiếng hát xa. Đây chính là nét nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”, chỉ có âm thanh của suối chảy trong đêm mọi vật chìm trong giấc ngủ, trong chiến trường máu lửa mà có tiếng suối chảy không đơn thuần là dòng chảy tự nhiên mà nó mang hơi ấm con người. Khi người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn cũng đã có những cảm nhận rất tinh tế:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Tiếng suối nghe như tiếng đàn cầm, bản nhạc đưa hồn con người ta vào cõi mông lung. Cả hai nhà quân sự, chinh trị tuy thời gian sống khác nhau nhưng có những cảm nhận hết sức tinh tế về âm thanh của tiếng suối trong đêm khuya. Sau âm thanh của tiếng suối là ánh trăng chiến khu. ánh trăng bao phủ khắp không gian, ánh trăng lồng vào cổ thụ, như hoà quyện vào cảnh vật trần gian. Trăng được nhân hoá, được nhắc lại khiến bức tranh, cảnh đẹp đêm trăng lộng lẫy hơn, thơ mộng hơn. Gợi cho ta nhớ đến những câu thơ trong Chinh phụ ngâm Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Hai vế đối nhau trăng lồng cổ thụ /bóng lồng hoa tạo cho cảnh vật sự cân xứng hài hòa. Bức tranh đêm chiến khu thật đẹp đầy chất thơ. Thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang tận hưởng những giây phút thần tiên của thiên nhiên.

Người nghệ sĩ thổn thức lòng mình trước cảnh đẹp đêm trăng, say sưa ngây ngất:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Chưa ngủ để ngắm trăng, chưa ngủ để lo nỗi nước nhà. Thơ xưa nói nhiều về trăng, các thi nhân thường tìm đến chốn lâm tuyền lánh đục, tránh cuộc đời bụi bặm bon chen nhưng Bác Hồ của chúng ta tìm nơi thiên nhiên để sống giữa thiên nhiên, đế hoạt động cách mạng - bởi Bác là chiến sĩ cộng sản:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

(Tức cảnh Pác Bó)

Sống giữa thiên nhiên bao la bát ngát, say đắm trong ánh trăng nhưng chính trong sự say đắm đó vẫn là đàm quân sự lãnh đạo con thuyền cách mạng của nước nhà. Trong bài thơ này có đầy đủ các yếu tố của một bài thơ cổ thi: có suối, có trăng... Nhưng trong cái cổ đó lại có cái chất hiện đại, chất thép

người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc thật là đẹp, ngồi ngắm trăng mà lòng tê tái trước nước nhà còn lầm than nô lệ, vì lẽ đó nên người:

 

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Chất thép của người chiến sĩ cộng sản còn được thể hiện khá sâu sắc khi bị giam trong tù ngục:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ

(Ngắm trăng)

Người thi sĩ cũng không thể hững hờ trước cảnh đẹp đém nay, và như vậy ánh trăng đã chủ động tìm đến với thi nhân. Vầng trăng dường như biết được và ghi lại tâm trạng băn khoăn thao thức của thi nhân. Tâm trạng đó chính là nỗi nước nhà đang canh cánh bên lòng.

Đêm nay nơi núi rừng chiến khu Việt Bắc, vẫn là ánh trăng ấy, ánh trăng vẫn vằng vặc trên bầu trời, những trăng có biết không trời Nam đang lầm than nô lệ muốn thảnh thơi mà thưởng ngoạn trọn vẹn cảnh đẹp đêm nay sao thể yên lòng. Trong lòng người thi sĩ ấy đang chất chứa bao nỗi niềm, nỗi niềm lo cho nước cho dân. Đây chính là chất “thép”, chất chiến sĩ mà Bác Hồ đã từng nhắc đến:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

Vẻ đẹp người chiến sĩ cộng sản hiện lên trong bài thơ cảnh khuya thật đẹp, thật ngạo nghễ. Bác Hồ vừa có tâm hồn thi sĩ lại vừa có cốt cách của người chiến sĩ.

