K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2022

Tây Ninh

22 tháng 2 2022

tây ninh

Trình bày sự phân bố dân cư nước ta? GIẢINước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi....
Đọc tiếp

Trình bày sự phân bố dân cư nước ta?

GIẢI

Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

2
11 tháng 12 2016

Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

12 tháng 12 2016

Trình bày rất khoa học

13 tháng 2 2018

Cây công nghiệp quan trọng nhất là cây chè.

Thế mạnh trong việc khai thác khoáng sản và thuỷ điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng.
- Đây là vùng giàu nhất nước ta về khoáng sản (than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn; sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang; thiếc ở Cao Bằng, chì - kẽm ở Bắc Cạn, apatit ở Lào Cai, đồng ở Sơn La...).
- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, tập trung trên hệ thống sông Hồng (37% trữ lượng cả nước).

* Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp.
Diện tích rộng, có nhiều loại đất, khí hậu với một mùa đông lạnh thích hợp với việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt.

* Thế mạnh về chăn nuôi gia súc.
- Có diện tích rộng, khí hậu mát mẻ nên có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
- Có trồng nhiều hoa màu nên nguồn thức ăn dồi dào, chăn nuôi lợn phát triển.

* Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Du lịch sinh thái ở Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể.
- Du lịch hướng về cội nguồn ở Đền Hùng, Pác Bó.
- Du lịch biển ở vịnh Hạ Long.

* Có điều kiện để phát triển kinh tế biển.
- Du lịch biển ở Quảng Ninh (vịnh Hạ Long).
- Nuôi trồng, khai thác hải sản (vùng biển Quảng Ninh và các đảo).

30 tháng 4 2019

Miền nam bao gồm 8 tình thành như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang, với tổng diện tích 30,6 nghìn km2, với 15,2 triệu người đang sinh sống, có cơ cấu GDP ở miền nam bao gồm công nghiệp xây dựng chiếm 59 %, dịch vụ chiếm 33,2%, nông – lâm – ngư chiếm 7,8%.
Vị trí địa lý của miền nam nằm giữa bản lề tây nguyên với duyên hải nam trung bộ và đồng bằng sông cửu long.
Tài nguyên thiên nhiên tại miền nam rất giàu có và phong phú, đặc biệt nhất là khí đốt và giàu mỏ, tại vùng kinh tế trọng điểm miền nam tập trung khai thác tổng hợp 3 nguồn: khoáng sản, biển và rừng.
Nổi bật: tại vùng kinh tế trọng điểm miền nam tập trung nhiều dân cư cho nên có lượng lao động dồi dào, lại thêm trình độ chuyên môn và cách tổ chức sản xuất trình độ cao, kèm theo đó là sự đầu tư về cơ sở vật chất mạnh giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vô cùng phát triển.

30 tháng 4 2019

:-)

17 tháng 5 2019

- Sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chủ yếu chảy về Đông Nam Bộ: sông Đồng Nai. Sông chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ: sông Ba. Sông chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia và hội lưu với sông Mê Công là: Xê-rê-pôk, Xê-xan.

- Ý nghĩa :

      + Bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước chính cho Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và nước sinh hoạt cho dân cư.

      + Tây Nguyên có địa hình cao xếp tầng, đầu nguồn của các dòng sông chảy về Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Bắc Cam-pu-chia. Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng lãnh thố rộng lớn phía nam đất nước và một phần lưu vực sông Mê Công.

15 tháng 12 2017

-Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

- ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.
+ Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
+ Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.
+ Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

15 tháng 12 2017

- Thế mạnh về vị trí và cơ sở hạ tầng: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển. Vùng gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Nam Trung bộ có sân bay Đà Nẵng là một trong 3 cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam. Vùng còn có nhiều sân bay nội địa như Phú Cát (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hoà)… cùng hàng ngàn km đường bộ, đường sắt. Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam)… tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng và tạo thành con đường huyết mạch trên biển thông thương với khu vực và thế giới. Vùng có nhiều khu kinh tế mở như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.

-Thế mạnh về kinh tế biển: Đây là tài nguyên lớn nhất và đặc trưng của vùng, bao gồm: Nguồn lợi hải sản: Vùng chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 60.000 ha, có thể nuôi trồng các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) trên các loại thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế: Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”. Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.

- Thế mạnh về khoáng sản: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng, cao lanh, ti tan... Ngoài khơi còn có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt.

