K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2018

Mình rất vui vì có người lạ hiểu mình về việc quay trở lại trường học :

Mình thấy rất vui vì có nhiều trai đẹp trong trường từ lp 6 đến 9 .

Mình thấy hãm hãm mấy bọn con trai hay giơ ngón giữa , điều đấy làm mình ghét họ hơn .

Mình chọ ý kiến 2 , cho xin . 

12 tháng 9 2018

Mình chọn đáp án 1 : Em cảm thấy vui vì em đã bước vào một năm học mới đầy niềm vui và bất ngờ.

Đáp án 1 là Liệt kê thực tế!

Phần I (6,0 điểm) Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết: "Mùa xuân người cầm súng" 1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt. 2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ...
Đọc tiếp

Phần I (6,0 điểm)

Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:

"Mùa xuân người cầm súng"

1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt.

2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ đó. Theo em, các từ em vừa tìm có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong đoạn thơ không? Vì sao?

3. Trong đoạn thơ, tác giả đã so sánh đất nước với hình ảnh nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của phép so sánh đó trong việc biểu đạt nội dung.

4. Dựa vào khổ thơ em vừa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân ấy! Trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu bị động và thành phần khởi ngữ).

 

33
15 tháng 5 2021

 

mùa xuân người cầm súng 

lộc giắt đầy trên lưng  

mùa xuân người ra đồng  

lộc trải trải dài mươn nạ

tất cả như hối hả 

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong cấc mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong cấc mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 )

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng.

Câu 4: Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thông điệp đó?

1
2 tháng 3 2022

1. PTBĐ chính của văn bản là nghị luận

2. Biện pháp tu từ ẩn dụ: cầu vồng ẩn dụ cho những điều tốt đẹp, tươi sáng; cơn mưa ẩn dụ cho những khó khăn thử thách phải trải qua. Tác dụng của biện pháp tu từ: biện pháp tu từ giúp ta hình dung cụ thể muốn đạt được thành công phải vượt qua được những sự thất bại, khó khăn, thử thách.

3. Câu nói có ý nghĩa là chúng ta thường khó đối mặt với những thất bại đặc biệt là thất bại đầu đời vì chúng ta chưa có kinh nghiệm, chưa đủ chín chắn, đủ bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn, nên khi gặp thất bại chúng ta thường khó đối diện.

4. (HS đưa ra quan điểm cá nhân) Gợi ý: Thông điệp tôi tâm đắc nhất là: Hãy tin ngày mai nắng sẽ lên và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin. Thông điệp này thể hiện niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, dù có khó khăn thử thách như thế nào, dù có thất bại nhưng nếu con người vẫn có niềm tin, không ngừng nỗ lực cố gắng thì chắc chắn thành công, những điều tốt đẹp sẽ đến.

Đề bài:Tưởng tượng 20 mươi năm sau,vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ .Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc đọng đó(không phải viết thư nha)Theo dàn ý:MB:Giới  thiệu vấn đề Nghị luậnTB:-Tâm trạng trước khi về thăm trường (xúc động hồi hộp,háo hức ..miêu tả nội tâm)-Kể những thay đổi của ngôi trường sau 20 năm.+Quy mô ,diện tích ,vị trí (vẫn như cũ hay được mở...
Đọc tiếp

Đề bài:Tưởng tượng 20 mươi năm sau,vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ .Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc đọng đó(không phải viết thư nha)

Theo dàn ý:

MB:Giới  thiệu vấn đề Nghị luận

TB:

-Tâm trạng trước khi về thăm trường (xúc động hồi hộp,háo hức ..miêu tả nội tâm)

-Kể những thay đổi của ngôi trường sau 20 năm.

+Quy mô ,diện tích ,vị trí (vẫn như cũ hay được mở rộng,nâng tầng cao hơn v..v)

+Cổng trường,sân trường cây cooisvuonwf tược nhà để xe...(miêu tả)

-– Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính,dụng cụ…). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội..So sánh trước kia với hiện tại.

-Kể lại cuộc gỡ với bạn bè, thầy cô.

-Gặp lại thầy cô ntn?Sự thay đổi của các thầy cô(miêu tả nội tâm).

-Gặp lại các bạn ntn?Sự thay đổi của các bạn?

Hồi tưởng những kỉ niệm của em về mái trường,thầy cô(xen kẽ trong quá trình kể)

-Các hoạt động khi thăm lại trường.