Bác của chúng ta là như vậy, yêu thiên nhiên, chan hoà với thiên nhiên nhưng cũng yêu nước thương dân tha thiết. Bài thơ là bức tranh tràn ngập ánh trăng nơi núi rừng Việt Bắc - nơi ấy người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

 


 

30 tháng 11 2016

Thăng Long – Hà Nội là trái tim đất Việt, là nơi ngàn năm văn vật, nơi đất thiêng “rồng cuộn hổ-ngồi”. Thơ văn chữ Hán chữ Nôm của tổ tiên ông cha ta đã dành cho Thăng Long – Hà nội một địa vị vô cùng sang trọng. Văn học dân gian đã có nhiều bài ca dao rất hay rất đẹp nói về Kinh Kì mến thương.

 

Ai ở gần hay ở xa, chưa từng đến Hà nội, thế mà tưởng như đang dạo bước khắp 36 phố phường khi được nghe một người nào đó ngâm, người nào đó hát:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”

Mở đầu bài ca là hai chữ “rủ nhau”. “Rủ nhau” là gọi nhau cùng đi, đông vui hồ hởi. Ca dao có nhiều bài sử dụng hai tiếng "rủ nhau”’. “Rủ nhau ra tắm hồ sen…”, “Rủ nhau xuống bể mò cua..”, “Rủ nhau lên núi đốt than…”, “Rủ nhau chơi khắp Long Thành..’.”. Dù cuộc đời còn nhiều mưa nắng, nhưng dân quê vẫn “rủ nhau’ lên đường, đi xem hội, đi kiếm sống, ở trong bài ca dao này là rủ nhau đi tham quan Hà Nội. Chữ “xem” được điệp lại ba lần, vừa gợi tả niềm khao khát say mê, vừa mở lòng đón chờ vẫy gọi:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chừa Ngọc Sơn”

Kiếm Hồ là HỔ Hoàn Kiếm, nơi Lê Lợi trả kiếm báu “Thuận Thiên” cho Rùa Vàng. Một cảnh đẹp, một vùng đất thiêng của đất “Rồng bay lên Cầu Thê Húc là cầu đón ánh sáng, biểu tượng rất đẹp nói lên niềm tự hào về mọi tinh hoa của đất trời, Tổ quốc, của dân tộc hội tụ về Thăng Long, Hà Nội. Chùa Ngọc Sơn còn gọi là đền Ngọc Sơn là một nét dẹp cổ kính của Hồ Gươm. Hai câu đầu bài ca mở ra trong tâm hồn chúng ta nhiều liên tưởng, cùng nhau khám phá ra bao kì tích, huyền thoại của Hồ Hoàn Kiếm mà thời gian không thể làm phai mờ.

 

Không gian nghệ thuật được mở rộng, được đón chào. Càng “xem” càng thấy lạ và rất thú vị:

“Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”

Hai chữ “chưa mòn" là linh Hồn của bài ca dao này. Đài Nghiên Tháp Bút là biểu tượng cho nền văn hiến lâu đời và rực rỡ của Đại Việt. Nó thể hiện rất đẹp đạo học và truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hai chữ “chưa mòn” khẳng định sự bền vững, sự trường tồn của nền văn hiến nước ta. Qua hàng nghìn năm, qua bao thăng trầm của lịch sử, bao bể dâu Tháp Bút Đài Nghiên vẫn “chưa mòn”, vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Cũng như đất nước ta, thủ đô ta, nền văn hóa Việt

Nam ta ngày một trở nên giàu đẹp. Hai chữ “chưa mòn” đã kín đáo gửi gắm niềm tự hào và tình yêu sông núi của nhân dân.

Câu kết là một câu hỏi tu từ. “Hỏi ai” là phiếm chỉ, gợi ra nhiều bâng khuâng, mán mác. “Ai” là ông cha, tổ tiên. “Ai” là nhân dân vĩ đại, những con người vô danh, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

“Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
(“Đất nước”)

Lòng biết ơn tổ tiên ông cha, biết ơn nhân dân đã được nói lên một cách xúc động qua câu hỏi tu từ. Cảm xúc như nén lại: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”.

