Câu 8: Kích thước của tế bào chất và nhân thay đổi như thế nào khi tế bào lớn lên?
A. Chỉ có nhân tăng lên về khối lượng và kích thước , tế bào chất không thay đổi.
B. Cả tế bào chất và nhân đều tăng lên về khối lượng và kích thước.
C. Cả tế bào chất và nhân đều không thay đổi.
D. Chỉ có tế bào chất tăng lên về khối lượng và kích thước, nhân không thay đổi.
Câu 9: Đâu là điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Tế bào nhân sơ có màng nhân, tế bào nhân thực không có màng nhân.
B. Tế bào nhân sơ không có màng nhân, tế bào nhân thực có màng nhân.
C. Tế bào nhân sơ có ribosome, tế bào nhân thực không có ribosome.
D. Tế bào nhân sơ không có ribosome, tế bào nhân thực có ribosome.
Câu 10: Những "lỗ nhỏ li ti" trên màng tế bào có chức năng gì?
A. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường.
B. Giúp cho chất tế bào có thể đi xuyên qua màng tế bào.
C. Giúp cho ti thể có thể đi xuyên qua màng tế bào.
D. Giúp cho nhân tế bào có thể di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác.
Câu 11: Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào?
A. Nhân B. Tế bào chất C. Màng tế bào D. Lục lạp
Câu 12: Thành phần chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào là:
A. Nhân B. Tế bào chất C. Màng tế bào D. Lục lạp
Câu 13: Một tế bào mẹ sau 1 lần phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ?
A. 2 tế bào B. 1 tế bào C. 4 tế bào D. 8 tế bào
Câu 14: Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào ?
A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá
B. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng
C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang
D. Sự vươn cao của thân cây tre
Câu 15: Sự lớn lên của tế bào có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây ?
A. Sinh sản B. Trao đổi chất C. Cảm ứng D. Trao đổi chất và cảm ứng
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của tế bào là đúng ?
A. Mọi tế bào lớn lên rồi đều bước vào quá trình phân chia tế bào.
B. Sau mỗi lần phân chia, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra 3 tế bào con giống hệt mình
C. Phân chia và lớn lên của tế bào giúp sinh vật tăng kích thước, khối lượng.
D. Sự phân tách chất tế bào là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia
Câu 17: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu không kiểm soát được quá trình phân chia tế bào?
A. Cơ thể lớn lên thành người khổng lồ.
B. Xuất hiện các khối u ở nơi phân chia mất kiểm soát.
C. Cơ thể phát triển mất cân đối (bộ phận to, bộ phận nhỏ không bình thường).
D. Cơ vẫn thể phát triển bình thường.
Câu 18: Quá trình phân chia tế bào gồm hai giai đoạn là:
A. Phân chia tế bào chất → phân chia nhân B. Phân chia nhân → phân chia tế bào chất.
C. Lớn lên → phân chia nhân D. Trao đổi chất → phân chia tế bào chất.
Câu 19: Trong các tế bào sau, tế bào nào có khả năng phân chia?
A. Tế bào non B. Tế bào già
C. Tế bào trưởng thành D. Tế bào già và tế bào trưởng thành
Câu 20: Cho các diễn biến sau về quá trình phân chia của tế bào thực vật:
1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con
2. Phân chia tế bào chất
3. Phân chia nhân
Sự phân chia tế bào thực vật diễn ra theo trình tự như thế nào là chính xác?
A. 3 - 1 - 2 B. 2 - 3 - 1 C. 1 - 2- 3 D. 3 - 2 - 1
Câu 21: Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu ?
A. 32 tế bào B. 4 tế bào C. 8 tế bào D. 16 tế bào
Câu 22: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật ?
A. Giúp cây ức chế được các sâu bệnh gây hại
B. Giúp cây thích nghi tuyệt đối với điều kiện môi trường
C. Giúp cây sinh trưởng và phát triển
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 23: Ở 1 số loài thực vật có xuất hiện các khối u sần (như bệnh sùi cành cây) do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?
A. Giúp cây mau lớn hơn
B. Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các tế bào tại vị trí bị tổn thương, mất khả năng kiểm soát quá trình phân chia, do vậy các tế bào được nhân lên liên tục tạo thành các khối u tại vị trí đó của cây trồng.
