K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Họ tên: ………………………...Lớp: …………… KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆTThời gian: 45’I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền...
Đọc tiếp

Họ tên: ………………………...

Lớp: ……………

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian: 45’

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.

1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau.

c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1,5đ)

Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Có mấy kiểu nhân hóa, kể tên?

III/ PHẦN BÀI TẬP: (2,5đ)

1/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì? (Kiểu hoán dụ) (1đ)

a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh)

b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)

2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (Là động từ, cụm động từ, tính từ …) (1đ)

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

3/ Đặt 2 câu theo yêu cầu sau: (0,5đ)

a/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại việc tốt em mới làm được.

b/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.

9
6 tháng 11 2016

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

6 tháng 11 2016

nhìn hao cả mắt

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.- Bà ơi! – Em bé reo lên. – Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.

- Bà ơi! – Em bé reo lên. – Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.”

                                                                 (Trích: Cô bé bán diêm của An-đéc-xen)

 

Câu 1: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính? Truyện thuộc thể loại nào?

Câu 2: “Chí nhân” có nghĩa là vô cùng nhân từ, hết mực yêu thương (Chí: rất, hết mực; nhân: nhân từ, yêu thương). Em hãy tìm ít nhất một từ có yếu tố chí và giải thích nghĩa của từ đó.

Câu 3: Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Đặt một câu có sử dụng một trong những từ láy em vừa tìm được.

Câu 4: Nếu có một điều ước dành cho trẻ em trên thế giới hiện nay, em sẽ ước điều gì?

Câu 5: Viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật chính trong đoạn trích trên.

1
24 tháng 10 2021

giúp mình nhé mình đang cần gấp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:     “Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.

Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về.

Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay.”                                                                 

  (Theo Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan, Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1, trang 61,62- NXB Giáo dục - 1989)

 

Câu 1.

a. Kể tên những nhân vật có trong đoạn trích?

b. Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về đặc điểm của các nhân vật?

Câu 2.

aChỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên?

b. Xác định ngôi kể của đoạn trích?

Câu 3.

a. Chỉ ra trạng ngữ trong câu văn được in đậm và nêu tác dụng của trạng ngữ vừa tìm được.

b. Đặt một câu với một trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 4. Câu: Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về” là lời của ai? Mục đích của câu nói này là gì?

Câu 5. Viết đoạn văn ngắn (15 DÒNG) kể lại một đoạn trong một truyện cổ tích mà em thích

1
22 tháng 10 2021

Câu 1 :Đoạn văn trên trích trong truyện Thạch Sanh,

              -Phương pháp biểu đạt tự sự.

   Câu 2 Những chi tiết thần kì :

-Trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.

-Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.  

    (Trong thực tế không có loài nào có phép lạ,mà phải lập miếu thờ =>chi tiết thần kì)

  Câu 3

Lí Thông: Kẻ gian dối, lừa gạc người khác,lợi dụng lòng tin của người khác...

Thạch Sanh: Thật thà,tốt bụng,nhân ái....

   Câu 4

Văn bản đã giúp em hiểu :

Phải sống thật chân thật,nhân ái.

                    Ở hiền gặp lành

Ta là sứ giả của nước Đại Việt. Suốt mấy năm nay, ta phụng sự cho nhà vua - một người hết lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, nhà vua hết sức tin dùng và quý mến người tài. Vì thế, lần này người đã phái ta đi đến các ngôi làng tìm kiếm người tài về giúp ngài cai trị đất nước.