Có thể coi bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Bốn câu ca dao 28 chữ mà nêu lên được năm cảnh đẹp của Hà Nội mến yêu: cảnh Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Bút pháp liệt kê và điệp ngữ như mở rộng, như tô đậm bao thắng cảnh, càng xem càng thích thú. Tình yêu Hà Nội, yêu quê hương đất nước là cảm hứng của bài ca.

Như kẻ uống nước nhớ nguồn, ta biết được tác giả bài "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải (1894 – 1983). Bài ca được in trong mục “Phong dao” của tác, phẩm “Duyên nợ phù sinh”, xuất bản năm 1920.

21 tháng 4 2018

= 23 nha gái 

tk cj nha 

21 tháng 4 2018

ket qua la 33

23 tháng 12 2018

Thế thì bạn làm như sau :

B1 : Lên link sau : https://vndoc.com

B2 : Đánh tên tài liệu cần tìm ở phần tìm kiếm 

B3 : Download hoặc in cũng được

B4 : Thế là đã xong !

#Minh#

23 tháng 12 2018

đề tiếng anh 

I. Find the word which has a different sound in the part underlined.

1. A. tea

B. sea

C. health

D. team

2. A. listen

B. mind

C. like

D. rice

3. A. wanted

B. visited

C. needed

D. played

4. A. cat

B. cinema

C. classroom

D. carving

II. Choose the odd one out.

1. A. envelope        B. stamp      C.letter      D. coach

2. A. friend           B. uncle       C. father     D. sister

3. A. room           B. picture      C. house     D. apartment

4. A. songbooks       B. guitar      C. equation   D. music

III. Choose the most appropriate word or phrase to fill in each blank. (2.5 ms)

1. ............................ milk does she want? - A little.

A. How many

B. How much

C. How often

D. How long

2. In Physics, we learn............................how things work.

A. at

B. about

C. on

D. in

3. Catherine is English and............................

A. so am I.

B. I am too.

C. so do I.

D. A & B are correct.

4. I'll soon have a............................

A. 2-week holiday

B. 2-weeks holiday

C. 2- week holidays

D. 2-weeks holidays

5. A holiday by the sea is............................than a holiday in the mountains.

A. good

B. best

C. better

D. the best

6. There are............................expensive new flats next to the river.

A. some

B. little

C. much

D. any

7. If you want to find the meaning of new words, you can use a............................

A. picture book

B. story

C. dictionary

D. workbook

8. Most of the children enjoy............................Cartoon Network channel.

A. watch

B. to watch

C. are watching

D. watching

III. Rewrite the following sentences so that the second sentence means the same as the first one.

1. Where does he live?

-> What ……………………………………………………………………………………..?

3. Your book is newer than my book.

-> My book …………………………………………………………………………….

4. These books are so interesting .

-> What ................................................................................................!

5. Why don’t we go to the beach ?

-> What about ........................................................................?

25 tháng 8 2019

Câu thơ kết cất lên như sự thăng hoa của cảm xúc tự hào: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này”. Như vậy, Hà Nội chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của cả nước. Nó vừa là vẻ đẹp tự nhiên vừa là vẻ đẹp linh thiêng trong tâm hồn dân tộc. Đại từ “ai” phiếm chỉ được sử dụng thể hiện lòng biết ơn, sự thành kính của con người đối với lớp lớp cha ông đã dày công bồi đắp công trình.

Bài làm

Ý nghĩa của câu hỏi “Hỏi ai gây dựng nên non nước này " là: vừa là một câu hỏi lại vừa là một câu nói biết ơn đến những thế hệ ông cha đã gây dựng nên cho con dân Việt Nam chúng ta một đất nước tươi đẹp hòa bình như hôm nay.

# Học tốt #

28 tháng 2 2016

nếu là câu cuối thì như này: 

Trong bài ca dao trên,câu kết là một câu hỏi tu từ. “Hỏi ai” là phiếm chỉ, gợi ra nhiều bâng khuâng, man mác. “Ai” là ông cha, tổ tiên. “Ai” là nhân dân vĩ đại, những con người vô danh, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

“Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

(“Đất nước”)

Lòng biết ơn tổ tiên ông cha, biết ơn nhân dân đã được nói lên một cách xúc động qua câu hỏi tu từ. Cảm xúc như nén lại: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”.

