K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm)

Ngoài phong tục dựng nêu, em còn biết những phong tục nào trong ngày Tết? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về phong tục đó.

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu ý nghĩa của việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc.

Bài đọc:

CÂY NÊU NGÀY TẾT VIỆT

        Tết Nguyên đán người Việt được xem là những ngày quan trọng nhất trong năm. Dù cả năm qua có làm ăn vất vả, cực nhọc hay đi xa chăng nữa thì dịp Tết, mọi người đều cố gắng trở về đoàn tụ bên gia đình và chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng cúng ông bà tổ tiên. Từ xa xưa nếp sống phong tục tập quán đó đã được dân gian đúc kết thành câu đối ý nghĩa: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

        Dựng nêu ngày Tết có cả dụng ý trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa trong năm cũ để đón năm mới. Theo tục lệ xưa, cây nêu được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp, hạ nêu vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Thân cây nêu thường làm bằng cây tre già dài khoảng 5 - 6 mét, ngọn nêu vươn cao, gắn với ước vọng về một năm mới bình yên, thuận hòa. Trên cây nêu treo những vòng tròn nhỏ và trên vòng tròn này treo một số đồ vật như các loại phướn, đèn lồng, cờ, câu đối, niêu đất chứa vôi, hoa tre, vàng mã,… Có địa phương treo các vật như lá bùa hình bát quái, nhánh xương rồng, cành lá dứa, bầu rượu bện bằng rơm, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, cá chép bằng giấy hay những chiếc khánh đất nung va đập vào nhau kêu leng keng giống chuông gió. Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng nhà để xua đuổi tà ma.

       Thời gian dựng cây nêu ở các địa phương cũng khác nhau, người Kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch để ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Một số dân tộc khác như đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái lại dựng cây nêu vào chiều 30 tháng Chạp âm lịch. Người H’Mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Giêng âm lịch, ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu, đồng bào dân tộc Sán Dìu dựng cây nêu trong lễ Cầu mùa.

         Trong nhịp sống hiện đại, con người tất bật lo toan, nhà chật, đất hẹp khiến nêu dần vắng bóng. Điều đáng mừng, những năm gần đây, ở nhiều địa phương và một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đã tổ chức thượng nêu để lưu giữ một tục lệ cổ truyền của người Việt. Mang ý nghĩa tạo lập hạnh phúc với con người, phong tục dựng nêu ngày Tết nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn một phong tục đẹp và lâu đời của Tết Việt.

(Theo Thế Dương, chuyên mục Tết Việt,

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

0
3 tháng 10 2018

+ Đối với nghề nông,đối với lao động:.....Ca ngợi thành quả lao động từ đôi bàn tay của những người nông dân ,đó là tinh thần yêu lao động ................

+ Đối với Trời, Đất và tổ tiên:.......Những thứ tự làm được từ sức mình , lại mang ngũ ý sâu sắc như vậy chính là cái đẹp nhất , tốt nhất mà không có gì sánh nổi.........

+ Đối với truyền thống văn hóa dân tộc:........Sự ra đời của bánh chưng ,bánh giầy và hằng năm làm bánh vào các dịp lễ Tết đã trở thành một truyền thống đẹp của nd ta .......

1.Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang , hạnh phúc & sức khỏe?2. Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.3. Tên của 1 mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?4. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác ?5. Đây là 1 hoạt động truyền thống mang...
Đọc tiếp

1.Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang , hạnh phúc & sức khỏe?

2. Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.

3. Tên của 1 mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?

4. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác ?

5. Đây là 1 hoạt động truyền thống mang lại sự may mắn của 2 con vật truyền thuyết biểu tượng của mùa xuân do các vũ công điều khiển

6. Ngày tết các thầy đồ thưởng làm gi`?

7. Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là … ?

8. Khoảng khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác … ?

9. Nghi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch gọi là gi`?

10. Một phong tục tập quán từ lâu đời của Việt Nam vào ngày tết ?

Nhanh thì mk thk , nhớ đúng mới đc

 

4
6 tháng 2 2018

1) Phúc,Lộc,Thọ

2)chúc tết

3)Măng cầu, dừa, đu đủ

4)tết ta

5)múa lân

6)viết câu đố, câu đối

7) người xông nhà

8)giao thừa

9)cúng ông công, ông táo

10)đi lễ chùa 

Bạn đúng rồi đó, bạn nhắn tin với mk đi, mk buồn lắm

cho mình xin nhận xét nha:Vào ngày Tết. những loại hoa lai đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, cũng quý nhưng em thích nhất là cây mai vàng đang trổ hoa trong ngày Tết bởi vì hoa mai có màu vàng tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái nhưng lại mang vẻ đẹp dịu dàng, đáng yêu, gần gũi với đời thường.Trước Tết, cây mai vàng chỉ còn lại những cảnh khẳng khiu, trụi lá. Thế nhưng gốc ai trông...
Đọc tiếp

cho mình xin nhận xét nha:

Vào ngày Tết. những loại hoa lai đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, cũng quý nhưng em thích nhất là cây mai vàng đang trổ hoa trong ngày Tết bởi vì hoa mai có màu vàng tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái nhưng lại mang vẻ đẹp dịu dàng, đáng yêu, gần gũi với đời thường.