KB:

-Cảm xúc chung hki thăm lại trường

Lời hứa hẹn...

 

5
28 tháng 10 2021

Đối với mỗi người chắc hẳn có những thứ vô cùng thiêng liêng, quý giá mà không có gì có thể thay thế được. Và với tôi cũng thế, hai tiếng “ngôi trường” mỗi khi nhắc đến là lại làm tôi nhớ về ngôi trường cấp hai thân yêu ngày nào. Nơi đây đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi, dạy tôi biết yêu thương, biết sẻ chia. Hôm nay cũng là một dịp đặc biệt ngày nhà giáo Việt Nam tôi có cơ hội được về trường thăm lại thầy cô giáo năm xưa sau hai mươi năm xa cách. Giờ đây trong lòng tôi lại trào lên cảm xúc lâng lâng khó tả.

Vừa về đến nhà, tôi đi xe dạo quanh con xóm nhỏ để ngắm nhìn quê hương mình xem có gì thay đổi nhiều không nhưng không hiểu tại sao tôi lại dừng chân trước cổng trường cấp hai năm xưa, ngôi trường mà tôi đã gắn bó trong suốt bốn năm trời với bao kỉ niệm vui buồn thời học sinh. Trước mắt tôi là một ngôi trường khang trang rộng lớn. Cánh cổng trường được thay bằng cánh cổng đẹp hơn, to hơn và sơn màu rất sang trọng. Trên cánh cổng ấy là chiếc biển màu xanh với dòng chữ màu đỏ “TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH” rất nổi bật. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới hoàn toàn khác so với trước đây. Đó là một ngôi trường khang trang, rộng lớn với ba dãy nhà ba tầng được xây theo hình chữ U với rất nhiều các phòng học, phòng chức năng. Sân trường rộng lớn được trồng nhiều cây và bồn hoa. Đứng giữa khung cảnh nơi đây làm tôi có cảm giác rất gần gũi, có thể hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên nơi đây. Trên các cây cao còn có những con chim làm tổ nên dễ dàng có thể nghe thấy tiếng chim hót bất cứ lúc nào. Sân trường còn có một sân cỏ rộng để các bạn nam có thể chơi đá bóng sau mỗi giờ học. Vì hôm nay là ngày 20-11 nên không khí trường vô cùng sôi nổi, có những lớp đang thi văn nghệ, có những lớp lại đang thi thể thao nên nó làm tôi như sống lại những phút giây khi mình còn là học sinh của trường. Sải bước trên sân trường, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh nơi đây mà tôi không kìm được lòng mình. Chính tại sân trường này tôi đã cùng bạn bè mình chơi đùa sau những giờ học căng thẳng- thật vui biết bao.

Tôi bước đến dãy nhà nơi lớp tôi đã từng học ở đó. Vẫn là lớp 9A như ngày nào nhưng giờ đây đã được sửa sang lại, được trang bị thêm những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho học tập của các em học sinh.Nhìn vào trong lớp, nhìn vào chỗ mà tôi đã từng ngồi. Ôi bao nhiêu kỉ niệm về trường, về lớp, về bạn bè thầy cô trong tôi ùa về. Nhớ khi xưa lũ học trò tinh nghịch chúng tôi thường lén lút mang đồ ăn vặt vào trong lớp để ăn bất chấp sự nghiêm cấm của nhà trường. Nhưng nếu là học sinh mà không cảm nhận một lần việc ăn vặt trong giờ thì thật là đáng tiếc. Và tôi nhớ có một lần khi trường lẫn còn là những dãy nhà cấp bốn lợp ngói lâu năm đã có nhiều chỗ thủng. Mỗi độ trời mưa to là chúng tôi có cảm giác được chứng kiến cảnh những giọt mưa rơi xuống lớp học, ướt hết cả sách vở. Nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ cuộc bởi chúng tôi hiểu được giá trị thực sự của học tập trong cuộc sống này. Thế là những lúc như thế cô trò chỉ nhìn nhau cười rồi lại tiếp tục bài học còn đang dang dở. Nghĩ lại mà thấy thời học sinh của mình vừa vui mà vừa buồn nhưng nó sẽ gắn bó với chúng tôi suốt cuộc đời này. Ngôi trường thân yêu ấy đã giúp tôi trở thành một con người biết suy nghĩ, biết cảm nhận mọi thứ xung quanh.