Có thể coi bài ca dao Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Bốn câu ca dao 28 chữ mà nêu lên được năm cảnh đẹp của Hà Nội mến yêu: cảnh Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Bút pháp liệt kê và điệp ngữ như mở rộng, như tô đậm bao thắng cảnh, càng xem càng thích thú. Tình yêu Hà Nội, yêu quê hương đất nước là cảm hứng của bài ca.

----------

 

28 tháng 2 2016

Đây là bài ca dao nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Tục truyền, vua nhà Lý đi tìm đất đóng đô, ngang qua đây thấy có rồng bay vút lên trời, cho là điềm lành, bèn quyết định dừng lại, cho xây dựng kinh thành và đặt tên là Thăng Long.

 

Lịch sử của Thăng Long Đông Đô – Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho nước Việt ngàn năm văn hiến. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hoa của quốc gia, dân tộc. Thủ đô đã đứng vững qua bao phen khói lửa, bao cuộc chiến tranh đau thương và oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất đỗi tự hào khi giới thiệu về Hà Nội:

 

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?

 

Cái tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với một truyền thuyết lịch sử đẹp đẽ. Truyện kể rằng vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược đến tận xương tủy. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy, lực lượng còn non yếu nên Long Quân đã kín đáo cho Lê Lợi mượn thanh bảo kiếm để đánh giặc giữ nước. Sau khi quét sạch mấy chục vạn quận xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua, dựng lại nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Nhân buổi nhàn du, vua Lê đã cùng quần thần đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Bỗng có một con Rùa Vàng rất lớn nổi lên mặt nước. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng bơi đến trước thuyền và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân ! Vua Lê rút gươm quăng về phía Rùa Vàng. Rùa Vàng đớp lấy thanh gươm và lặn nhanh xuống nước. Một lúc lâu sau, vệt sáng vẫn còn le lói dưới đáy hồ sâu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

 

Hồ Gươm nằm giữa lòng thành phố là một thắng cảnh xinh tươi của Thủ đô. Giữa hồ có đền Ngọc Sơn nép mình dưới bóng râm cổ thụ, có Tháp Rùa xinh xắn xây trên gò cỏ quanh năm xanh mướt.

 

Lối vào đền là một cây cầu nhỏ cong cong sơn màu đỏ có tên Thê Húc (tức là nơi ánh sáng ban mai đậu lại). Hai bên là Đài Nghiên, Tháp Bút do nhà thơ Nguyễn Siêu xây dựng vào giữa thế kỉ XIX. Đền Ngọc Sơn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo – vị anh hùng dân tộc nổi tiếng đời nhà Trần và thờ Văn Xương đế quân – một vị thần trông coi về văn học – vì Hà Nội được coi là xứ sở của văn chương thi phú.

 

9 tháng 4 2022

1-Quyển sách mẹ cho con

2-cửa rất rộng.

3-Cái áo treo trên móc giá

4-cứ ngỡ minh còn chiêm bao.

5-hút thuốc làm mọi người khó chịu.

9 tháng 4 2022

1 - Quyển sách mẹ / cho con // rất hay.

2 - Nhà này // cửa / rất rộng.

3 - Cái áo / treo trên móc // giá / rất đắt.

4 - Ông lão // cứ ngỡ mình / còn chiêm bao.

5 - Người thanh niên ấy / hút thuốc // làm mọi người khó chịu.

2 tháng 2 2019

Ca dao dân ca là một bộ phận văn học đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. Những bài ca dao ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thì vượt lên trên giới hạn của câu chữ. Trong kho tàng ca dao ấy có rất nhiều những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình anh em, tình yêu nước và đặc biệt còn có cả sự tự hào những cảnh đẹp và truyền thống lịch sử nước nhà. Bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ là một bài ca dao như thế.