Một ngày, khi đi qua ngôi làng nọ, ta nhìn thấy có hai cha con đang cùng nhau cày ruộng. Thế là, ta nảy lên sự tò mò, thử đặt một câu hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

Tuy nhiên, thật bất ngờ khi người trả lời ta lại là người con chứ không phải người cha:

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

Nghe cậu bé hỏi ngược lại như thế, ta nhận ra ngay cậu chính là nhân tài mà mình luôn tìm kiếm. Thế là, ta vội thúc ngựa về bẩm tấu cho nhà vua. Biết được câu chuyện nhà vua mừng lắm, nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định sẽ thử cậu bé thêm lần nữa. Ngài ban cho làng cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp, yêu cầu một năm sau phải nộp lên chín con trâu. Trước lời đố đó, ta vô cùng thấp thỏm, không biết cậu bé sẽ trả lời thế nào. Một thời gian sau, khi ta đang cùng nhà vua bàn việc trong thư phòng, thì nghe tiếng khóc ầm ĩ ở trước cửa cung. Thấy lạ, nhà vua cho mời vào. Ta nhận ra ngay đó chính là cậu bé thông minh đó. Cậu ta khóc lóc đòi nhà vua bảo bố sinh em cho mình. Trước lời đề nghị vô lý đó, nhà vua vô cùng khó xử. Đúng lúc ấy, cậu bé hỏi ngược lại nhà vua, sao lại bắt làng cậu chăm cho ba con trâu đực đẻ ra chín con trâu con. Nghe thế, nhà vua liền nhận ra mình đã bị bẫy ngược rồi. Nhà vua vừa lòng lắm.

Nhưng để cho cả triều đình cùng tin tài của cậu, người cho thử tài lần thứ ba. Ngài sai ta đem một con chim sẻ nhỏ đến, yêu cầu cậu bé làm thành ba mâm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé bảo ta đem về cho vua một cây kim, nhắn rằng. nhờ ngài mài kim thành một con dao thật sắc để mổ thịt chim. Lần này, ai cũng tâm phục khẩu phục.

Một hôm nọ, sứ giả của nước láng giềng sang chơi, mang theo một câu đố vô cùng khó. Biết đây là ý muốn thăm dò xem nước ta có người tài không của họ, nhà vua vô cùng tức giận. Đúng lúc mọi người đang vò đầu bứt tai để suy nghĩ, ta nhớ ngay đến cậu bé thông minh kia. Được sự đồng ý của nhà vua, ta đem câu đố đến chỗ cậu. Nào ngờ, trước câu hỏi cả triều đình đều bó tay ấy, cậu vừa nghe đã giải được ngay. Không những thế, còn đọc đáp án thành bài đồng dao:

“ Tang tình tang ! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang…”

Nhờ trí thông minh của cậu bé, mà triều đình ta giải được câu đố khó. Khiến sứ giả phải e dè. Sau sự kiện lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên trẻ tuổi nhất. Còn ta, được nhà vua thưởng hậu hĩnh vì đã tìm được người tài cho đất nước.

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh...
Đọc tiếp

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.
Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là:
A. Sự ngưỡng mộ sơn tinh, lòng căm ghét thủy tinh
B. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh
C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta
D. cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc
Câu 3: Truyện Thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?
A. Sức mạnh của nhân dân
B. Công bằng xã hội
C. Cái thiện chiến thắng cái ác
D. Ý kiến của em :
Câu 4: Tiếng cười trong truyện Em Bé Thông Minh có ý nghĩa gì?
A. Đả kích,phê phán quan lại,vua chúa
B. Thể hiện sự yêu quý nhân vật chính, niềm vui sướng trước chiến thắng của nhân vật
C. Ca ngợi tài trí của nhân dân lao động
D. Ý kiến của em:

GIÚP TỚ VỚI ! MAI CÔ KT RỒI

 

 

5
28 tháng 10 2016

1.A

2.C

3.C

4.B

28 tháng 10 2016

Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.

Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày

Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậuchỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉnắn nón được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạch, trông rất xấu.Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miếtmài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, câu bèn hỏi:- Bà ơi, bà làm gì...
Đọc tiếp

Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu
chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ
nắn nón được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạch, trông rất xấu.
Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết
mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, câu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?
Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?
Bà cụ ôn tồn giảng giải:
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như
cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. Cậu bé hiểu ra,
quay về nhà học bài.

(Theo truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì? Hãy đặt cho văn bản trên một
nhan đề phù hợp?