Trước Tết, cây mai vàng chỉ còn lại những cảnh khẳng khiu, trụi lá. Thế nhưng gốc ai trông khỏe mạnh, vững chãi. Thân mai uốn lượn thật uyển chuyển. Nhìn cây trút lá, em cảm thấy buồn nhưng em biết rằng đó là một hi sinh cao cả, những chiếc là già nhường chỗ cho những chiếc lá non chào đời, tiếp tục vươn lên để hòa nhịp với cuộc sống đang hướng tới mùa xuân.

Đến ngày Tết, cùng với cảnh vật giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi ấm áp. Cây mai vàng làm đẹp cho Phòng khách

, đậm đà hương vị của ngày Tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì đẹp, ý nghĩa biết nhường nào.

Tết qua đi, mai kết trái. Những chùm quả nhỏ cũng thật là duyên dáng. Trái chín có màu đen óng ánh như hạt cườm. Từng chùm trái kết trên từng tán lá đã tạo nên một vẻ xum xuê, trù phú. Nhìn mai đơm bông, kết trái trong ngày Tết, ngày xuân, con người sẽ hình dung sự no ấm, hạnh phúc, an khang thịnh vượng của gia đình mình trong năm mới.

Hình ảnh cay mai ngày Tết đã làm cho tâm hồn em thêm phong phú. Em rất mong vẻ đẹp của hoa mai mà năm tới gia đình em sẽ gặp nhiều may mắn.

5
20 tháng 2 2018

hay nhưng câu đầu nghe lủng củng quá

20 tháng 2 2018

Có 1 chỗ viết sai chính tả

Rời rạc, thiếu tính thống nhất

Kb nha.

Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị...
Đọc tiếp

Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị thần để biết hỏi cách biết người già nhất. Vâng lệnh vua, đoàn sứ giả lên đường. Vị thần đầu tiên họ gặp là Thần Sông. Thần Sông mặc áo trắng, tóc mềm như nước, nghe sứ giả hỏi bèn lắc đầu trả lời : – Ta ở dây đã lâu nhưng chưa bằng mẹ ta. Hãy đến hỏi mẹ ta. Mẹ ta là Biển Cả. Thần Biển mặc áo xanh biếc đang ru con bằng những lời sóng vỗ. Được hỏi, thần Biển chỉ tay lên ngọn núi xa xa và nói : – Hãy hỏi Thần Núi, Thần còn sinh ra trước cả ta. Khi ta lớn lên thì Thần Núi đã già rồi. Đoàn sứ giả lại lặn lội đến gặp Thần Núi, Thần Núi da xanh rì vì rêu bám cũng lắc đầu chỉ tay lên trời : – Hãy đến hỏi Thần Mặt Trời. Lúc ta mới chào đời, ta đã phải nhắm nghiền mắt vì nắng của Thần. Thần Mặt Trời còn có trước cả ta. Làm sao đến được chỗ Thần Mặt Trời. Đoàn sứ giả thất vọng quay về. Đến một khu rừng, họ gặp một bà lão nét mặt buồn rầu ngồi chăm chú trước cây hoa đào. Đoàn sứ giả đến gần hỏi: – Thưa cụ, tại sao  cụ lại ngồi đây ? Bà lão trả lời : – Tôi đến đây để hái hoa đào. Thuở trước, con tôi đi xa, cây đào này đang nở hoa. Bây giờ, mỗi lần hoa đào nở, tôi lại ra hái một bông hoa để về nhớ đến con tôi. Một ý nghĩ vụt lóe lên, đoàn sứ giả xin phép bà lão trở lại kinh đô. Họ tâu lên vua việc gặp bà lão hái hoa đào tính thời gian chờ con. Nhà vua vốn thông minh nên nghĩ ra cách tính tuổi con người: Cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi. Sau này người ta mới biết mười hai lần trăng tròn rồi khuyết, hoa đào mới nở một lần. Lại kể về chuyện nhà vua, sau khi tìm được cách tính tuổi, ông rất vui mừng, cảm động và nhớ đến bà lão hái hoa đào, nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết. Phong tục ấy còn truyền mãi đến bây giờ.”

                                           Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào? Hãy kể tên một số văn bản cũng viết theo thể loại ấy?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?

Câu 5. a. Khi “nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày, ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết.” thì em hiểu ba ngày ba đêm đó là những ngày nào của Tết nguyên đán hiện nay?

b. Hãy kể ra một vài phong tục trong ngày Tết của quê em?

c. Em có suy nghĩ gì về những phong tục này?