Ba câu thơ đầu trong bài ca dao thể hiện sự mời gọi và những cảnh đẹp nên thơ trữ tình nơi Hồ Gươm nơi ngày xưa vua Lê Lợi đã trả gươm cho rùa vàng:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hai từ “Rủ nhau” thể hiện sự mời gọi, sự thân thiện và háo hức với những cảnh đẹp nơi Hồ Gươm lộng gió. Động từ “xem” kết hợp các địa danh như Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn và những cái tên như Đài Nghiên, tháp Bút như vừa liệt kê ra những cảnh đẹp lại vừa như mời gọi du khách đến nơi đây. Từng câu thơ thể hiện được sự tự hào của tác giả nói riêng của nhân dân ta nói chúng về truyền thống quý báu của dân tộc ta được thể hiện một cách cụ thể qua những địa danh nơi Hồ Gươm.

Đặc biệt câu thơ cuối “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” vừa là một câu hỏi lại vừa là một câu nói biết ơn đến những thế hệ ông cha đã gây dựng nên cho con dân Việt Nam chúng ta một đất nước tươi đẹp hòa bình như hôm nay.

Có thể nói cả bài ca dao đã vẽ lên một cảnh đẹp Hồ Gươm của nước ta. Ở đây chúng ta không những được tận hưởng những cảnh đẹp nên thơ trữ tình mà chúng ta còn tự hào về truyền thống dân tộc và biết ơn quý trọng công sức của cha ông.

18 tháng 12 2018

Ngày Gia đình Việt Nam, 28-6, là một sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh những giá trị gia đình - giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của cha ông ta. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã có bài viết “Gia đình và giáo dục gia đình trong bối cảnh xã hội ngày nay”. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Những vấn đề về gia đình và giáo dục gia đình

Trong bất kỳ thời kỳ nào của lịch sử, gia đình luôn là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người. Gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay càng có vai trò quan trọng, từ định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như giáo dục con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những công dân có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội.

Ðối với phần lớn người Việt Nam chúng ta, gia đình luôn là mối quan tâm hàng đầu, vì gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi chúng ta được yêu thương và chia sẻ tình yêu thương. Xây dựng hạnh phúc gia đình cũng chính là xây dựng tổ ấm gia đình, vun đắp và lan tỏa tình yêu thương cho tất cả mọi người. Gia đình mang tính liên kết chặt chẽ, gắn bó, quan hệ máu thịt giữa các thành viên trong gia đình. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam tồn tại và phát triển với những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam, gia đình truyền thống Việt Nam hòa thuận, hiếu thảo, khoan dung, chung thủy. Quá trình đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế ngày nay tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để gia đình Việt Nam phát triển, tuy nhiên vấn đề gia đình và giáo dục gia đình cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Nghị quyết của các kỳ Ðại hội Ðảng đều nhấn mạnh sự quan tâm đến gia đình, từ Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ VII xác định gia đình với tư cách là "tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách", đến Ðại hội Ðảng lần thứ XII nêu rõ: "Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam... Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.", "tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc". Như vậy, gia đình có một vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng mỗi người Việt Nam cũng như nguồn nhân lực cho xã hội mới.