Câu 2: Tìm các từ láy cho trong văn bản trên?
Câu 3: Trạng ngữ là gì? Hãy tìm trạng ngữ có trong câu văn:
“Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết
mài vào tảng đá ven đường.”

Câu 4: Câu nói dưới đây giúp em liên tưởng đến thành ngữ nào?
Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim".
Câu 5 : Từ câu chuyện trên, em hãy viết khoảng 3-4 câu văn nêu 03 biểu hiện thể
hiện sự chăm chỉ sẽ làm nên thành công.
Câu 6 : Hãy nhập vai một nhân vật trong truyện và kể lại truyện cổ tích mà em yêu
thích nhất.

mn giúp mình với mình đang cần gấp
1
28 tháng 2 2022

1.tự sự. nhan đề là : có công mài sắt có ngày nên kim

2.từ láy là:nguệch ngoạc , mải miết , ôn tồn , 

3.trạng ngữ là thành phần phụ của câu , có nhiệm vụ làm dấu hiệu nhận biết ,xác định thời gian ,nguyên nhân ,nơi chốn,mục đích của 1 sự vật hiện tượng.Trạng ngữ xuất hiện trong câu để trả lời cho câu hỏi như:ở đâu?khi nào?tại sao?bằng cách nào?để làm gì?trạng ngữ trong đoạn văn là : Một hôm trong lúc đi chơi

4.liên tưởng đến câu thành ngữ : siêng học siêng làm // có chí thì nên

5. cuộc sống vốn có nhiều khó khăn trở ngại,nhưng chỉ cần có lòng kiên trì,nhẫn nại,bền bỉ,biết đầu tư công sức thì sẽ vượt qua tất cả .bởi ko có việc gì khó khăn,chỉ sợ ta ko có ý chí.công việc dù gian nan đeens đâu chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công,sẽ đạt đc ước mơ.

6. câu chuyện có công mài sắt có ngày nên kim như trên . thay cậu bé,cậu=tôi hoặc thay bà cụ=tôi (chú ý: những lời thoại ko đc thay mà để yên như thế. nếu đóng vai cậu bé thì đoạn đầu ko" ngày xưa ..." nữa mà thay vào đấy là:"tôi là 1 cậu bé ko có lòng kiên trì , làm việc gì cũng mau chán . mỗi  ......."rồi tự thay vào)

Câu 1 : Đọc các ví dụ sauVD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không ngheVD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấyVD3 : Da cô ấy rất ăn nắnga) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốcCâu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúnga) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc

Câu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúng

a) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp như một bức tranh quê

b) Đôi mắt bà tròn se và long lanh trông thật hiền dịu

Câu 3: Đọc đoạn trích sau

Chốc chốc , ngước mặt khỏi trang giấy , tôi thấy thầy Ha- men đưng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy … Bạn nghĩ mà xem ! Từ bốn mươi năm nay , thầy vẫn ngồi ở chỗ đó , vóc khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên .

a) Gạch những danh từ có trong đoạn trích

b) Nhặt ra những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên

Câu 4: Viết một đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 dòng ) với chủ đề người thân yêu nhất của em . Trong đó có sử dụng cụm danh từ , gạch dưới cụm danh từ đó.

1
24 tháng 11 2016

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

Từ ăn ở ví dụ 1 là nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc.

Nó đang ăn cơm với gia đình.

Bạn lưu ý nhé, nếu đăng bài chỉ nên đăng riêng câu hỏi và khj viết câu hỏi bạn viết zùm mình không in đậm nhé! CHứ nhìn vậy mình ko hiểu gì hết ( các bạn khác )

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?Câu 3...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”
Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.

Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về
nhân vật Dế Mèn đoạn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” ( Tô Hoài). Qua nhân vật Dế
Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?

Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm của em ( Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê,
với một người thân, với con vật nuôi.

ĐỀ 2
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU
(5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi
trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên,
đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu
bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng
đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó
thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU
(6,0 đ). Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu cho bên dưới vào
giấy kiểm tra.

“…Bi-nô mở ra cho tôi những kích thước mới của cuộc sống bằng bản liệt kê dài dằng dặc
của nó về những cái thú ở đời.

Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày
mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón
nhận được những cảm xúc tuyệt vời! Bi-nô bảo tôi thế và nó dẫn tôi đến dưới mái tôn che dọc
hành lang chạy xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn nằm nghe mưa rơi.
Mưa đối với tôi không phải là cái gì đó xa lạ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nghe mưa dưới mái tôn.
Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.

Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.
Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu. Nghe như ông trời đứng rải đá từ trên
cao. Nghe như ai đó đang thét gào giận dữ. Cuối cùng là nghe như mái nhà sắp sập xuống đè
bẹp chúng tôi.
Tai ù như xay lúa, tôi rúm người lại, run bần bật, đuôi cụp vào giữa hai chân.
Bi-nô gãi mõm vào tai tôi:
Mày sao thế? Sợ à?
Ừ - Tôi lắp bắp.
Sợ nhưng mà thích chứ?
Bi-nô lại hỏi. Câu hỏi thật kì cục, nhưng tôi gật đầu ngay:
- Thích.

Được sợ hãi, đúng là một cái thú. Hèn gì chị Ni thích nghe chuyện ma và thằng Bi-nô ngày
nào cũng trèo lên căn gác gỗ.
Khi nỗi sợ đi qua, tôi sung sướng bắt gặp mình nằm dán vào bộ lông dày và ấm của Bi-nô.
Hai đứa thò đầu ra khỏi gầm chạn, lặng lẽ ngắm mưa rơi.”
(Trích,
Những người bạn trong “Tôi là Bê-tô”- Nguyễn Nhật Ánh; SGK/T36, Ngữ
văn 6 KNTT)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 2 (0,5 điểm). “Tôi” được Bi-nô dẫn đi trải nghiệm một điều thú vị, đó là điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn miêu tả hành động, tâm trạng sợ hãi của “tôi” khi nghe mưa
dưới mái tôn. Gạch chân từ láy và biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn ấy.

Câu 4 (1,0 điểm). Tác giả chọn người kể chuyện, cách miêu tả các nhân vật trong đoạn trích phù
hợp với đặc điểm hình thức của thể loại nào mà em đã học?

Câu 5 (1,0 điểm). Nhờ đâu để “tôi” vượt qua nỗi sợ hãi khi ngắm mưa dưới mái tôn? Từ hành
động, tâm trạng, cảm xúc của “tôi”, em cảm nhận “tôi” là con vật như thế nào?

Câu 6 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 7 (1,0 điểm). Bài học em rút ra từ trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích là gì?
II. VIẾT (4đ).
Câu 8 (4,0 điểm). Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thành công hay thất bại của em
 

0
IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:     “Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.

Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về.

Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay.”                                                                 

  (Theo Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan, Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1, trang 61,62- NXB Giáo dục - 1989)

 

Câu 1.

a. Kể tên những nhân vật có trong đoạn trích?

b. Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về đặc điểm của các nhân vật?

Câu 2.

aChỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên?

b. Xác định ngôi kể của đoạn trích?

Câu 3.

a. Chỉ ra trạng ngữ trong câu văn được in đậm và nêu tác dụng của trạng ngữ vừa tìm được.

b. Đặt một câu với một trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 4. Câu: Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về” là lời của ai? Mục đích của câu nói này là gì?

3

Câu 1.

a. Kể tên những nhân vật có trong đoạn trích?

Lí Thông; Thạch Sanh; mẹ Lí Thông; con chằn tinh; Quan quân; 

b. Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về đặc điểm của các nhân vật?

Lí Thông: Kẻ gian dối, lừa gạc người khác,lợi dụng lòng tin của người khác...

Thạch Sanh: Thật thà,tốt bụng,nhân ái....

  Câu 2 a. Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên?

Những chi tiết thần kì :

-Trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.

-Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.  

    (Trong thực tế không có loài nào có phép lạ,mà phải lập miếu thờ =>chi tiết thần kì)

b. Xác định ngôi kể của đoạn trích?

Ngôi kể thứ 3