Hướng tầm mắt ra xa thì tôi lại bắt gặp hình ảnh rất đỗi quen thuộc. À đó là cô Yến- cô giáo chủ nhiệm của tôi hồi lớp chín. Tiến lại gần chào cô mà tôi nhận ra cô đã xuất hiện nhiều vết chân chim hơn, có nhiều nếp nhăn hơn mà tôi thấy mình có lỗi quá vì bấy lâu nay vì bận công việc mà tôi không thu xếp thời gian để về thăm cô. Cô nhìn tôi một hồi lâu rồi mới nhận ra bởi đã hai mươi năm rồi còn gì- một khoảng thời gian đủ dài để mọi thứ thay đổi. Tôi cùng cô ôn lại những kỉ niệm năm xưa, chia sẻ cho cô nghe những gì tôi đã làm được và cô cũng rất vui khi thấy học trò của mình trưởng thành và thành đạt. Không khí ngày hôm ấy thật khác lạ có một cái gì đó khó diễn tả thành lời. Và cuối cùng bừng lên giai điệu của bài hát ‘ Nhớ ơn thầy cô’ mà trong lòng tôi cũng thầm nghĩ: “Cảm ơn thầy cô, cảm ơn mái trường thân yêu này.”

Một ngày trôi qua thật nhanh, cuộc chia tay lại bắt đầu mà tôi thì lại không muốn điều đó xảy ra một chút nào. Ngôi trường cấp hai thân yêu ấy sẽ mãi trong lòng tôi ,nó giống như một bảo vật quý giá trong tôi mà tôi sẽ không bao giờ quên. Và còn bạn, ngôi trường của bạn sau hai mươi năm sẽ như thế nào?

28 tháng 10 2021

nhanh lên các bạn nhé

 Đoạn văn trên được trích từ "Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du. Qua đoạn văn tả thấy trước hết cô Kiều là một người tình chung thủy. Dù đã bán mình chuộc cha nhưng lòng nàng lúc nào cũng nhớ về Kim Trọng. Kiều nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp cùng chàng Kim với những lời thề non hẹn biển. Càng nhớ lại càng đau khổ vì cô cảm thấy chính mình đã phụ bạc tình yêu của Kim Trọng. Lúc này đây, Kiều đang đo lắng cho Kim Trọng, có lẽ ở nơi quê nhà chàng cũng đang tìm kiếm, mong ngóng tin tức của Kiều từng ngày. Bên cạnh đó ta còn thấy Kiều là một người con hiếu thảo. Phải bán mình chuộc cha và em nhưng nàng không hề oán hận mà luôn lo lắng cho cha mẹ nơi quê nhà. Trước kia khi còn ở nhà Kiều là người ủ ấm giường, là người quạt cho cha mẹ mỗi khi nóng bức. Nay nàng đã rời xa gia đình nên lúc nào cũng đau đáu không biết ai sẽ thay mình chăm sóc mẹ cha. Nỗi nhớ thương của Kiều được gửi gắm trong những vần thơ lục bát càng khiến người đọc xót xa, tiếc nuối. Nhu vậy qua đoạn thơ trên ta thấy Kiều không chỉ là một người tình chúng thủy mà còn là một người con rất mực hiếu thảo.

Phần II (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:             Chưa bao giờ như bây giờ: hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu .... không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế ....             Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì...
Đọc tiếp

Phần II (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

            Chưa bao giờ như bây giờ: hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu .... không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế ....

            Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống....

(Theo báo Giáo dục thời đại, Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID - 19)

1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về đại dịch được nói đến trong đoạn trích trên.

2. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một bài văn khoảng 2 trang trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid - 19.

24
15 tháng 5 2021

Câu 1:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
- Khởi nguồn tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).

- COVID-19 chủ yếu lan truyền qua các giọt từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Bạn có thể nhiễm COVID-19 nếu bạn chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có vi-rút và sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng.
- Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

*Cách giải:

v  Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng;

- Viết một bài văn có đầy đủ Mở bài, thân bài, kết bài. Độ dài bài văn khoảng 2 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

v  Yêu cầu nội dung:

a. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần dân tộc Việt Nam trước dịch bệnh Covid – 19.

b. Thân bài

- Giải thích: tinh thần dân tộc và đại dịch Covid 19

- Biểu hiện của tinh thần dân tộc trong đại dịch vừa qua

- Ý nghĩa của việc có tinh thần dân tộc

- Phê phán hiện tượng xấu và hậu quả nếu không có tinh thần dân tộc
- Làm thế nào để phát huy tinh thần dân tộc?