C. Giúp cây sinh sản nhanh hơn
D. Giúp cây tươi tốt hơn
Câu 24: Trẻ em khi đến tuổi dậy thì (các tế bào sinh trưởng và phát triển nhanh) thì cần phải làm gì để đảm bảo cơ thể phát triển tốt nhất?
A. Ngủ nhiều, ăn ít, lười tập thể dục, lười làm việc...
B. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, (thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh..) thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển tốt nhất..
C. Ăn nhiều, ngủ nhiều, lười vận động
D. Ăn nhiều, ngủ ít, chăm làm việc
Câu 25: Mặc dù ngày nào chũng ta cũng tắm nhưng khi kì vẫn thấy "ghét", "ghét" chính là tế bào chết của cơ thể, các móng tay, móng chân, tóc khi chúng ta cắt ngắn đi thì chúng lại mọc dài dần ra do đâu?
A. Do sự phân hủy của các tế bào
B. Do sự lớn lên và sinh sản của tế bào da,tóc, tế bào móng..
C. Do sự trưởng thành của tế bào
D. Tất cả đáp án đúng
Câu 26: Để quan sát được tế bào người ta sử dụng dụng cụ nào?
A. Kính bảo hộ B. Kính vạn hoa C. Kính lúp D. Kính hiển vi
Câu 27: Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?
A. Nhân tế bào B. Thành tế bào C. Màng tế bào D. Không bào
Câu 28: Tế bào nào sau đây có hình dạng đĩa lõm hai mặt?
A. Tế bào lông hút B. Tế bào gan C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào biểu bì lá
Câu 29: Khi ta bị đứt tay, vết thương được lành lại do:
A. Các tế bào tăng lên về kích thước lấp đầy vết thương
B. Các tế bào bị tổn thương được thay thế bằng các tế bào mới
C. Tế bào máu đông lại chữa lành vết thương
D. Vi khuẩn có lợi trong cơ thể lấp đầy các vết thương
Câu 30: Màu xanh của lá cây là do đâu?
A. Màu của nhân tế bào B. Màu xanh của tế bào chất
C. Màu xanh của màng tế bào D. Chất diệp lục của lục lạp
Tham khảo :
Tế bào nhân sơ bao gồm vi khuẩn, vi lam có kích thước bé từ 1mm đến 3mm có cấu tạo đơn giản, phân tử ADN ở trần dạng vòng 1. Tế bào này chưa có nhân điển hình chỉ có nucleotide là vùng.
Tế bào nhân thực là thường là nấm, động vật và thực vật. Kích thước lớn hơn từ 3mm đến 20mm. Có cấu tạo tế bào phức tạp, ADN được tạo thành từ ADN + Histon sinh ra nhiễm sắc thể trong nhân tế bào. Có nhân điển hình với màng nhân và trong nhân có tế bào chứa ADN.
Tế bào nhân sơ chỉ có các bào quan đơn giản. Riboxom của tế bào nhân sơ cũng nhỏ hơn. Tế bào nhân sơ phân bào bằng phương thức đơn giản đó là phân đôi tế bào. Tế bào này cũng không có nguyên phân hay giảm phân. Có cả phần lông và roi chứa hạch nhân và chất nhiễm sắc thể.
Tế bào nhân thực gồm các tế bào chất được phân thành vùng chứa các bào quan phức tạp như: ti thể, mạng lưới nội chất, trung thể, lạp thể, lizôxôm, riboxom, thể golgi, peroxisome, t… Ribôxôm của tế bào nhân thực cũng lớn hơn. Về phương thức phân bào phức tạp với bộ máy phân bào gồm nguyên phân và giảm phân. Tế bào nhân sơ cũng có lông và roi cấu tạo theo kiểu 9+2. Tế bào nhân thực có khung tế bào, hệ thống nội màng và màng nhân.
Tham khảo?
1/ Giống nhau:– Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân.
– Đều có những đặc điểm chung của tế bào như sau:
+ Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận các chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này sang năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và tự sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào thường có chứa một bản mật mã riêng để hướng dẫn các hoạt động trên.
+ Sinh sản thông qua quá trình phân bào.
+ Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình thì tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử hữu cơ. Năng lượng này sẽ được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.
+ Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng và di chuyển các túi tiết.
2/ Khác nhau: