Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả đặt tên nhan đề là “Một đời như kẻ tìm đường” nhưng lại viết“cả cuộc đời tìm đường đi rồi mãi từ lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm” vì chỉ khi đã trải qua những thăm trầm của cuộc đời, tích luỹ được những trải nghiệm cuộc sống, con người mới nhận ra, đường là do chính bản thân mình tạo ra. Sẽ không có một con đường đúng đắn nào được định sẵn để chúng ta lựa chọn, mà nó nằm ở những giá trị chúng ta gieo ngay trên hành trình đi qua. Vì vậy, tác giả không tự mâu thuẫn với chính mình mà tác giả nhận ra: tìm đường là một việc ý nghĩa – đó là biết cho đi, gieo thành công và hạnh phúc trên hành trình cuộc đời mình.
Theo tôi, những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định không mong muốn, đôi khi bản thân như người vô hình trong sự lựa chọn ấy. Mỗi người luôn phải đưa ra những sự lựa chọn dẫn lối tương lai, đôi khi sự lựa chọn ấy chưa chắc đã là tương lai của bạn, số phận có thể sẽ đưa bạn đến với lối đi khác trong cuộc đời.
Ý nghĩa của chuyến “du hành” ngược thời gian là giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành sự sống, sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất của hàng trăm triệu năm về trước.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (2) trong văn bản Sự sống và cái chết.
- Tập trung vào những chi tiết về chuyến “du hành” ngược thời gian để nêu ý nghĩa của nó.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của chuyến “du hành” ngược thời gian là giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành sự sống, sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất của hàng trăm triệu năm về trước.
Tác giả đặt tên nhan đề là “con đường không chọn” bởi đó là lối rẽ ông đã bỏ lại trước những lựa chọn của mình. Nhà thơ dường như quan tâm tới con đường mà ông không đi hơn là con đường ông đã chọn. Tựa đề bài thơ đã cho thấy cảm thức mất mát vì không thể đi được cả 2 con đường, một sự tiếc nuối, băn khoăn, trăn trở trước những hướng đi của cuộc đời.
Tham khảo :
Cách trả lời 1 : Về việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa : để xây dựng nên hình tượng căm thù giặc, đan xen là nỗi uất hận, quên ăn, đắn đo về nhiều thứ.
Cách trả lời 2 :
Về việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa :
+) Nguồn gốc xuất thân của vị anh hùng ''Lê Lợi'' : là người nông dân áo vải ẩn vào chốn hoang dã để nương mình
+) Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa : Núi Lam Sơn dấy nghĩa
+) Nỗi uất hận, căm thù giặc đến tận xương tủy.
+) Có lí chí, ước mơ, hoài bão hơn thế nữa là biết trọng dụng người tài
Kết luận : Tác giả hóa thân vào Lê Lợi Lê Lợi để diễn tả Lê Lợi vừa là người bình dị và có tài, có ý chí, quyết tâm, không chịu khuất phục trước kẻ địch.
`@Nae`
Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
- Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ là:
+ Con người là một phần của thế giới, nằm trong nó và quan sát nó. Niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng của con người đều được hình thành từ sự quan sát bên trong thế giới, gắn với thế giới. Vậy nên con người chỉ là một phần rất nhỏ bé của vũ trụ to lớn này.
+ Bằng chứng về sự thông tin về nhau của tự nhiên như một giọt mưa chứa thông tin về sự xuất hiện của đám mây đen, áo hiệu trời mưa; đồng hồ chưa thông tin về thười gian trong ngày giúp ta xác định giờ làm việc;… và cuối cùng não của con người chính là nơi chứa tất cả những thông tin được tích lũy qua kinh nghiệm.+ Con người không thể tách khỏi tự nhiên; các giá trị đạo đức, tình yêu của con người đều mang tính hiện thực. Giá trị cảm xúc của con người làm nên xã hội và cũng là biểu hiện của tự nhiên.
+ Tự nhiên là nhà của con người, thế giới đa dạng, đầy màu sắc là nơi con người học hỏi, cư trú, nơi tìm hiểu và thỏa mãn sự hiếu kì bẩm sinh của con người.
- Những thông tin khoa học trong văn bản giúp cho những luận điểm chính trong văn bản sáng rõ hơn, logic hơn và có thêm sức thuyết phục cho việc nêu ra các bằng chứng, lí lẽ chứng minh luận điểm.
Tác giả dân gian đã sử dụng:
- Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.
- Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
- Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
- Chỉ dẫn sân khấu: Đế
Tác giả dân gian đã sử dụng:
- Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.
- Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
- Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
- Chỉ dẫn sân khấu: Đế
- Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này là cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn dù những lựa chọn đó chưa chắc đã là cuộc đời tương lai của chúng ta.
- Những lí lẽ, bằng chứng được triển khai là:
+ Đầu tiên là câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời của người viết năm mười bốn tuổi, lựa chọn môn học, chương trình học và ngành nghề tương lai.
+ Những lựa chọn bất đắc dĩ mà người viết phải chọn như không chọn Pháp nhưng phải đi Pháp, tốt nghiệp kĩ sư dù chưa bao giờ nghĩ tới, cũng chưa bao giờ mơ tới quyền lực nhưng lại có những vị trí quyền lực.
+ Số phận và lựa chọn của người viết: làm kĩ sư cầu đường nhưng chưa bao giờ thiết kế đường, chưa bao giờ học kinh tế nhưng đã làm tư vấn về kinh tế và đã dạy kinh tế trong trường đại học, …
+ Những con đường mà chúng ta chọn rồi cũng sẽ là thành công và hạnh phúc vì thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào con đường đã chọn mà vào tâm trạng của chính chúng ta, vào thành quả mà chúng ta gặt hái được.
- Trong bài viết, tác giả nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra rằng chẳng có đường để tìm.”, điều này không thể hiện sự mâu thuẫn với nhan đề Một đời như kẻ tìm đường.
- Theo tác giả, việc tìm đường là một việc có rất nhiều ý nghĩa, tìm đường cũng như tìm về ý nghĩa của cuộc sống, tìm về quan điểm sống. Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng sẽ đi tìm đường như tìm về chính bản thân mình và dù cho không tìm được đường thì chúng ta vẫn có thể tìm được ý nghĩa trong cuộc đời mình.