Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vừa đọc xong tập truyện cổ tích, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, em thấy mình bồng bềnh rồi lạc vào một xứ sở lạ kì.
Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.
Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!" Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.
Có tiếng gọi mẹ. Em tỉnh dậy. Thì ra, đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em cứ nghĩ mãi về đóa hoa của ông Bụt. Làm nhiều việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước sẽ thành. Em sẽ nghe theo lời Bụt.
Đề nghị mọi người để lại nguồn sau khi làm bài ( tự nghĩ thì thôi )
Câu 2 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tả bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men
Mở bài: giới thiệu chung về thầy Ha-men
+ Người yêu nước tha thiết
+ Gắn bó với tiếng Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ
+ Là người làm gương giữ tiếng mẹ đẻ
Thân bài: Miêu tả chi tiết đặc điểm về thầy Ha-men
- Ngoại hình:
+ Thầy mặc lễ phục đẹp hơn mọi ngày ( áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn màng, chiếc mũ lụa đen thêu.
- Cử chỉ, hành động:
+ Thầy không đi lại trong lớp với cây thước cắp nách như ngày thường
+ Chốc chốc đang giảng thầy đứng lặng im, đăm đăm nhìn đồ vật quanh mình.
+ Nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12h, tiếng kèn của lính Phổ xâm lược, thầy tái nhợt, nghẹn ngào.
+ Thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết.
- Thái độ, lời nói:
+ Thái độ ân cần, âu yếm với học sinh, trò đến muộn, thầy không bộc lộ giận dữ mà chỉ bộc lộ yêu thương, trìu mến
+ Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn dạy tới khi hết chương trình.
Kết bài:
Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men và tình cảm của em đối với tiếng mẹ đẻ.
Câu 3 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.
Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:
+ Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ
+ Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ
+ Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con
+ Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy họ
Câu 1 :
- Hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác tới.
- Hoàng tử bé gặp cáo trong hoàn cảnh cậu đang trên đường đi tìm con người.
Câu 2 :
- Từ "cảm hóa" xuất hiện 13 lần trong đoạn trích.
- Theo em, “cảm hóa” nghĩa là ta dùng tư tưởng, tình cảm, hành động, sự chân thành của mình để làm cho đối tượng đó thay đổi tốt hơ
Câu 3 :
- Cáo đã tha thiết mong được làm bạn với hoàng tử bé vì:
+ Hoàng tử bé rất dễ thương, không làm hại cáo mà muốn chơi cùng cáo.
+ Cuộc sống của cáo thật đơn điệu.
+ Cáo cũng nghĩ hoàng tử bé cần có một người bạn và vì thế nó dạy cho hoàng tử bé cách "cảm hóa" nó.
Câu 4 :
- Nếu được hoàng tử bé "cảm hóa", cuộc sống của cáo sẽ được "chiếu sáng". "Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác".
- Qua đó, có thể thấy: Tình bạn thật sự chạm đến sự chân thành khi cả hai "cảm hóa" được lẫn nhau, và giúp đối phương trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 5 :
- Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã không hối hận về việc kết bạn với hoàng tử bé.
- Cáo đã khiến cho hoàng tử bé hiểu tại sao bông hồng lại là duy nhất.
Như cách lý giải của cáo, đối với cậu thì cáo cũng như hàng trăm con cáo khác. Nhưng nếu cậu có thể thấy sự khác biệt của nó giữa hàng ngàn con cáo khác, thì đó mới chính là tình bạn chân thành.
Câu 6 :
Hoàng tử bé đã nhắc lại những lời của cáo "để cho nhớ": "Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần", "chính thời gian của mình bỏ ra cho bông hồng của mình", "mình có trách nhiệm với bông hồng của mình".
Câu 7 :
- Cáo đã chia sẻ với hoàng tử bé nhiều bài học về tình bạn.
- Bài học gần gũi nhất đối với em là: sự cảm hóa sẽ làm cho thế giới này tốt đẹp hơn và chúng ta có thêm những người bạn đáng quý.
Câu 8 :
- Theo em, nhân vật cáo là một nhân vật của truyện đồng thoại vì:
+ Là một câu chuyện dành cho thiếu nhi
+ Lấy loài vật làm nhân vật, nhân cách hóa con vật
+ "không thoát ly sinh hoạt thật" của loài cáo
+ Không xa rời cách nhìn theo thói quen của đối tượng độc giả là thiếu nhi.
tham khảo nha
chúc bà học tốt đó :3
Đề bài:
Câu 4: Những từ nào trong các cặp dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?
a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.
b) Ngọc Linh là một fan/ người say mê bóng đá cuồng nhiệt.
c) Anh đã hạ nốc ao/ đo ván võ sĩ nước chủ nhà.
Trả lời:
– Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao
– Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.
Giải câu hỏi 4 – Luyện tập (Trang 26 SGK ngữ văn 6 tập 1) – Phần soạn bài Từ mượn trang 26 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1.
Đề bài:
Câu 4: Những từ nào trong các cặp dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?
a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.
b) Ngọc Linh là một fan/ người say mê bóng đá cuồng nhiệt.
c) Anh đã hạ nốc ao/ đo ván võ sĩ nước chủ nhà.
Trả lời:
– Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao
– Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.
THAM KHẢO :
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Em tham khảo:
4.
Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó với thế hệ người Việt Nam từ khi kháng chiến đến hòa bình chinhs là sự kiên cường, bất khuất, gan dạ. Đó cũng chính là tính cách, nét đẹp cao quý của người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
5.
Một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả “cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”: Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” . Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa” . Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.
6.
Hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh "măng mọc" , tiếng sáo diều vi vút,... Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.Trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh.
a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác
+ Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ
- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo
+ Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng
+ Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.
- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ
+ Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn
+ Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trả lời:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”
* Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Cảm ơn bạn