Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :
+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.
+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :
+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.
+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.
Tham khảo nhé em:
Xin chào đồng hương Hưng Yên:
1. Con cò mà đậu cành tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
Sáng mai mẹ cõng chợ Bần
Mọi người mới hỏi sao chân cò què
Cò rằng cò đậu ngọn tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
2.Tân Dân một tháng ba mươi sáu trận chống càn
Xác thù chất đống máu loang đầy đồng
3. Mấy năm Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng dính nồi, trẻ khóc như ri
4. Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Nghi Xuyên
Cây đa Đông Tảo còn in hận thù
5. Ai vào mảnh đất Đường Hào
Có cụ Tán Thuật đào hào đánh tây
6. Chớ tham đồng bạc con cò
Bở cha ***** đi phò thằng tây
Chuyện đâu có chuyện lạ đời Quan đi theo giặc bắt người lành ngay Ngàn năm nhớ mãi nhục này Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù Bốt Bần ngày thánhg âm u
7.Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ anh vài bốn năm Lên Bần, xuống Thứa, chợ Dầm Quanh đi quanh lại ba năm em về.
8.Thằng Tây súng ngắn, súng dài Dân tao:
Vồ, gậy, dao bài, câu liêm.
Trường kỳ tao đánh ngày đêm
Đánh cho mày phải đảo điên tơi bời
Văn Giang chẳng phải đất chơi.
Văn Giang là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên
Tham khảo
a) Bài 2 là lời người lao động thương cho thân phận những người khốn khổ và cũng là chính mình trong xã hội cũ.
b) Những chi tiết biểu lộ cảm xúc:
+ Thương con tằm "kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
+ Thương lũ kiến li ti "kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi" là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó.
+ Thương con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
+ Thương con cuốc là thương cho thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động.
- Cách biểu đạt cảm xúc: "Thương thay" được lặp lại 4 lần nhằm diễn tả nỗi thương - thương thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ. Bốn câu ca dao - bốn nỗi thương. Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác. Mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha: Công cha như núi ngất trời Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương. Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi. Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn! Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.
Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.
Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.
Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:
Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.
Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành
Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.
Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.
Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.
Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.
Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó.
- Thể thơ: Lục bát
- Mô típ: Thân em,...
- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, Hoán dụ, nhân hóa
- Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, dễ hiểu nhưng sâu lắng, thấm đẫm, hiện thực.
3. Ba bài ca dao :
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu.
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Các bài ca dao có từ “Thân em”
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
⇒ Đều là những bài ca dao nói về thân phận bếp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia
Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu
Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu
Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.
Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.
Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Cảm xúc chung đều chỉ thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ. Họ không có quyền hạn gì, không làm chủ được cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội phong kiến đầy rẫy bất công.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa. - Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ : + Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình. + Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.Chúc bạn học tốt!
thân em như trái bần trôi,
gió dập songs dồi bt tấp vào đâu ?
thân em như chẽn lúa đòng đòng
phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai