Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Axit: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
CTHH của axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.
Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại:
Axit có oxi: H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO4 …
Axit không có oxi: HCl, H2S, HCN, HBr…
Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic
Tên axit = tên phi kim + hidric
Bazo: Phân tử bazo gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
CTHH của bazo gồm 1 nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
Dựa vào tính tan, bazo được chia làm 2 loại:
Bazo tan trong nước: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
Bazo không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2…
Tên bazo được gọi như sau:
Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + hidroxit
Muối: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
CTHH của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:
Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3…
Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4…
Tên muối được gọi như sau:
Tên muối =tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + gốc axit
Oxit:
Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….
Công thức chung của oxit là MxOy.
Công thức tổng quát của oxit là MxOy. Trong đó: gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M và M có hoá trị n.
Oxit được chia thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazo.
Chúc em học tốt
I) AXIT:
- Công thức hóa học: gồm 1 hay nhiều nguyên tử H + gốc axit (hoặc có H đứng đầu, trừ \(H_2O\))
- Phân loại và đọc tên:
+ Axit không có oxi: Axit + tên phi kim + hiđric
+ Axit có oxi:
Axit có nhiều oxi | Axit có ít oxi |
Axit + tên của phi kim + ic | Axit + tên phi kim + ơ |
VD: \(H_2SO_4\): Axit sunfuric | VD: \(H_2SO_3\): Axit sunfurơ |
II) BAZO:
- CTHH: Kim loại + nhóm OH
- Phân loại và đọc tên:
+ Gồm hai loại Bazo: Bazo tan (kiềm) và Bazo không tan
+ Tên Bazo: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại đó có nhiều hóa trị) + hiđroxit
II) MUỐI:
- CTHH: gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc 1 hay nhiều gốc Axit
- Phân loại và đọc tên:
+ Gồm hai loại muối: muối trung hòa và muối axit (có H trong gốc axit)
+ Tên của muối: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu là Cu, Hg, Cr, Fe, Pb, Mn) + tên gốc axit
a) Đọc tên:
P2O5: Điphotpho pentaoxit
Fe2O3: Sắt (III) oxit
SO2: lưu huỳnh ddiooxxit (khí sunfurơ)
Na2O: Natri oxit
CuO: Đồng(II) oxit
K2O: Kali oxit
SO3: lưu huỳnh trioxit
b)
P2O5 có H3PO4 là axit tương ứng (axit photphoric)
Fe2O3 có Fe(OH)3 là bazo tương ứng (Sắt (III) hidroxit)
SO2 có H2SO3 là axit tương ứng (axit sunfuro)
Na2O có NaOH là bazo tương ứng (Natri hidroxit hay xút)
CuO có Cu(OH)2 là bazo tương ứng (Đồng (II) hidroxit)
K2O có KOH là bazo tương ứng (kali hidroxit)
SO3 có H2SO4 là axit tương ứng (axit sunfuric)
c)
\(H_3PO_4+3KOH\rightarrow K_3PO_4+3H_2O\\ H_2SO_3+2KOH\rightarrow K_2SO_3+2H_2O\\ H_2SO_4+2KOH\rightarrow K_2SO_4+2H_2O\\ 2Fe\left(OH\right)_3+3H_2SO_4\rightarrow Fe_2\left(SO_4\right)_3+6H_2O\\ 2Fe\left(OH\right)_3+3H_2SO_3\rightarrow Fe_2\left(SO_3\right)_3+6H_2O\\ Fe\left(OH\right)_3+H_3PO_4\rightarrow FePO_4+3H_2O\\ Cu\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow CuSO_4+2H_2O\\ Cu\left(OH\right)_2+H_2SO_3\rightarrow CuSO_3+2H_2O\\ 3Cu\left(OH\right)_2+2H_3PO_4\rightarrow Cu_3\left(PO_4\right)_2+6H_2O\\ 2NaOH+H_2SO_3\rightarrow Na_2SO_3+2H_2O\\ 2NaOH+H_2SO_4\rightarrow Na_2SO_4+2H_2O\\ 3NaOH+H_3PO_4\rightarrow Na_3PO_4+3H_2O\)
Tham khảo:
- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
- Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
- Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
axit là phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với 1 gốc axit
bazo là phân tử gồm 1 nguyên tử kim loại tác dụng với 1 hay nhiều nhóm OH
muối là phân tử gồm 1 hay nhiều nuyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm axit
Câu 4.
\(n_{Fe}=\dfrac{m_{Fe}}{M_{Fe}}=\dfrac{128}{56}=2,28mol\)
\(3Fe+2O_2\rightarrow\left(t^o\right)Fe_3O_4\)
2,28 1,52 ( mol )
\(V_{O_2}=n_{O_2}.22,4=1,52.22,4=34,048l\)
Câu 3:
Sắt (III) hidroxit: Fe(OH)3
Canxi hidrocacbonat: Ca(HCO3)2
Đồng (II) clorua: CuCl2
tham khảo
Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,…. Công thức chung của oxit là MxOy.
a/ Oxit axit: SO3; N2O5; Mn2O7; NO
Oxit bazo: Fe2O3; K2O;
Oxit axit: trong oxit có chứa nguyên tố phi kim
Oxit bazo: trong oxit có chứa nguyên tố kim loại.
b/ SO3: lưu huỳnh trioxit;
Fe2O3: sắt (III) oxit;
K2O: kali oxit;
N2O5: đinitơ pentaoxit;
Mn2O7 : đimangan hepta oxit;
NO: nito mono oxit
Các axit:
SO3 + H2O => H2SO4 (axit sunfuric);
N2O5 + H2O => 2HNO3 (axit nitric);