K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cuộc thi tìm hiểu về Bảo hiểm y tếCâu hỏi 1: Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành:a. Từ ngày 01/01/2016.b. Từ ngày 01/01/2015.c. Từ ngày 01/01/2014.Câu hỏi 2: Theo quy định của Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì học sinh-sinh viên...
Đọc tiếp

Cuộc thi tìm hiểu về Bảo hiểm y tế

Câu hỏi 1: Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành:

a. Từ ngày 01/01/2016.b. Từ ngày 01/01/2015.c. Từ ngày 01/01/2014.

Câu hỏi 2: Theo quy định của Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì học sinh-sinh viên thuộc đối tượng:

a. Bắt buộc.b. Tự nguyện.c. Cả a và b đều sai.

Câu hỏi 3: Học sinh-sinh viên tham gia bảo hiểm y tế có những quyền nào sau đây?

a. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế; Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.b. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế; Được khám bệnh, chữa bệnh; Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định.c. Cả 02 trường hợp trên.

Câu hỏi 4: Trường hợp nào sau đây không thuộc nghĩa vụ của học sinh-sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế?

a. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn; Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích.b. Cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh.c. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

Câu hỏi 5: Học sinh-sinh viên tham gia bảo hiểm y tế được quyền thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:

a. Vào đầu mỗi quý.b. Vào giữa mỗi quý.c. Vào cuối mỗi quý.

Câu hỏi 6: Nhà trường có trách nhiệm gì đối với học sinh-sinh viên tham gia bảo hiểm y tế?

a. Thu tiền bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh-sinh viên do nhà trường quản lý và lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.b. Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh-sinh viên tại trường.c. Cả 02 trường hợp trên.

Câu hỏi 7: Cơ quan Bảo hiểm xã hội trích kinh phí để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh-sinh viên của nhà trường được áp dụng theo tỷ lệ:

a. 5% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có tham gia bảo hiểm y tế.b. 7% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có tham gia bảo hiểm y tế (kể cả học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế ở các nhóm đối tượng khác).c. 12% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có tham gia bảo hiểm y tế.

Câu hỏi 8: Kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường được dùng để:

a. Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh-sinh viên theo quy định của Luật.b. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe.c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 9: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên:

a. Tối thiểu 30% mức đóng.b. Tối thiểu 50% mức đóng.c. Tối thiểu 70% mức đóng.

Câu hỏi 10: Mức lương cơ sở làm căn cứ tính đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên hiện nay là:

a. 1.050.000 đồng.b. 1.150.000 đồng.c. 1.210.000 đồng.

Câu hỏi 11: Mức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh-sinh viên hiện nay đang áp dụng?
 

a. 3% mức lương cơ sở.b. 4,5% mức lương cơ sở.c. 6% mức lương cơ sở.

Câu hỏi 12: Em Nguyễn Văn A là học sinh của một Trường trung học cơ sở X, bố em là sỹ quan đang công tác trong quân đội, nơi gia đình em đang sinh sống thuộc xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế. Hãy xác định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế của em Nguyễn Văn A.

a. Thân nhân sỹ quan quân đội đang tại ngũ.b. Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.c. Học sinh.

Câu hỏi 13: Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau:

a. Cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã và tương đương.b. Cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tương đương.c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 14: Học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định thì được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng nào sau đây?

a. 80% chi phí khám, chữa bệnh.b. 95% chi phí khám, chữa bệnh.c. 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Câu hỏi 15: Thẻ bảo hiểm y tế đã cấp không có giá trị sử dụng trong các trường hợp nào sau đây?

a. Thẻ đã hết thời hạn sử dụng; Thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa.b. Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 16: Học sinh, sinh viên không được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong các trường hợp:

a. Khám sức khỏe.b. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 17: Người tham gia bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh trong trường hợp nào sau đây thì không được cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh?

a. Khám, chữa bệnh không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và một loại giấy tờ tùy thân có ảnh.b. Khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.c. Khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

Câu hỏi 18: Người tham gia bảo hiểm y tế tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi với mức hưởng theo tỷ lệ nào sau đây?

a. 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương.b. 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 19: Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong các trường hợp sau:

a. Thẻ bị rách, nát hoặc hỏng; thông tin ghi trong thẻ không đúng.b.Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 20: Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm:

a. Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS).b. Thẻ bảo hiểm y tế.c. Cả 02 trường hợp trên.

Câu hỏi tự luận: (Bài viết không quá 1000 từ) - Bạn hiểu thế nào về chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta hiện nay. Theo bạn, học sinh-sinh viên cần làm gì để góp phần vào việc thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế tại trường học? (Nếu nội dung của bạn có hình ảnh vui lòng chèn vào word cùng với bài viết sau đó gởi về địa chỉ email: tracnghiembhxhquangngai@gmail.com. Chủ đề của email ghi rõ thông tin cá nhân: Họ và tên, lớp, trường, huyện/thành phố. - Phần tự luận ghi rõ: Bài viết có hình đã chuyển qua địa chỉ email).

 

 

 

 

 

 

 

 

  
1
28 tháng 11 2016

Câu 1 : b

Câu 2 : b

Câu 3 : c

Câu 4 : b

Câu 5 : không biết làm

Câu 6 :a

Xin Lỗi bạn những câu còn lại tôi không biết làm thông cảmlolang

12 tháng 3 2022

a) Em không đồng ý với suy nghĩ của Hùng vì việc lập kế hoạch rất quan trọng , nó sẽ phụ thuộc vào quá trình hoạt động của Hùng . Hùng không nên thay đổi thời gian biểu , như vậy rất nguy hiểm .

b) Để xây dựng và thực hiện kế hoạch chúng ta cần :

- Suy nghĩ kĩ trước khi lập kế hoạch 

- Xây dựng kế hoạch một cách hợp lí , không quá khó và cũng không quá dễ.

- Phân chia việc theo từng thời gian nhất định 

- Xác định mục tiêu khi lập ra kế hoạch .

-........

12 tháng 3 2022

Em không đồng ý với ý nghĩ của Hùng .Vì việc lập thời gian biểu còn liên quan đến quá trình thực hiện hoạt động của Hùng 

b)Để xây dựng và thực hiện kế hoạch ta cần :

+ Suy nghĩ và theo dõi việc làm của chính mình trong tuần vừa rồi

+ Phân chia mỗi công việc tương ứng với thời gian nhất định 

+ Nên dành thêm 1 số việc chưa cần thiết lắm cho thời gian chết để k lãng phí thời gian 

9 tháng 1 2020

Câu 3:

"Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau"

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở... Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

Chúc bạn học tốt!

7 tháng 7 2021

- Thông điệp 5K:

KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

KHÔNG TỤ TẬP đông người.

KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

- Thời gian tới em sẽ làm những điều sau để tiếp tục phòng, chống dịch bệnh COVID-19:

+ Nâng cao hiểu biết của bản thân về đại dịch Covid 19 để biết cách phòng tránh 

+ Thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện

+ Luôn tích cực rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống khoa học để tăng cường sức đề kháng

+ Luôn nâng cao tinh thần tương thân tương ái để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong thời kì Covid 19

7 tháng 7 2021

1 khẩu trang

2 khoảng cách

3 khử khuẩn

4 ko tụ tập

5 khai báo y tế

Em sẽ tuân thủ mọi quy định trên để phòng, chống dịch bệnh COVID-19

1.Hãy tìm 3 biểu hiện về tự tin, tự trọng, giản di, khiêm tốn, yêu thương con người, sống tự lập, sống có kế hoạch??2 Ngay khi nhận đc thời khóa biểu học tập bạn Hân đã xây dựng kế hoạch làm việc cho bản thân:a, Hân là người như thế nào?b, Sống và làm việc có kế hoạch đem lại lợi ích gì cho bản thân?3. Hà là con út trong gia đình nên ngay từ nhỏ thường đc bố mẹ nuông chiều,...
Đọc tiếp

1.Hãy tìm 3 biểu hiện về tự tin, tự trọng, giản di, khiêm tốn, yêu thương con người, sống tự lập, sống có kế hoạch??
2 Ngay khi nhận đc thời khóa biểu học tập bạn Hân đã xây dựng kế hoạch làm việc cho bản thân:
a, Hân là người như thế nào?
b, Sống và làm việc có kế hoạch đem lại lợi ích gì cho bản thân?
3. Hà là con út trong gia đình nên ngay từ nhỏ thường đc bố mẹ nuông chiều, bạn k phải làm việc nhà 13 tuổi mà vẫn chưa biết nấu cơm. Một hôm bố mẹ bạn có việc phải đi xa vài ngày, Hà ở nhà một mình chỉ biết up mì tôm ăn qua bữa Hà cảm thấy rất sợ và suy sụp tinh thần.
a, Theo em tại sao Hà lại có cảm giác như vậy?
b, Để k rơi vào tình trạng như Hà em cần làm gì?
4.Em hãy lập bản kế hoạch học tập cho bản thân trong những năm học ở trường THCS.

4
18 tháng 12 2016

hỏi xíu bạn ơi

 

18 tháng 12 2016

bạn lớp 7A VNEN phải hem?

 

Câu 7. Giải quyết tình huống Vào đầu năm học, bố bảo Hùng: “Con đã lớn, cần biết sống và làm việc có kế hoạch để mang lại hiệu quả cao”. Và bố đã giúp Hùng cách lập thời gian biểu. Bảng kế hoạch của Hùng rất cân đối về thời gian cho các nhiệm vụ học tập, giải trí, phụ giúp gia đình. Tuần đầu, Hùng rất hào hứng thực hiện nhưng dần về sau Hùng cảm thấy gò bó, mất tự do nên tự ý thay đổi...
Đọc tiếp

Câu 7. Giải quyết tình huống
Vào đầu năm học, bố bảo Hùng: “Con đã lớn, cần biết sống và làm việc có kế
hoạch để mang lại hiệu quả cao”. Và bố đã giúp Hùng cách lập thời gian biểu. Bảng
kế hoạch của Hùng rất cân đối về thời gian cho các nhiệm vụ học tập, giải trí, phụ
giúp gia đình. Tuần đầu, Hùng rất hào hứng thực hiện nhưng dần về sau Hùng cảm
thấy gò bó, mất tự do nên tự ý thay đổi thời gian biểu. Bố đã nhắc mấy lần nhưng
Hùng cho rằng: Có kế hoạch hay không có kế hoạch vẫn thế, cứ làm theo ngẫu hứng
thì vẫn có hiệu quả cao.
A. Em có đồng ý với suy nghĩ của Hùng không? Vì sao?
B. Qua đó, em hãy cho biết để học tập và làm việc có hiệu quả, chúng ta cần xây
dựng và thực hiện kế hoạch như thế nào ?

0