Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm và sự kết nối của loài người. Nếu con người nâng niu, trân trọng và bảo vệ môi trường sinh thái, sự sống sẽ được phát triển và con người cũng có một cuộc sống hạnh phúc. Ngược lại, nếu con người ích kỉ, vô tâm, gây tổn hại đến môi trường thì con người sẽ phải chịu nhiều hậu quả khôn lường.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn viết về sự thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone.
- Chú ý các chi tiết về những nhân tố góp sức trong quá trình phục hồi tầng ozone.
Lời giải chi tiết:
Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone không chỉ là những cá nhân cụ thể mà còn có sự góp sức của công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.
- Thông điệp: Con người không nằm ngoài quy luật sinh tồn của vạn vật, không những có cái chết mà còn bị đe dọa tuyệt chủng. Vậy nên, nếu không tự hoàn thiện mình, con người sẽ rơi vào nguy cơ bị xóa sổ.
- Thông điệp: Trong nghịch cảnh thường sẽ phát kích sức sáng tạo để tìm ra giải pháp cho các vấn đề.
- Thông điệp: Cái chết là một phần của sự sống, cuộc sống này hữu hạn. Do đó, con người cần sống một cuộc đời có ích.
https://khoahoc.vietjack.com/question/883086/ngoai-viec-biet-them-cac-thong-tin-khoa-hoc-ve-trai-dat-ban-con-nhan-duoc-nhung-thong-diep-gi-tu-van
- Có thể đổi nhan đề văn bản Sự sống và cái chết thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
- Lí do khiến tác giả chọn một nhan đề cô đọng và mang hàm nghĩa lớn hơn là Sự sống và cái chết là vì nhan đề này ngắn gọn và nó cũng bao hàm ý nghĩa, vấn đề và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
a) Những thông tin được cung cấp trong hình ảnh: mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực qua từng năm, từ 1979 đến 2019. Qua thang đo biểu thị “độ dày” của lớp ozone trong khí quyển và hình ảnh mô phỏng, có thể nhận ra mức độ thủng, quá trình “thủng” và quá trình phục hồi tầng ozone.
b) Các thông tin đó được trình bày dướ dạng ngôn ngữ (qua con số ghi năm và ghi chí thang đo) và phi ngôn ngữ (qua hình ảnh, màu sắc, hình khối).
c) Hình ảnh này mô phỏng phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực từ 1979 đến 2019, tái hiện mức độ thủng, quá trình “thủng” và quá trình phục hồi tầng ozone trong giai đoạn trên.
a. Những thông tin được cung cấp trong hình ảnh
- Các con số thể hiện các mốc thời gian từ 1979 đến 2019
- Hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng Ozone ở Nam Cực
- Thang đơn vị biểu thị độ dày của tầng Ozone trong khí quyển
b. Các thông tin được trình bày một cách khoa học: hình ảnh mô phỏng sắp xếp theo trục thời gian, thang đơn vị được chú thích ở cuối và dưới cùng là tên hình ảnh, nguồn.
c. Tác dụng
- Cho thấy sự thay đổi tầng Ozone qua các năm cùng xu hướng tăng dần của diện tích lỗ thủng tầng Ozone
- Làm nổi bật được sự nỗ lực phục hồi tầng Ozone của con người vào năm 2019
- Thông tin được biểu đạt cô đọng, trực quan, hệ thống, giúp người đọc nắm bắt một cách dễ dàng, hiệu quả.
- Giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá” có mối quan hệ tác động. Để “tiến hóa” thì phải “đấu tranh sinh tồn”, không có sự đấu tranh để sinh tồn thì không có sự phát triển, hoàn thiện.
- Giữa “sự sống” và “cái chết” có mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời. Cái chết là một phần của sự sống, cái chết cho phép sự sống tiến lên.
- Ngôn ngữ của văn bản trên đã đáp ứng được tính ngắn gọn, rõ ràng cần thiết của một bản tin.
- Em có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là trận chiến. Bởi để phục hồi tầng ozone là quá trình lâu dài cần có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra các giải pháp giúp phục hồi tầng ozone và ý thức của mỗi cư dân đang sống trên trái đất.
- Vấn đề đang được quan tâm trên thế giới hiện nay và cần đến những nỗ lực toàn cầu là vấn đề về rác thải nhựa.
+ Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR). Việc quản lý chất thải nhựa không tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.
+ Mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa khi không được tái chế hoặc xử lý một cách có kiểm soát, sẽ tạo ra phát thải khí nhà kính khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời cả trong không khí và nước.
+ Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh hàng năm. Hoạt động xử lý CTRSH ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.
- Về vấn đề suy giảm rác thải nhựa hiện nay vẫn chưa thật sự được giải quyết triệt để, sự nỗ lực toàn cầu chưa được áp dụng triệt để trong việc này, trên thế giới vẫn còn nhiều người dân chưa ý thức rõ về sự nguy hại của rác thải nhựa và chưa có sự đồng lòng toàn cầu hợp sức giải quyết vấn đề.
Em nghĩ sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất là một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra nếu như con người không biết cách để bảo vệ môi trường, trân trọng và giữ gìn nguồn tài nguyên trái đất đang dần cạn kiệt.