Đọc truyện cổ tích Thạch Sanh, em thường cảm thấy không đồng ý lắm với kết thúc của nhân vật Lý Thông, nên đã tưởng tượng ra một hướng đi khác cho nhân vật này. Theo đó, sau khi được Thạch Sanh tha tội chết, Lý Thông đã hiểu ra lỗi sai của mình và vô cùng ân hận với những điều bản thân đã làm. Trên đường trở về quê nhà, anh ta đã suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm thay đổi. Về quê, anh ta tiếp tục kinh doanh quán rượu, mở rộng làm ăn. Có bao nhiêu của cải thu được từ kinh doanh, anh ta liền đem ra giúp đỡ bà con trong làng. Những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, anh đón về nuôi nấng, dạy nghề nấu rượu cho để kiếm sống. Sự thay đổi đó của Lý Thông khiến mẹ anh ta vô cùng xúc động. Bà con lối xóm ai ai cũng yêu mến và biết ơn anh ta. Tin tức này truyền đến kinh thành, vào đến tận cung vua. Thạch Sanh lúc này đã lên ngôi vua biết được thì rất vui mừng. Bởi chẳng điều gì quý trọng hơn một người biết hối lỗi và sửa sai. Đối với em, một kết thúc như vậy mới thực sự là kết thúc có hậu và mang đến bài học ý nghĩa cho người đọc hơn.
“Non-bu và Heng-bu” là câu chuyện hay và ý nghĩa, với kết thúc có hậu dành cho người em Heng-bu hiền lành, tốt bụng. Còn với người anh Non-bu, tác giả đã để một kết thúc mở, rằng anh ta bị đám cướp đánh cho một trận rồi lấy hết gia sản, trở thành kẻ ăn mày. Riêng em, vẫn muốn cho Non-bu có một cơ hội để sửa chữa sai lầm. Em tưởng tượng rằng, Non-bu đã gặp Heng-bu khi anh ta đang ăn xin ở đầu làng, nên mời anh trai về nhà nghỉ ngơi. Thấy em như vậy, Non-bu xấu hổ và ân hận lắm, nên đã vùng chạy bỏ đến một ngôi làng khác. Ở đó, không ai biết anh là ai, nên anh ta cũng thoải mái hơn. Từ ngày đó, Non-bu bắt đầu đi làm thuê khắp làng. Ai thuê gì anh cũng làm, không bao giờ từ chối một việc nào, dù có nặng nhọc, vất vả đến đâu. Tối đến, anh ngủ nhờ trong ngôi chùa ở trong làng, sáng thức dậy sớm quét sạch sân chùa rồi mới đi làm. Cứ thế, người dân trong làng dần dần có thiện cảm hơn với Non-bu, họ truyền tai nhau về một người đàn ông hiền lành, chăm chỉ và khắc khổ. Ở làng bên, nghe được tin tức về anh trai, Heng-bu rất vui vì anh đã thay đổi trở thành người tốt. Heng-bu tìm đến mời anh trai trở về nhà cùng đoàn tụ với gia đình. Lần này, Non-bu không từ chối nữa. Anh theo em trai trở về nhà, cùng chung sống hạnh phúc như khi cha của họ vẫn còn.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Đọc truyện cổ tích Thạch Sanh, em thường cảm thấy không đồng ý lắm với kết thúc của nhân vật Lý Thông, nên đã tưởng tượng ra một hướng đi khác cho nhân vật này. Theo đó, sau khi được Thạch Sanh tha tội chết, Lý Thông đã hiểu ra lỗi sai của mình và vô cùng ân hận với những điều bản thân đã làm. Trên đường trở về quê nhà, anh ta đã suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm thay đổi. Về quê, anh ta tiếp tục kinh doanh quán rượu, mở rộng làm ăn. Có bao nhiêu của cải thu được từ kinh doanh, anh ta liền đem ra giúp đỡ bà con trong làng. Những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, anh đón về nuôi nấng, dạy nghề nấu rượu cho để kiếm sống. Sự thay đổi đó của Lý Thông khiến mẹ anh ta vô cùng xúc động. Bà con lối xóm ai ai cũng yêu mến và biết ơn anh ta. Tin tức này truyền đến kinh thành, vào đến tận cung vua. Thạch Sanh lúc này đã lên ngôi vua biết được thì rất vui mừng. Bởi chẳng điều gì quý trọng hơn một người biết hối lỗi và sửa sai. Đối với em, một kết thúc như vậy mới thực sự là kết thúc có hậu và mang đến bài học ý nghĩa cho người đọc hơn.
“Non-bu và Heng-bu” là câu chuyện hay và ý nghĩa, với kết thúc có hậu dành cho người em Heng-bu hiền lành, tốt bụng. Còn với người anh Non-bu, tác giả đã để một kết thúc mở, rằng anh ta bị đám cướp đánh cho một trận rồi lấy hết gia sản, trở thành kẻ ăn mày. Riêng em, vẫn muốn cho Non-bu có một cơ hội để sửa chữa sai lầm. Em tưởng tượng rằng, Non-bu đã gặp Heng-bu khi anh ta đang ăn xin ở đầu làng, nên mời anh trai về nhà nghỉ ngơi. Thấy em như vậy, Non-bu xấu hổ và ân hận lắm, nên đã vùng chạy bỏ đến một ngôi làng khác. Ở đó, không ai biết anh là ai, nên anh ta cũng thoải mái hơn. Từ ngày đó, Non-bu bắt đầu đi làm thuê khắp làng. Ai thuê gì anh cũng làm, không bao giờ từ chối một việc nào, dù có nặng nhọc, vất vả đến đâu. Tối đến, anh ngủ nhờ trong ngôi chùa ở trong làng, sáng thức dậy sớm quét sạch sân chùa rồi mới đi làm. Cứ thế, người dân trong làng dần dần có thiện cảm hơn với Non-bu, họ truyền tai nhau về một người đàn ông hiền lành, chăm chỉ và khắc khổ. Ở làng bên, nghe được tin tức về anh trai, Heng-bu rất vui vì anh đã thay đổi trở thành người tốt. Heng-bu tìm đến mời anh trai trở về nhà cùng đoàn tụ với gia đình. Lần này, Non-bu không từ chối nữa. Anh theo em trai trở về nhà, cùng chung sống hạnh phúc như khi cha của họ vẫn còn.