Câu 6. Em hãy giải thích nghĩa của từ:  sứ giả, phong tục?

3
11 tháng 3 2022

Bài nào bạn??

11 tháng 3 2022

Bài đọc dou??

12 tháng 5 2017

- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre? Liệu có loài cây nào đã được hiện diện oai hùng trong huyền thoại ngay từ những ngày lập nước như cây tre của Thánh Gióng? Liệu có loài cây nào được hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước như cây gậy trúc của ông Bụt hiền từ? Liệu có loài cây nào đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”?Cây tre vì thế, gắn bó ruột rà với mỗi người dân Việt Nam. Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Nhà văn đã vinh danh cây tre Việt Nam bởi tất cả sự tham dự của nó vào đời sống văn hóa Việt Nam. Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

1)Hãy tìm các dẫn chứng trong đoạn văn thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người, dân tộc Việt Nam. Từ các dẫn chứng ấy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

2)Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết vì sao cây tre được xem là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam?

1
20 tháng 8 2016

1)

Các dẫn chứng:

* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.

- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.

- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.

- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

2)

Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:

-  Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)

- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)

Mai đào bừng nở xuân đất ViệtLộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận...
Đọc tiếp

Mai đào bừng nở xuân đất Việt

Lộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …

Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.

Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận được dư âm của mùa đông vẫn còn. Nhưng cái rét bao trùm lên mọi cảnh vật không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã ngọt hơn.

Nhìn lên bầu trời, tôi tưởng như đêm qua có một bàn tay nào đó đã gội rửa vòm trời sạch bóng. Những đám mây dày chầm chậm trôi như đang còn ngái ngủ. Dường như mây cũng lười biếng một chút trong ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây tan dần. Một vài tia nắng yếu ớt rẽ đám mây khó tính rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng thêm đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với bố mẹ.

Tôi đưa mắt nhìn khắp phố. Con đường phố tôi như chàng thanh niên tràn đầy sức sống vừa được nàng xuân ban tặng một chiếc áo mới. Đó là nhờ sự điểm tô của một vài nhánh lộc xanh nhú ra từ cành bàng khẳng khiu đầu phố, là âm thanh của những chú chim chuyền cành hót ríu rít như chờ đợi rất lâu câu chuyện đón xuân về, là những khẩu hiệu, bang rôn màu đỏ, màu vàng được treo khắp đó đây, là tiếng cười nói, chúc tụng hân hoan của người đi chơi Tết. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường.

Bỗng có mùi hương trầm đánh thức khứu giác của tôi. Mùi hương ấy đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê không có dịp gặp gỡ người thân trong dịp Tết.

Người đi chơi Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, nét mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, buồn bã được gửi lại sau cánh cửa giao thừa đã khép lại đêm hôm qua. Giờ đây chỉ còn niềm hân hoan đón chờ những điều tốt đẹp sắp đến của một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ quần áo mới tươi cười nhận những phong bao lì xì màu đỏ may mắn.

Ngày xuân chính là dịp mọi người đoàn tụ, về với gia đình. Những mâm cỗ được dọn ra trong sự hân hoan, sum vầy của mọi người. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ai cũng mong chờ khi mùa xuân đến. Tôi lặng lẽ đứng ngắm quanh cảnh buổi sáng đầu năm ở khu phố, lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa và con người đã đem đến cho cảnh sắc nơi đây. Tôi ước gì thời gian ngừng lại để tôi có thể thả hồn vào trong khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

Hãy xác định mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn trên

1
27 tháng 7 2022

Mai - mới là mở bài . Sáng sớm - may mắn là thân bài. Đoạn còn lại là kết bài

29 tháng 8 2016

Bánh chưng,bánh giầy  gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
Ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng để cúng gia tiên. Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời mà có lẽ mãi mãi về sau cũng không thể biến mất trong tâm thức người Việt.

29 tháng 8 2016

thanks bạn rất nhìu Ken Tom Trần

21 tháng 11 2021

 Từ xưa đến nay, mỗi khi Tết đến thì những phong tục văn hóa của dân tộc Việt Nam lại được sử dụng rất phổ biến. Nhất là phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào những ngày mùng 1, mùng 2 Tết. Đây là một trong những việc mà năm nào vào Tết dân tộc ta cũng tổ chức làm. Đây còn là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Qua việc duy trì phong tục làm bánh chưng, bánh giầy đã thể hiện dân ta là một dân tộc có văn hóa. Yếu quê hương đất nước và những văn hóa của Tổ quốc. Những hành động cao cả và thiêng liêng này luôn được mọi người tôm trọng và giữ gìn mãi về sau.

* Từ láy: thiêng liêng

* Từ đơn: bánh

* Từ phức: phong tục

HT