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

c. Kết bài

- Khẳng định giá trị cao đẹp của tinh thần dân tộc, đặc biệt trước những hoàn cảnh khó khăn.

15 tháng 5 2021

câu 1

 Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
- Khởi nguồn tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).

- COVID-19 chủ yếu lan truyền qua các giọt từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Bạn có thể nhiễm COVID-19 nếu bạn chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có vi-rút và sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng.
- Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

câu 2

hiện nay thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với một đại dịch rất nguy hiểm, có tốc độ lây lan và gây thiệt hai nặng nề. Đó là đại dịch Covid-19, ta có thể thấy tình hình dịch bệnh hiện nay hết sức phức tạp. Để hiểu rõ hơn và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch ta nên tìm hiểu kĩ hơn về địa dịch này.

Dịch bệnh nCov cũng giúp mọi người nhận ra bản chất của Trung Quốc: giả dối, thâm độc, nham hiểm. vậy ta hiểu dịch nCov là gì?Bệnh virus corona 2019 (COVID-19), còn được gọi là bệnh viêm phổi do virus corona mới bởi Trung Quốc và bệnh viêm phổi Vũ Hán, là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi một chủng virus corona mới, SARS-CoV-2 (trước đây được gọi tạm thời là 2019-nCoV).Virus corona chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (cũng có các triệu chứng ở đường hô hấp trên nhưng ít gặp hơn) và dẫn đến một loạt các triệu chứng được mô tả giống như cúm, bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ và mệt mỏi, với sự phát triển cao hơn nữa sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong. Các phản ứng y tế đối với căn bệnh này thường là cố gắng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng vì hiện tại chưa tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả nào. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với 93 triệu người, vừa thoát khỏi chiến tranh gần 50 năm trước, đang tiến hành các biện pháp đơn giản song triệt để nhằm khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 . Khác với các nước Châu Âu ,  Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán.Việt Nam áp dụng một loạt biện pháp, bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất kỳ ai nhập cảnh và hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài, cách ly những người nhiễm virus và theo dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người mắc bệnh. Ngoài ra, người dân Việt Nam có tinh thần giám sát cao, chủ động phản ánh những hành động sai trái tới cơ quan chức năng; các hành vi như chia sẻ tin giả, thông tin sai lệch về virus SARS-CoV-2 đều bị xử lý.Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Việt Nam còn thể hiện ở chỗ điều kiện của Việt Nam còn khó khăn nhưng có thể trở thành “tấm gương” cho nhiều quốc gia khác về cách thức dập dịch đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí tối thiểu.  Những người ở tuyến đầu chiến đấu với dịch bệnh chính là đội ngũ y bác sĩ. Những "thiên thần áo trắng" trong bộ đồ bảo hộ “kín mít”, nhìn và đối thoại với đồng nghiệp qua ánh mắt, cử chỉ, hành động; tạm gác lại tình thân và những giây phút quây quần bên gia đình trong ngày xuân năm mới để “trực chiến”, tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Đó còn là những nhà khoa học sẵn sàng đối diện với hiểm nguy để nuôi cấy, phát hiện cơ chế hoạt động của virus, điều chế vác-xin phòng dịch. Công việc thầm lặng của “những chiến sĩ trên tuyến đầu” chống dịch đã để lại những cảm xúc yêu thương, trân trọng của mọi người, góp phần lan tỏa tình vị tha, lòng nhân ái trong cộng đồng...Việt Nam ta đã thể hiện đc tinh thần tương thân tương ái trong mùa dịch bằng những hình ảnh đẹp :Tặng gạo cho người nghèo, người bán vé số, tích cực hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ ở các khu cách ly; vận động các chủ nhà trọ giảm giá tiền phòng…Bên cạnh những hành động đẹp về sự đồng lòng của Chính phủ và nhân dân quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, vẫn còn đó những hình ảnh xấu, tiêu cực.Đây là dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống. Nó khiến cho con người "lao đao", nhiều người rơi vào cảnh phá sản, cuộc sống của những người ở khu "ổ chuột" lại càng thêm khổ hơn..Trong xã hội thông tin, bên cạnh “dòng” thông tin chính thống, hữu ích, thì có rất nhiều kẻ tung tin giả (fake news). Những tin giả xuất hiện tràn lan trên internet và mạng xã hội thường gây hoang mang, lo lắng, bi quan cho không ít người. Những thông tin xấu, tin giả với mục đích “câu view”, xuyên tạc, bịa đặt cũng được coi là một loại "dịch bệnh xã hội" mà đôi khi tác hại của nó còn nguy hiểm hơn virus.học sinh chúng mình cũng phải nghiêm túc trong công tác phòng chống dịch.bản thân chúng ta cũng sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh bằng cách chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phồng chống dịch đơn giản.Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang phải oằn mình chống lại COVID-19 thì tại Việt Nam, đại dịch đã dần được khống chế. Bằng tinh thần dân tộc, bằng sự vào cuộc quyết liệt “Chống dịch như chống giặc”, sự đoàn kết của toàn dân, toàn quân,... Việt Nam đã và đang khẳng định được thế mạnh trong công tác phòng ngừa, điều trị và đẩy lùi dịch bệnh từ hiện thực đời sống cũng như các sản phẩm văn hóa nghệ thuật./.

