K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2023

     Đất nước đau thương: đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt, đứa đè cổ đứa lột da.

- Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh đồng quê chảy máu đã tố cáo tội ác của giặc.

- Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.

=> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.

     Cách diễn tả thể hiện của nhà thơ đã cho ta thấy được bộ mắt tàn ác của thực dân, nhưng thứ mà dân ta phải trải qua, những thứ được và mất để đổi được độc lập tự do. Đồng thời cũng tố cáo, lên án những hành vi dã man của bọn chúng qua đó thấy được nội dung tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Đất nước từ những năm tháng đau thương để tạo thành nỗi căm hờn: “Từ những năm đau thương chiến đấu/ Ðã ngời lên nét mặt quê hương/ Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu/Ðã bật lên những tiếng căm hờn”

- Nhà thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu tính khái quát như đồng quê chảy máu, bát cơm chan đầy nước mắt…

- Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh đồng quê chảy máu đã tố cáo tội ác của giặc.

- Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.

→ Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.

29 tháng 8 2023

- Bát cơm chan nước mắt

- Đứa đè cổ – đứa lột da.

- Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

4 tháng 3 2023

- Bát cơm chan nước mắt

- Đứa đè cổ – đứa lột da.

- Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

5 tháng 3 2023

- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái: 

+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.

+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình

→ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên

5 tháng 3 2023

Nỗi lòng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối là:

a. Câu 3 và 4

– Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:

+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.

→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.

+ Cô chu – con thuyền cô độc

→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.

– Từ ngữ:

+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại

+ “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.

+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).

Advertisements

 

 

– Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:

+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ

+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi

+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.

→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.

b. Câu 7 và 8

– Hình ảnh

+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét

+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới

→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.

– Âm thanh: Tiếng chày đập vải

→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.

→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

5 tháng 3 2023

- Ngời lên nét mặt quê hương

- Bật lên những tiếng căm hờn

- Xiềng xích chúng bay không khóa được

- Ôm đất nước những người áo vải

- Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh

- Súng nổ rung trời giận dữ

- Nước Việt nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

29 tháng 8 2023

Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

4 tháng 3 2023

    Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Liên hệ với những kiến thức bên ngoài đã tìm hiểu, học, hay đọc.

Lời giải chi tiết:

     Những bài thơ viết về đất nước:

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Về làng – Nguyễn Duy

Đt nước – Nguyễn Khoa Điềm

Quê hương – Tế Hanh

Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh

Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa

Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên

     Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp ngã, nơi có những kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp gợi nhớ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.

4 tháng 3 2023

     Những bài thơ viết về đất nước:

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Về làng – Nguyễn Duy

Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Quê hương – Tế Hanh

Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh

Thơ tình người lính biển – Trần Đăn Khoa

Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên

     Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp gã, nơi có những  kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp ta gợi nhờ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.

5 tháng 3 2023

a. Câu 1 và 2 (Câu đề)

– Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm – Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:

+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.

+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt

– “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.

– “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm

→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm

→ Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả

b. Câu 3 và 4 (Câu thực)

– Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:

+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”

+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.

+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.

– Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.

→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách

→ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo

→ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

5 tháng 3 2023

Bài thơ có thể chia làm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về": Cảm xúc của nhà thơ trước sự thay đổi của đất nước

- Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến: từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên bất khuất, anh hùng.

- Thời gian sáng tác của bài thơ: Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948 - 1955), tương đương với thời kì chống thực dân Pháp. Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mitting (1949), đến năm 1955, Nguyễn Đình Thi viết thêm phần sau "Ôi những cánh..."

=> Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám viết về đề tài đất nước.