Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: thân bò, lá, thân rễ củ, rễ có thể phát triển thành cây mới trong điều kiện có độ ẩm . Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Câu 4. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Lúa gạo.
B. Ngô.
C. Mía.
D. lúa mì.
Câu 5. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là
A. vật liệu.
B. nhiên liệu.
C. nguyên liệu.
D. vật liệu hoặc nguyên liệu
Câu 6. Để có một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lí ta nên làm gì?
A. Kiên trì chạy bộ.
B. Liên tục ăn các chất dinh dưỡng.
C. Ăn đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng.
D. Tập trung vào việc học nhiều hơn.
Câu 7: Chất nào có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có 1 cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật?
A. Chất đạm
B. Chất bột
C. Chất béo
D. Vitamin và chất khoáng
Câu 8: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
A. nước biển
B. nước cất
C. nước khoáng
D. gỗ
Câu 9: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:
A. tính chất của chất.
B. thể của chất.
C. mùi vị của chất.
D. số chất tạo nên.
Câu 10: Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. nghiền nhỏ muối ăn
B. đun nóng nước
C. vừa cho muối ăn vào vừa khuấy đều
D. bỏ thêm đá
Câu 11: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. hỗn hợp nước đường.
B. hỗn hợp nước muối
C. hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
D. hỗn hợp nước và rượu.
Câu 12. Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là:
A. dung dịch
B. huyền phù
C. nhũ tương
D. chất tinh khiết
Câu 13. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?
A. Nước muối
B. Nước phù sa
C. Nước trà
D. Nước máy
C
C