K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:    “Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt nghe tiếng động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.    Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    “Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt nghe tiếng động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.

    Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.

     Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:

     Anh cởi áo ra, em và lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.

    Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

    Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

(...)Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật”.

            (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoà, Ngữ Văn 7, Tập Một, NXB Giáo dục, 2016)

Câu 9: Tại sao khi dắt em ra khỏi trường, tâm trạng người anh lại “kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật”?

Câu 10:  Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta bài học gì?(Viết đoạn văn từ 3-5 câu)

0
19 tháng 12 2023

- Hai dòng thơ: 

“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”

Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ... 

- Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ: 

+ Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

+ Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

+ Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:Một thời lêu lổngMẹ tôi, ngày nào cũng đi từ sáng sớm , tối mịt mới về nhà, người lại không biết chữ nên không thể nào kiểm soát sự học của chúng tôi được. Đầu năm học, chúng tôi cần tiền mua bút mực, sách vở thì người lấy trong ruột tượng ra đưa; cuối năm người hỏi có được lên lớp không, thế thôi. Ruột tượng của người...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Một thời lêu lổng

Mẹ tôi, ngày nào cũng đi từ sáng sớm , tối mịt mới về nhà, người lại không biết chữ nên không thể nào kiểm soát sự học của chúng tôi được. Đầu năm học, chúng tôi cần tiền mua bút mực, sách vở thì người lấy trong ruột tượng ra đưa; cuối năm người hỏi có được lên lớp không, thế thôi. Ruột tượng của người là một cái túi hẹp mà dài khoảng thước rưỡi bằng sồi (tơ gốc, mặt sù sì, rất bền) vừa để thắt lưng vừa để đựng tiền. Tối nào người thu tiền về thì ruột tượng đầy xu đồng và trinh, phồng ở trước bụng.

Khi cha tôi mất, tôi đã biết lo về thân phận của mình, nhưng tuổi đó chỉ ngủ một đêm, sáng dậy đã quên hết. Lo thì lo vậy, chứ không biết siêng học. Không còn cha nhắc nhở, kiềm chế nữa, tôi bỏ bê việc học trọn một niên khóa. Tôi vẫn đi học đều đều, không trốn buổi nào, nhưng thường đi sớm mà về rất trễ vì cùng với bạn thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích.

Giúp mk với mọi người, bài này có nhiều chi tiết mk ko hiểu gì cả , mk ghi ko sai chỗ nào đâu ạ!

3
24 tháng 11 2017

câu 1 phương thức biểu đạt la văn tự sự , ngôi kể là ngôi thứ nhất

câu 2 nội dung nói về việc học của mình

14 tháng 3 2018

C1: phương thức biểu đạt tự sự ; ngôi thứ 1

C2: nói về việc kiếm tiền vào việc học hành của con

5.Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,Và đưa tay lên trời,Em sẽ được nhấc bổng lên mây.”Con nói: “Mẹ tôi đang đợi...
Đọc tiếp

5.Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”
Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,
Và đưa tay lên trời,
Em sẽ được nhấc bổng lên mây.”
Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
Thế là họ cười rồi bay đi mất.
Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Câu hỏi:

-Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
-Tìm những câu thơ có sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả.Hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố miêu tả trong đoạn trích?

-Tìm hai từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra hai trường hợp chuyểnnghĩa của chúng?

 

2
21 tháng 3 2022

1. ND: lời mời gọi của mây đến với thế giới diệu kì và lời từ chối cùng trò chơi con tự sáng tạo ra.

2. Câu thơ sử dụng PTBĐ miêu tả: Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng/ Chúng ta chơi với vầng trăng bạc... Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ/ Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

=> Hiệu quả: gợi ra một thế giới hấp dẫn, thú vị; thể hiện sự sáng tạo của con.

3. từ chỉ bộ phận con người

- chân => chân bàn, chân núi

- mũi => mũi thuyền, mũi dao

 

21 tháng 3 2022

Cám ơn cô ạ.

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:      Sớm mai mẹ đánh thức con dậy nhé(Sergei-Yesenin)                                                                                                                       Ngày mai mẹ thức con dậy sớmÔi mẹ thân yêu, mẹ tảo tầnĐể con sẽ đi ra cồn đất nhỏĐón gặp người bạn quí của con Và hôm nay con thấy ở cánh đồngNhững vệt bánh xe in trên cỏ ướtGió thổi nhẹ đường...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:      

Sớm mai mẹ đánh thức con dậy nhé

(Sergei-Yesenin)

                                                                                                                       

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần

Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ

Đón gặp người bạn quí của con

 

Và hôm nay con thấy ở cánh đồng

Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt

Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực

Dưới những làn mây xốp đồng quê

 

Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi

Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn

Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn

Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường

 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga

 

Con sẽ hát về mẹ và về bạn

Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò

Và thơ con có một dòng sữa chảy

Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ?

Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng)

Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  Và thơ con có một dòng sữa chảy

  Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

 Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó?

Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình

Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)

2
7 tháng 4 2022

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm: người con của mẹ ( tác giả)

cảm xúc chủ đạo của bài thơ : tình cảm , cảm xúc của tác giả đối với người mẹ của mình .

Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ:

=> đối tượng : người mẹ của thi sĩ , khung cảnh làng quê , thiên nhiên.

Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng)

* đối tượng người mẹ:

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần

Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ

Đón gặp người bạn quí của con

 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga

 

Con sẽ hát về mẹ và về bạn

Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò

Và thơ con có một dòng sữa chảy

Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

* đối tượng khung cảnh làng quê , thiên nhiên:

 

Và hôm nay con thấy ở cánh đồng

Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt

Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực

Dưới những làn mây xốp đồng quê

 

Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi

Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn

Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn

Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường

 

Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  

Và thơ con có một dòng sữa chảy

  Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

=> hình thức ẩn dụ : Và thơ con có một dòng sữa chảy

hiệu quả thẩm mĩ :câu thơ ẩn dụ ý muốn nói rằng thơ của tác giả cũng có một dòng sữa chảy như kiểu mẹ , ý muốn so sánh dòng sữa của thơ và của mẹ đã nuôi mình lớn . thể hiện lên một tấm lòng hiếu thảo , biết ơn của tác giả đối với mẹ khi đặt vào câu thơ

=> tăng tính thẩm mĩ , đẹp đẽ , bay bổng và đầy chất hay , gợi cảm cho người đọc khiến người đọc liền nhận ra được ẩn ý bên trong câu thơ này , làm cho người đọc xúc động , cảm thấy thơ của tác giả rất hay.

hình thức điệp ngữ : Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

hiệu quả thẩm mĩ : điệp ngữ "của " nói lên ,thể hiện lên lòng biết ơn sâu sa và lớn lao của tác giả đối với đàn bò của mẹ , của cả nhà khi đã cho mình dòng sữa ấy nuôi lớn con người và tâm hồn thơ ca của tác giả.

 Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó?

Ở khổ thơ  :

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ 

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga

phân tích khát vọng : đó là khát vọng cao đẹp của một con người giàu lòng hiếu thảo , có tài năng và tâm hồn thơ ca xuất chúng , khát vọng được trở thành thi sĩ đầy nghưỡng mỗ và chân lý , thiết thực.

Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình

yếu tố tự sự trong bài thơ :

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần

Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ

Đón gặp người bạn quí của con

 

Và hôm nay con thấy ở cánh đồng

Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt

 

Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi

 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga

 

Con sẽ hát về mẹ và về bạn

Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò

Và thơ con có một dòng sữa chảy

Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

tác dụng : góp phần cho sự biểu lộ cảm xúc của tác giả .

Phần còn lại trong bài thơ là yếu tố miêu tả

tác dụng : làm cho câu thơ hay hơn , làm nền nhẹ nhàng và đẹp đẽ cho cảm xúc của tác giả khi đặt vào bài thơ

 

Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)

Phần này bạn tự làm nhé , bình thường mình cũng làm luôn nhưng mà giờ đột quỵ không làm nổi nữa rồi :(

7 tháng 4 2022

chị nhiệt tình thật đấy

Câu 1 (6 điểm). Đọc phần bản sau và trả lời các câu hỏi: Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi....
Đọc tiếp

Câu 1 (6 điểm). Đọc phần bản sau và trả lời các câu hỏi: 

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

(Trích “Buổi học đầu tiên trường Yên Phụ”  - Nguyễn Hiến Lê)

a. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào em đã được học ? Vì sao em biết ? (1đ)

b. Hãy chỉ ra tính xác thực của thể loại đó trong phần văn bản trên ? (1đ)

c. Văn bản được kể ở ngôi thứ mấy ? Tác dụng ? (1đ)

d. Phần văn bản trên có nội dung gì ? (1đ)

e. Trong câu: “Cha tôi dạy sớm… để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ”, từ “chân” được hiểu theo nghĩa nào ? Giải thích nghĩa của từ đó ? Từ “chân” là một từ đa nghĩa, em hãy đặt 01 câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa từ “chân” ở trên và giải thích rõ nghĩa. (2đ)

Giúp với ạ!Cảm ơn!