Thể chế các chủ trương, nghị quyết của Ðảng, nhiều bộ luật đề cập chế định gia đình với vị trí, vai trò rất quan trọng như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Trẻ em; Luật Người cao tuổi. Ðặc biệt, Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và quyết định kể từ năm 2001, ngày 28-6 hằng năm đã trở thành Ngày Gia đình Việt Nam.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương và nhiều nơi đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao vai trò của gia đình và nhằm hướng đến xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. 16 năm qua, Ngày Gia đình Việt Nam ngày càng trở thành ngày truyền thống đối với mỗi cá nhân, gia đình Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngày Gia đình đã được tổ chức thường niên, trở thành một ngày hội, nhắc nhở tất cả chúng ta, từ cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình luôn biết quan tâm, chia sẻ và yêu thương chăm sóc cho nhau - luôn hiểu, thực hiện và phát huy trách nhiệm của mình mà một trong những chức năng quan trọng của gia đình là giáo dục các thế hệ tiếp nối của gia đình theo những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là trong các mối quan hệ ứng xử, giao tiếp và các chuẩn mực để định hình, phát triển nhân cách của con người. Giáo dục trong gia đình là những việc làm cụ thể, từ việc ông bà, cha mẹ gương mẫu trước con cái từ lời nói đến việc làm; con cháu phải nghe lời khuyên bảo và định hình tính cách theo nền nếp, gia phong của mỗi gia đình. Ðó chính là thành lũy kiên cố để bảo vệ và giúp con em duy trì và phát huy được những giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và khơi dậy cho con trẻ những ý tưởng sáng tạo, hình thành lối sống lành mạnh và trở thành công dân có ích trong xã hội.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, gia đình không phải là môi trường duy nhất giáo dục trẻ em. Ngoài gia đình, trẻ em còn chịu ảnh hưởng của các môi trường giáo dục khác như nhà trường, nhóm bạn bè, các phương tiện thông tin đại chúng (trong đó có mạng xã hội)... Nhưng gia đình có vai trò rất quan trọng trong giáo dục ban đầu. Những đứa trẻ sau này trở thành người như thế nào phụ thuộc rất lớn vào giáo dục gia đình ở tuổi ấu thơ. Giáo dục gia đình vì thế sẽ là nền tảng cơ bản cho việc hình thành nhân cách trẻ em và giáo dục gia đình vẫn tiếp tục theo sát từng bước tiến của các em trên từng giai đoạn trưởng thành của chúng. Muốn làm tốt điều này thì mỗi gia đình phải trở thành một tế bào lành mạnh của xã hội.

Hạn chế trong công tác gia đình

Trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hình thái, quy mô và các mối quan hệ trong gia đình. Những giá trị, chuẩn mực truyền thống đã và đang bị tác động, thay đổi, xen lẫn với những chuẩn mực, hành vi của xã hội mới. Mối quan tâm, chăm sóc của một bộ phận cha mẹ dành cho con cái dường như bị suy giảm. Nền tảng đạo đức xã hội, nhân cách của một số trẻ em đang có nguy cơ bị lung lay, bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và thiếu vắng sự chăm sóc, bảo vệ của gia đình.

Ðiều đáng lo ngại hiện nay là, vì những lý do khác nhau, một bộ phận gia đình đã không thật sự trở thành "tổ ấm" cho mỗi con người. Nếu cấu trúc gia đình lỏng lẻo, liên kết giữa các thành viên gia đình yếu, các thành viên gia đình không được đối xử bình đẳng, cha mẹ thiếu gương mẫu và không có thời gian hoặc không quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em, vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột, bạo lực gia đình gia tăng... thì gia đình khó có thể làm tốt chức năng giáo dục, các thành viên trong gia đình khó hòa thuận, hạnh phúc và đặc biệt con cái khó có thể sống trong tình yêu thương, ấm no và hình thành nhân cách tốt.

Có thể nêu hai vấn đề bất cập chủ yếu trong đời sống gia đình có liên quan mật thiết với giáo dục đối với các thành viên gia đình như sau:

- Mâu thuẫn, xung đột gia đình mà đỉnh điểm là bạo lực gia đình nghiêm trọng, trong đó nổi bật nhất là bạo lực của người chồng đối với người vợ và bạo lực của cha mẹ đối với con cái. Những trẻ em sinh ra và lớn lên trong các gia đình thường xuyên phải chứng kiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ, những cảnh mắng chửi nhau giữa các thành viên gia đình, những lần bị đòn roi từ cha mẹ, cũng có xu hướng áp dụng các hành vi bạo lực đối với người khác trong tương lai.

Gắn với các mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình là vấn đề ly hôn. Nhất là các vụ ly hôn có con nhỏ, nếu bố mẹ xử sự sau ly hôn không khéo léo và thiếu tế nhị thì các cháu cũng là người chịu rủi ro nhiều hơn trong cuộc sống, cá biệt cũng dễ bị rơi vào những hành vi lệch lạc trong tương lai.

- Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng khá bất ổn ở không ít gia đình, đó là việc thiếu vắng sự chăm sóc, giáo dục của các bậc cha mẹ đối với con cái, dù họ vẫn sống cùng nhà với các con, cả đối với những người đang vật lộn mưu sinh cũng như các gia đình khá giả hơn. Vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người cha và người mẹ không dành thời gian để chăm sóc con cái. Sự thiếu quan tâm của cha mẹ đối với con cái có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cả về mối liên hệ tình cảm cha mẹ - con cái hoặc tăng thêm nguy cơ đối với các hành vi lệch chuẩn trong cuộc sống. Không ít trẻ em trong các gia đình không được cha mẹ quan tâm đã bỏ học, đi lang thang bụi đời, để cuối cùng rơi vào vòng xoáy của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, cướp giật, mại dâm, trộm cắp,... gần đây nhất nhiều cháu gái nhỏ bị xâm hại rất thương tâm.

Có nhiều nguyên nhân cụ thể của tình hình nêu trên nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ vai trò của gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù có mối quan hệ chặt chẽ với các thiết chế khác trong hệ thống xã hội tổng thể, sự vững mạnh hay bất cập của gia đình sẽ có tác động lớn đối với việc quản lý xã hội nói chung. Cũng từ nguyên nhân đó, giáo dục gia đình chưa được coi trọng. Bản thân một số người làm cha làm mẹ chưa thật sự gương mẫu với các con, đôi khi còn là hình ảnh xấu cho các con làm theo.

Về mặt xã hội, mặc dù Ðảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng hành lang pháp lý tạo tiền đề cho các hoạt động xây dựng và củng cố gia đình, tuy nhiên, hoạt động triển khai và thực thi chính sách gia đình vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều văn bản luật và chính sách chưa được nhận thức đầy đủ. Cơ chế phối hợp triển khai thực hiện chính sách gia đình chưa đồng bộ. Ðội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác gia đình ở cấp cơ sở còn thiếu các kỹ năng cần thiết và gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các vấn đề về gia đình.

Về phía các gia đình, sự thiếu quan tâm đến việc giáo dục gia đình là một nguyên nhân quan trọng khiến cho gia đình chưa phát huy được vai trò của nó với tư cách là môi trường tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho xã hội. Nhiều gia đình vẫn khoán trắng cho xã hội và nhà trường việc giáo dục trẻ em. Một số không ít các bậc cha mẹ chưa dành được thời gian thích đáng để quan tâm tới con cái. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ còn thiếu kỹ năng và phương pháp giáo dục con cái một cách khoa học.

Một vấn đề cần đặc biệt lưu tâm là nâng cao mức sống của các gia đình ở nhiều vùng khó khăn cũng là một yêu cầu đặt ra nhằm tạo điều kiện cho các gia đình quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái một cách tốt hơn.

Ðây chính là những vấn đề mà các cơ quan chức năng của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội phải đặc biệt quan tâm.

Một số vấn đề chính sách cần quan tâm

Ðể khắc phục những mâu thuẫn nảy sinh chung quanh vấn đề gia đình của xã hội hiện đại, cần có những định hướng trong nghiên cứu và xây dựng chiến lược cho công tác quản lý gia đình nhằm phát huy hơn nữa các giá trị tích cực trong văn hóa dân tộc, nhất là trong việc định hướng giá trị, hình thành và nuôi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho con trẻ. Một trong những định hướng quan trọng trong giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ em trở thành những công dân tốt, đó là gia đình phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường, hỗ trợ nhà trường và có sự quan tâm đúng mức đến các em, dành cho các em một môi trường phát triển lành mạnh và an toàn.

Các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể cũng như toàn xã hội và mỗi gia đình cần nhận thức đầy đủ hơn vai trò quan trọng của gia đình đối với sự phát triển xã hội nói chung, đồng thời đối với việc giáo dục con cái và xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội mai sau. Các chính sách kinh tế - xã hội cần phải tính tới những tác động đối với đời sống gia đình. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về gia đình. Có những hỗ trợ cần thiết để gia đình có thể làm tốt các chức năng của mình, nhất là chức năng tâm lý - tình cảm và chức năng giáo dục, chăm sóc.