- Thế mạnh về nhân lực: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, một bộ phận lao động có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt hải sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận được với sản xuất hàng hoá, giá nhân công rẻ. Nguồn lao động của địa bàn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khả năng tham gia các chương trình về hợp tác quốc tế về lao động.

- Thế mạnh về du lịch: Vùng này có những bờ biển đẹp như Quy Nhơn, Ninh Chữ, Sa Huỳnh và nhiều suối nước nóng. Ngoài khơi nhiều đảo đá lớn, nhỏ. Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng du lịch dồi dào, với sự kết hợp hài hoà giữa biển và núi, có nhiều vịnh đẹp như Dung Quất, Đại Lãnh, Văn Phong. Nơi đây có nhiều di tích như thành cổ Trà Bàn và các tháp Chàm. Đặc biệt, Đà Nẵng - Quảng Nam là vùng đất gắn liền với văn hoá Sa Huỳnh, có nhiều cung điện, đền đài, thành quách uy nghi, tráng lệ, vẫn còn để lại nhiều dấu tích ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu... Ngoài ra còn các danh lam thắng cảnh Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân,... các bãi biển Mỹ An, Non Nước với dải cát trắng mịn kéo dài

25 tháng 3 2022

A.Tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia                        

25 tháng 3 2022

Ý nào sau đây không phải đặc điểm vị trí địa lí của vùng ĐNB?

A.Tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia                                     B.Tiếp giáp với vùng Bắc Trung Bộ.

C.Có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng giàu khí          D. Gần đường hàng hải quốc tế.

Câu 1:Vùng Đông Nam Bộ gồm có mấy tỉnh,thành phố?A.5B.6C.7 D.8Câu 2:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?A.Bình PhướcB.Tây NinhC.Đồng NaiD.Long AnCâu 3:Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam BỘ?A.Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khácB.Số dân vào loại trung bìnhC.Dẫn đầu cả nước về GDP,giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 ở nước taD.Giá trị xuất khẩu đúngCâu 4:Hai loại đất chiếm diện...
Đọc tiếp

Câu 1:Vùng Đông Nam Bộ gồm có mấy tỉnh,thành phố?

A.5

B.6

C.7 

D.8

Câu 2:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A.Bình Phước

B.Tây Ninh

C.Đồng Nai

D.Long An

Câu 3:Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam BỘ?

A.Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác

B.Số dân vào loại trung bình

C.Dẫn đầu cả nước về GDP,giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 ở nước ta

D.Giá trị xuất khẩu đúng

Câu 4:Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:

A.Đất xám và đất phù sa

B.Đất badan và đất feralit

C.Đất phù sa và đất feralit

D.Đất badan và đất xám

Câu 5:Quy mô công nghiệp theo thứ tự thấp dần

A.TPHCM,Biên Hòa,Vũng Tàu,Thủ Dầu Một,Tây Ninh

B.TPHCM,Biên Hòa,Thủ Dầu Một,Vũng Tàu,Tây Ninh

C.TPHCM,Thủ Dầu Một,Biên Hòa,Vũng Tàu,Tây Ninh

D.TPHCM,Thủ Dầu Một,Biên Hòa,Tây Ninh,Vũng Tàu

Câu 6:Nhà máy thủy điện trị An nằm trên sông nào?

A.Sông Sài Gòn

B.Sông Bé

C.Sông Đồng Nai

D.Sông Vàm Cỏ

Câu 7:Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là:

A.Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển

B.Đất dai kém màu mỡ,thời tiết thất thường

C.Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái

D.Ít khoáng sản,rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường

Câu 8:Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ:

A.Dân cư đông đúc,mật độ dân số khá cao

B.Thị trường tiêu thụ nhỏ do đời sống nhân dân ở mức cao

C.Lực lượng lao động dồi dào,có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ

D,Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước

Câu 9:Các di tích lịch sử,văn hóa ở Đông Nam Bộ là:

A.Bến cảng Nhà Rồng,Địa đạo Củ Chi,Nhà Tù Côn Đảo

B.Bến Cảng Nhà Rồng,Địa đạo Củ Chi,Thánh địa Mỹ Sơn

C.Địa đạo Củ Chi,Nhà tù Côn Đảo,Phố Cổ Hội An

D.Nhà Tù Côn Đảo,Phố Cổ Hội An,Bến Cảng Nhà Rồng

Câu 10:Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là 

A.Than

B.Dầu khí

C.Boxit

D.Đồng

1
7 tháng 3 2021

1B

2D

3B

4A

5C

6C

7D

8B

9A

10B