1
16 tháng 12 2021

:))))))

6 tháng 9 2023

Tham khảo!  Câu thơ “Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”  có thể hiểu: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ cha ông đã trở thành quá khứ xa xôi nhưng những câu chuyện cổ sẽ lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi  Sớm mai mẹ đánh thức con dậy nhé ( Sergei-Yesenin) Ngày mai mẹ thức con dậy sớm  Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ  Đón gặp người bạn quí của con  Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực  Dưới những làn mây xốp đồng quê  Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi Vành mũ sau...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi  

Sớm mai mẹ đánh thức con dậy nhé ( Sergei-Yesenin) 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm  

Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần 

Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ  

Đón gặp người bạn quí của con 

 

Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt 

Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực  

Dưới những làn mây xốp đồng quê 

 

Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi 

Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn  

Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn 

Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường 

 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm  

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà  

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ  

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga 

 

Con sẽ hát về mẹ và về bạn  

Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò  

Và thơ con có một dòng sữa chảy 

Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta 

 

Câu hỏi: 

Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ ? 

 

Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào ?  

Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của các yếu tố đó  

Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em ? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp) 

0
26 tháng 12 2023

Câu thơ trên có thể hiểu: Đời cha ông đã đi qua từ rất xa và đến thời của chúng ta đã khác nhiều. Nhờ vào những áng chuyện cổ mà chúng ta mới hiểu và mới biết được đời của cha ông ta thuở xưa có những gì và đã diễn ra như thế nào. Những câu chuyện cổ chính là kho tàng lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.

Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:Choắt không dậy được nữa nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:- Nào tôi đâu biết cớ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?Tôi không ngờ Dế Choắt lại nói với tôi một câu như thế này:- Thôi, tôi ốm yếu quá...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Choắt không dậy được nữa nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cớ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt lại nói với tôi một câu như thế này:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăn bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nắm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

(Trích ngữ văn 6. Bộ Chân trời sáng tạo , nhà xuất bản Giáo dục 2021)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

b. Nêu đặc điểm của nhân vật dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích.

c. Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn trước khi chết? Em hiểu gì về lới khuyên ấy?

d. Từ đoạn văn trên em rút ra được bài học gì?

2
27 tháng 1 2022

Tham Khảo

Câu 1

Văn bản "dế mèn phiêu lưu kí" Tác giả : Tô Hoài

Câu 2 

Dế Mèn: khoẻ mạnh, cường tráng, tính tình kiêu căng, khinh thường người khác. Thích châm chọc, chế giễu kẻ yếu hơn mình, thích đùa nghịch những trò nguy hiểm và có tính tự cao tự đại luôn cho mình là mạnh nhất.

Dế Choắt: gầy yếu, nhút nhát, bộ dạng xấu xí, ăn ở luộm thuộm. Bởi cái tính nhút nhát của nên anh ta chả dám đụng đến ai hết.

 Câu 3:

– Dế choắt đã khuyên dế mèn : ” ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy ” . Qua đó, em thấy dế choắt là một người có lòng thương nghười, rộng lượng, luôn dang rộng vòng tay tha thứ cho người khác. Dế choắt còn rất tốt bụng khi không những không những tha thứ cho dế mèn mà còn khuyên dế mèn .

 
Câu 4 :

Bài học : Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt để gửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích.Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật mang đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường có của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thía những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó 

27 tháng 1 2022

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

trl : dế mèn phiêu lưu kí ,tô hoài

b. Nêu đặc điểm của nhân vật dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích.

trl:tk

Dế Mèn: khoẻ mạnh, cường tráng, tính tình kiêu căng, khinh thường người khác. Thích châm chọc, chế giễu kẻ yếu hơn mình, thích đùa nghịch những trò nguy hiểm và có tính tự cao tự đại luôn cho mình là sắp đứng đầu thiên hạ

Dế Choắt: gầy yếu, nhút nhát, bộ dạng xấu xí, ăn xổi ở thì . Bởi cái tính nhút nhát của nên anh ta chả dám đụng đến ai hết.

c. Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn trước khi chết? Em hiểu gì về lới khuyên ấy?

trl :Dế choắt đã khuyên dế mèn : ” ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy ,qua đó e thấy dế choắt là người có lòng bao dung thương ng và nhân hậu

d. Từ đoạn văn trên em rút ra được bài học gì?

trl : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình