Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2001 và năm 2009
( Đơn vị: %)
- Tính bán kính đưởng tròn r 2001 , r 2009 + r 2001 = 1 đ v b k + r 2009 = 47743 , 6 38562 , 2 = 1 , 11 đ v b k
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2001 và năm 2009
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Trong cơ cấu lao động theo ngành của nước ta ở cả hai năm 2001 và 2009, chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là công nghiệp và xây dựng (dẫn chứng).
- Giai đoạn 2001 - 2009, lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm khá nhanh, từ 63,5% xuống còn 51,9%, giảm 11,6%.
+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng đáng kể, từ 14,3% lên 21,6%, tăng 7,3%.
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm, từ 22,2% lên 26,5%, tăng 4,7%.
- Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên sự chuyển biến này còn diễn ra chậm.
* Giải thích
- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: %)
- Tính bán kính đưởng tròn
r 2000 , r 2010 + r 2000 = 1 đ v b k + r 2010 = 49048 , 5 37075 , 3 = 1 , 15 đ v b k
Vẽ:
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010
b) Nhận xét và giải thích
- Trong cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).
- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước thu hút nhiều lao động là do có các hoạt động kinh tế đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng lao động khác nhau; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ do mới được khuyến khích phát triển, các hoạt động kinh tế tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2000 - 2010:
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm, từ 11,7% xuống còn 10,4%, giảm 1,3%.
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm, từ 87,3% xuống còn 86,1%, giảm 1,2%.
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, từ 1,0% lên 3,5%, tăng 2,5%.
Giải thích: tỉ trọng lao động thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng là do chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển của Nhà nước. Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm là do có tốc độ tăng chậm, một bộ phận lao động chuyển sang thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thành tựu của nền kinh tế nước ta là:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
+ Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
Sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn là hạn chế.
Đáp án: B
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc là thành tựu của nền kinh tế nước ta.
Thách thức của nền kinh tế nước ta là: Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
Đáp án: C
*Tham khảo:
*Về Cơ hội :
1. Tăng trưởng kinh tế: Đổi mới đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
2. Đầu tư nước ngoài: Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam thu hút một lượng lớn vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài. Điều này đã tạo ra cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp, tăng cường công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
3. Xuất khẩu: Đổi mới đã mở cửa thị trường quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản, dệt may và điện tử.
4. Cải cách hành chính: Đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải cách hành chính, giảm bớt quy trình phức tạp và thủ tục rườm rà. Điều này đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và thu hút đầu tư.
*Về Thách thức:
1. Cạnh tranh: Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển.
2. Hạ tầng kỹ thuật: Mặc dù đã có nhiều cải tiến, nhưng hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và vận chuyển hàng hóa, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và giới hạn khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
3. Vấn đề môi trường: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường, như ô nhiễm không khí, nước và chất thải. Việc giải quyết các vấn đề môi trường này đòi hỏi sự đầu tư và quản lý hiệu quả từ phía chính phủ và các doanh nghiệp.
4. Ung thư công nghiệp: Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp đã gây ra nhiều vấn đề về ung thư công nghiệp, như lao động trẻ em, điều kiện làm việc không an toàn và vi phạm quyền lao động. Việc giải quyết các vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm và can thiệp từ phía chính phủ và các tổ chức xã hội.
B
B năm 1986