Các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư cần có những hành động cụ thể làm cho Ngày Gia đình Việt Nam thật sự trở thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh, giáo dục, động viên mọi người thể hiện tình thương yêu và trách nhiệm đối với gia đình của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với tương lai của đất nước, dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam 28-6 cần phải trở thành mốc quan trọng trong năm để mỗi người con hướng về cội nguồn, hướng về những người thân yêu và 
luôn vun đắp cho gia đình những tình cảm thân thương và thiêng liêng nhất.

Ðể thực hiện được yêu cầu đó, cần chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền về gia đình và giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách cho thế hệ tương lai của đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình và xây dựng nhiều hơn các mô hình gia đình gương mẫu trong đạo đức, lối sống và nuôi dạy con cháu điển hình. Các bậc cha mẹ cần dành thời gian quan tâm hơn đến con cái và tăng cường giáo dục con em về mối quan hệ tình cảm gắn kết các thành viên, tạo điều kiện cho các em phát triển một cách tốt nhất trong môi trường gia đình. Tăng cường các nghiên cứu cơ bản và đánh giá, tổng kết các kết quả thực hiện các chính sách liên quan đến gia đình, đồng thời cân đối nguồn lực để tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Gia đình luôn được xác định "là tế bào của xã hội". Xã hội càng phát triển, chức năng gia đình cũng có những chuyển đổi. Vì vậy, một thực tế rất rõ, ai cũng nhận thấy là hầu như mọi vấn đề của gia đình ngày nay đều là những vấn đề của xã hội với mức độ khác nhau. Như bước vào thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập, đời sống xã hội có nhiều thay đổi, có mặt tích cực như bên cạnh những gia đình vẫn duy trì mái ấm gia đình nhiều thế hệ, đã xuất hiện nhiều gia đình khá giả sống độc lập theo xu hướng hiện đại, văn minh, con cái phát triển khá toàn diện. Bên cạnh đó, cũng có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến gia đình khá nhanh, những hiện tượng như nền nếp gia phong bị xem nhẹ, nhiều giá trị văn hóa gia đình truyền thống có bị mai một, yếu tố thực dụng gia tăng, cũng như nhiều tệ nạn xã hội đang tiếp tục xâm nhập vào các gia đình, đặc biệt là lớp trẻ.

Chính vì thế, quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, chính là để xóa bỏ những khó khăn và thách thức đang làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự phát triển. Giải quyết tốt các vấn đề của gia đình, là giải quyết tốt các vấn đề xã hội, là cơ sở, điều kiện để mỗi gia đình - một tế bào bền vững và cũng là "tổ ấm" thật sự của mỗi thành viên và là môi trường chắc chắn tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước để có được những đóng góp, nỗ lực cao nhất cho mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

18 tháng 12 2018

Một gia đình được đánh giá là văn hóa khi mỗi thành viên trong gia đình đều có quan hệ ứng xử tốt với cộng đồng cũng như trong nội bộ gia đình phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức xã hội ( nếp sống quan hệ lành mạnh, hòa đồng, thương yêu lẫn nhau, không dính đến các tệ nạn xã hội như trộm cướp, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, chấp hành tốt các quy định về vệ sinh môi trường không làm ảnh hưởng người khác, ... )
Trong phong trào vận động văn hóa, nhà nước ta có ban hành nội dung quy định chấm điểm chi tiết cho các tiêu chuẩn khu phố văn hóa, gia đình văn hóa. Riêng gia đình văn hóa thì có thêm nội dung " chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của đảng và nhà nước,..." , vì vậy một số gia đình có dính đến tham gia khiếu kiện đất đai kéo dài, có vấn đề tê nhị về chính trị ...sẽ không được tổ dân phố xét đạt danh hiệu gia đình văn hóa... Cái này  có tính áp đặt  không hay lắm

3 +3  = 6

k cho anh nhé bé

27 tháng 7 2018

bằng 6 nha hihi