28 tháng 8 2019

1.Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.

    Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

   Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Ta như nhận thấy được ở đất nước Nhật. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.

    Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990 Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

    Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

    Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.

    Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.

    Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.

~Châu's ngốc

28 tháng 8 2019

Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con trẻ khôn lớn thành người. Thế nhưng, hiện nay có một thực trạng đáng buồn xảy ra chính là nạn bạo hành trẻ em ở ngay chính trong ngôi nhà của mình. Nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp thì không biết những đứa trẻ tội nghiệp kia còn phải chịu những tổn thương gì và tương lai chúng sẽ ra sao.

   Bạo hành là hành động xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần của con người. Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ…

   Ngày nay, tình trạng bạo hành trẻ em ngày một có chiều hướng gia tăng. Mỗi ngày, những thông tin về bạo hành trẻ em trong gia đình xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mới đây nhất, vụ việc bé G.K (được báo chí giấu tên) 10 tuổi, bị chính cha ruột là ông Trần Hoài Nam (Phường Nghĩa Đô – Hà Nội) cùng với mẹ kế đánh đập dã man tới mức phải nhập viện vì gãy xương xườn và rạn sọ não. Không chịu nổi bạo hành trong thời gian dài, bé đã phải bỏ trốn tới cầu cứu ông nội mới thoát thân. Đó chỉ là một trong rất nhiều cảnh thương tâm mà chúng ta phải chứng kiến mỗi ngày.

   Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.

   Để dẫn đến những hậu quả thương tâm ấy, chúng ta có thể kể tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do hậu quả của việc cha, mẹ say sỉn, mất kiểm soát hành vi của mình. Hay do hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc đè nặng, trình độ dân trí lại thấp khiến con người bị quá tải, mất khả năng kiểm soát hành động. Bên cạnh đó, còn là sự ích kỉ, nhỏ nhen của một bộ phận những người làm mẹ kế, cha dượng đẩy những đứa trẻ tội nghiệp vào những hoàn cảnh bi thương….

   Trước sự việc đó, mỗi chúng ta cần đưa ra những biện pháp để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình xảy ra. Khi phát hiện ra những trường hợp bạo hành trẻ em, cần can thiệp và báo ngay đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Mỗi người làm cha, làm mẹ hay những người thân của bé cũng nên bình tĩnh cũng như học cách yêu thương con cái mình tốt hơn. Chỉ nên sinh 1 đến 2 con để đảm bảo cho trẻ những điều kiện chăm sóc tốt nhất. Hãy kiên nhẫn với trẻ nhỏ cũng như suy nghĩ trước khi đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến con cái như ly hôn hay tảo hôn….

   “Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hãy chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ vì chúng đáng được nhận mọi sự yêu thương. Đừng để bạo hành trẻ em trong gia đình làm mất đi tương lai của con nhỏ.

!Châu's ngốc

7 tháng 11 2021

bài nào z bạn

7 tháng 11 2021

BÀI LÀNG CỦA KIN LÂN